Tổng bí thư Lê Hồng Phong

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tổng bí thư Lê Hồng Phong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
1. Tóm tắt tiểu sử đồng chi Lê Hồng phong
Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902, trong một gia đình nông dân ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vùng đất giàu truyền thống, văn hiến và cách mạng
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ bởi ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân. Chứng kiến những cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào ta bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, Đồng chí Lê Hồng Phong sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng cứu nước.
Sau khi học hết bậc Sơ học yếu lược, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không thể tiếp tục đi học, Đồng chí Lê Hồng Phong rời quê ra thành phố Vinh, xin làm việc tại nhà máy Diêm - Bến Thủy. Trong thân phận người làm thuê và được tận mắt chứng kiến cuộc sống lầm than của những người lao động, Đồng chí Lê Hồng Phong đã vận động công nhân đứng lên đấu tranh. Sau sự kiện này, Đồng chí Lê Hồng Phong bị đuổi việc.
Năm 1923, Đồng chí Lê Hồng Phong và Đồng chí Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm con đường làm cách mạng. Tại Quảng Châu, tháng 4 năm 1924, Đồng chí Lê Hồng Phong và Đồng chí Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã (một tổ chức cách mạng do Đồng chí Hồ Tùng Mậu và Đồng chí Lê Hồng Sơn thành lập) và hăng hái tham gia hoạt động, phát triển Tâm Tâm Xã thành một tổ chức hạt nhân cách mạng.
Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, trên cơ sở tổ chức Tâm Tâm Xã, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Đồng chí Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phụ trách, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tháng 8 năm 1924 đến cuối năm 1925, Đồng chí Lê Hồng Phong học và tốt nghiệp Trường sĩ quan quân sự Hoàng Phố. Sau đó, đồng chí tiếp tục vào học tại trường Hàng không Quảng Châu. Tại đây, tháng 02 năm 1926, Đồng chí Lê Hồng Phong gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do có thành tích học tập xuất sắc, đồng thời được sự giới thiệu của chính quyền Quảng Châu và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 10 năm 1926, Đồng chí Lê Hồng Phong được cử sang Liên Xô theo học tại trường Lý luận quân sự không quân ở Lê-nin-grát (nay là thành phố Xanh Pê-téc-pua).

Tháng 12 năm 1927, tốt nghiệp trường Lý luận quân sự không quân, Đồng chí Lê Hồng Phong tiếp tục theo học trường Đào tạo phi công quân sự ở Bô-rít-xgơ-lép-xcơ. Học chưa xong khóa đào tạo phi công, tháng 10 năm 1928, đồng chí được gọi về học tại trường Đại học phương Đông. Trong 3 năm (từ năm 1928 đến năm 1931), đồng chí đã hoàn thành chương trình học tập và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Khi đang học, thì tháng 11 năm 1931, đồng chí được phân công trở về nước hoạt động, chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng. Tuy nhiên, do mạng lưới mật thám dày đặc, đồng chí không bắt liên lạc được với cơ sở trong nước, tạm thời phải ở lại Trung Quốc.
Đầu năm 1932, đồng chí về Quảng Tây, gần biên giới Việt - Trung và chắp nối liên lạc với các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi… tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng; mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng; cử các Đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn đi phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng ở Hải Phòng, Quảng Ninh…
Tháng 6 năm 1932, Đồng chí Lê Hồng Phong bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo của Đảng cho công bố bản "Chương trình hành động của Đảng" do đồng chí tham gia khởi thảo và được Quốc tế Cộng sản thông qua. Chương trình hành động khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng do Đảng đề ra là đúng đắn, đã có tác dụng củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, khôi phục phong trào cách mạng: đầu năm 1933, Xứ ủy Nam Kỳ được tổ chức lại; năm 1934, Xứ ủy lâm thời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)