Tôn sư trọng đạo

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quyên | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tôn sư trọng đạo thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Nhóm 1.1
Trình bày:
1.Nguyễn Thị Mỹ Phượng
2. Nguyễn Thị Hoa
3. Nguyễn Thị Quyên
I. Khái niệm
II. Truyền thống tôn sư trọng đạo
III. Tôn sư trọng đạo ngày này
IV. Mặt trái hiện nay
V. Hướng giải quyết.
Tôn sư trọng đạo
I. Khái niệm:
Nước ta là nước có nền văn hiến, lịch sử lâu đời. Trong quá trình hình thành & phát triển, dân tộc ta đã hình thành nên một truyền thống vô cùng tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo”.
Tôn sư là :
Kính trọng thầy, quý mến thầy.
Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.
Thầy ở đây trước hết là thầy dạy chữ, dạy lời hay lẽ phải ( sâu xa hơn là thầy dạy nghề).
-Đạo là:
Trước hết là đạo Nho, mở rộng là việc học hành, là chữ nghĩa, kiến thức.
Đạo còn là đạo đức hay là đạo lí.
-Vì sao phải trọng đạo?
Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được tâm hồn trí tuệ.
Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuân, xã hội mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.
Không trọng đạo, con người thành xấu xa, gia đình rối loạn, xã hội sa đọa, đất nước suy vong.
Vây tôn sư trọng đạo: là lòng biết ơn, tôn kính đối với người thầy có công dạy mình ở mọi lúc mọi nơi. Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí thầy đã dạy cho mình. Muốn vậy thì phải chăm lo học hành, giữ cái đạo thầy dạy, mở mang làm vẻ vang cho thầy.
video
II. Truyền thống tôn sư trọng đạo
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Từ thời phong kiến, người thầy đã có vị trí xã hội rất cao. Trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân – Sư – Phụ”, nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao xưa có câu:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
“Tôn sư trọng đạo” - một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay
“Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô, “mồng một Tết cha, mông hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.
III. Tôn sư trọng đạo ngày này
Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , người cô ở xa không thể về thăm...
Hay là những tiết mục văn nghệ thể hiện sự tri ân.
video
Và không chỉ tặng những món quà mang giá trị vật chất đó, những người học trò còn dâng tặng lên những bâc thầy bậc cô những món quà có ý nghĩa tinh thần rất cao, đây mới chính là những điều mà thầy cô mong đợi nhất ở người học trò của mình, sự lễ độ, kính trọng và cả những bảng thành tích trong học tập, sự thành đạt của học trò trong tương lai. Hơn ai hết, thầy cô luôn mong muốn cái cây mình trồng sẽ đơm hoa kết trái, cho ra những quả mọng giúp ích cho đời, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của mạng xã hội, thì chỉ cần một cái nhấp chuột, người học có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều chương trình tự học trên mạng phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Những kiến thức cổ kim, đông tây cũng dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Tuy nhiên, với vô số những kiến thức từ nhiều phương tiện khác nhau, nhiều học sinh vẫn cần sự hướng dẫn của người thầy. Bởi lẽ, trong cái truyền đạt kiến thức đó, người thầy còn truyền cho ta cả sự nhiệt huyết, cả trái tim trong đó.
Ở Pháp, người thầy được xem là “Sứ giả trí tuệ của nhân loại”
Tháng 7-1946 tại Paris, Tổ chức các nhà giáo tiến bộ trên thế giới được thành lập lấy tên là "Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục" (Federation International Syndicale des Enseignats, viết tắt là FISE).
Vào năm 1949, tại Vacsava (thủ đô Ba Lan), tổ chức FISE họp hội nghị thông qua một bản Hiến chương với nội dung chủ yếu là xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học, tôn vinh vai trò, địa vị cao quý của nhà giáo.
Ở Mỹ, năm 1971 thượng và hạ nghị viện đã quyết định lấy ngày 28-9 hàng năm là ngày Hiến chương các Nhà giáo và tổ chức tưng bừng, trọng thể, tuyên dương thành tích của ngành giáo dục.
Ở Vênêzuêla, Tổng thống nước này đích thân chủ trì hoạt động chúc mừng các nhà giáo tại thủ đô và trao giải thưởng cho các nhà giáo ưu tú.
Ở Trung Hoa, việc kính thầy, trọng đạo đã trở thành khuôn vàng thước ngọc trong ứng xử, quan hệ thầy trò, người thầy giáo luôn được coi trọng trong hàng nghìn năm phát triển của nền Nho học. Ví như Tử Trương là kẻ nghèo hèn của nước Lỗ, Nhan Trác Tụ là kẻ cướp lừng danh ở Lương Phủ Sơn cũng đều tìm đến và theo học Khổng Tử (người được tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" - Người thầy của muôn đời)
 
Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo.
“Ơn thầy cô trả bằng gì?” Việc tri ân thầy cô giáo đang ngày càng biến tướng. Những năm gần đây, do những ảnh hưởng tiêu cực trong nhà trường và ngoài xã hội, nên việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại các trường có tính cách chiếu lệ, giảm đi ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của nó. Một số đông cha mẹ học sinh lợi dụng cơ hội này để chạy trường, chạy lớp, chạy điểm cho con được lên lớp, để con được xếp ở vị thứ cao bằng những phong thư. Tính thực dụng về giáo dục vô tình đã ăn sâu vào đầu óc học sinh. Thật tình mà nói, trong các năm đầu, học sinh mang quà đến tặng, các thầy giáo, cô giáo cảm thấy ái ngại, nhưng qua nhiều năm rồi cũng quen dần, đến lúc không có quà tặng lại cảm thấy khó chịu (?). Đây là một thực trạng đau lòng.
IV. Mặt trái hiện nay
Học trò hành hung giáo viên:
Tại Thanh Hóa, một học sinh chém cô giáo vì không được thi lại. 
Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên có những hành động không đúng với học sinh và những hành động đó làm mất đi ý nghĩa “tôn sư trọng đạo”:
Từ trái qua phải: Nguyễn Hoàng Tôn và Nguyễn Thanh Duy, hai học sinh lớp 8/11 đã bị thầy giáo đánh đến thương tích. (Ảnh: A. Thuyên)
Thầy dạy Văn gạt tình nữ sinh bằng… đề thi
Công an huyện Phú Tân (Cà Mau) cũng đã tiến hành bắt tạm giam đối với Phạm Thái Tây (30 tuổi), giáo viên dạy văn Trường THPT Phú Tân để điều tra làm rõ hành vi cưỡng dâm. Thầy giáo Tây thừa nhận nhiều lần quan hệ với một nữ sinh ngay tại phòng trọ của mình rồi hứa sẽ nâng điểm và cho tiền nữ sinh này.

Nạn nhân là em B. (18 tuổi, ngụ tại Cái Đôi Vàm, Phú Tân), học sinh lớp 11 của trường do thầy Tây trực tiếp giảng dạy. Vụ việc vỡ lở khi mẹ của B. phát hiện con gái mình ở trong phòng trọ của thầy giáo Tây nên đã làm đơn tố cáo. Tại cơ quan điều tra, thầy Tây thừa nhận quan hệ với nữ sinh B. 2 lần. Sau mỗi lần “vui vẻ” thầy giáo này đều hứa sẽ tiết lộ đề thi, nâng điểm và cho nữ sinh này 500-700 nghìn đồng.
Trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân, Cà Mau nơi nữ sinh B. đang theo học
Một số giáo viên bắt buộc học sinh phải đi học thêm:
Một số phụ huynh phản ánh nhiều năm liền các học sinh không đi học thêm đã bị cô Lê Thị Kim Nguyên (giáo viên môn vật lý, trường THCS Cao Bá Quát, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT) chấm điểm thấp, không dò bài, mắng nhiếc, sỉ nhục trước lớp…
Các phụ huynh phản ánh bức xúc với phóng viên.
-Nguyên nhân:
+ Do chưa thấm nhuần và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước.
+ Còn bị động, lùi bước trước sức ép rất lớn của nền kinh tế thị trường và sự chuyển đổi xã hội sâu sắc hiện nay.
+ Chưa đầu tư thích đáng, toàn diện cho sự nghiệp giáo dục; chưa đủ sức và quyết tâm để đổi mới từ triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, mô hình giáo dục và nhiều mặt khác trong hoạt động giáo dục như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa …
- Giải pháp:
Để có một nền giáo dục tiên tiến, khoa học, đáp ứng được yêu cầu xã hội:
+ Không thể nôn nóng, cũng không thể cực đoan sao chép các mô hình có sẵn.
+ Cải cách đội ngũ giáo viên, đào tạo ra những người vừa có tài vừa có đức.
+ Đổi mới giáo dục là một quá trình lâu dài, có liên quan chặt chẽ đến mọi người dân. Nhưng với quyết tâm rất lớn, ngày càng được hun đúc của toàn xã hội, trong đó có cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta mà ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20-11 là một biểu hiện, nhất định sự nghiệp giáo dục sẽ vượt qua những thách thức trên để ngày một phát triển và truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ đó sẽ được phát huy.
V. Hướng giải quyết.
video
video
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)