Tổng hợp các đề thi HSG Văn THPT ('s Thạnh)

Chia sẻ bởi Nguyễn Long Thạnh | Ngày 26/04/2019 | 219

Chia sẻ tài liệu: Tổng hợp các đề thi HSG Văn THPT ('s Thạnh) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 11/4/2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (4 điểm)
a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam?
b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
“ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”
nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam?

Câu 2. (4 điểm)
Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề: “Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”.
Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ.

Câu 3. (12 điểm)
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du.
Bản phiên âm:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Bản dịch thơ:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh chết còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Bản dịch của VŨ TAM TẬP-
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học,
Hà Nội, 1965)


---HẾT---

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
QUẢNG TRỊ ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2012-2013
Câu 1. 4 điểm
a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu được như sau:
- tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể sáng tác và hình tượng nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái phổ biến, lệ thuộc các giá trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước…
HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (1,5 điểm)
- tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các các hình thức có sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một mặt phản ánh hiện thực một cách khái quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5 điểm)
b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời nói đến chức năng giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt tà”. (1 điểm).
Câu 2. 4 điểm
1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn
DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng.
2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên;
Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn..
Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Long Thạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)