Tổng hợp 2

Chia sẻ bởi Hồ Đại Nghĩa | Ngày 27/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: tổng hợp 2 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương đồng:
A. Ngà voi và sừng tê giác. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Cánh dơi và tay người. D. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
Câu 2: Trong kĩ thuật di truyền người ta dùng enzim ligaza để:
A. cắt ADN thành đoạn nhỏ.
B. nối các liên kết hiđrô giữa ADN thể cho với plasmit.
C. nối đoạn ADN của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
D. cắt ADN thể nhận thành những đoạn nhỏ.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là nhận định sai ?
A. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
B. Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
C. Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
D. Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
Câu 4: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi?
A. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử
B. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt
C. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm
D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người
Câu 5: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A.Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
B.Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
C.Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li
D.Đột biến và di - nhập gen
Câu 6: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 2 lần.                        B. 3 lần.                           C. 1 lần.                           D. 4 lần
Câu 7: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến, biến động di truyền.
C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến, di nhập gen.
Câu 8: Những loài có sự phân bố cá thể theo nhóm là:
A. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên các tán lá.
B. nhóm cây bụi mọc hoang dại, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao.
C. đàn trâu rừng, chim hải âu làm tổ.
D. chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực, dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
Câu 9: Gen phân mảnh là gen:
A. chỉ có exôn                                                          B. có vùng mã hoá liên tục.
C. có vùng mã hoá không liên tục.                          D. chỉ có đoạn intrôn.
Câu 10: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thân cao, hoa đỏ: 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột bíên xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
A. Ab/aB x ab/ab             B. AB/ab x ab/ab         C. AaBb x aabb     D. Aabb x aabb
Câu 11: Tế bào của một thai nhi chứa 45 nhiễm sắc thể trong đó có 1 NST X. Có thể dự đoán rằng:
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai bình thường.
B. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
C. Thai nhi sẽ phát triển thành thành bé trai không bình thường  .
D. Thai nhi phát triển thành người bị hội chứng Đao.
Câu 12: Căn cứ để phân biệt thành đột biến trội – lặn là
A. nguồn gốc sinh ra đột biến.
B. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo.
C. hướng của đột biến thuận hay nghịch.
D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đại Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)