Tôn giáo học đại cương - Đạo Hồi

Chia sẻ bởi Lê Quốc Ty | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Tôn giáo học đại cương - Đạo Hồi thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ HỒI GIÁO
Nhóm 3









I. Quá trình hình thành của đạo Hồi
1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của hồi giáo

Hồi giáo là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam ( Trong tiếng Ả Rập Islam có nghĩa là “ vâng lời, quy phục Thượng Đế ” )

Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ thứ VII sau công nguyên . Là một tôn giáo nhất thần.

Ảrập Xêut là quê hương của Hồi giáo.

Hồi giáo ra đời từ các tiền đề như kinh tế,văn hóa, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến chế độ chính trị xã hội bấy giờ.

Hồi giáo ra đời
Kinh tế: Hình thành con đường buôn bán Đông – Tây giữa vùng Địa Trung Hải với Ấn Độ, Trung Quốc. Hình thành trung tâm kinh tế như Mecca…
Chính trị: Nhiều vương quốc cổ và các tổ chức chính trị gắn với gia tộc gồm nhiều thị tộc, bộ lạc nhưng thiếu sự thống nhất. Nguy cơ bị xâm lược.
Xã hội: Sự tan rã cơ cấu xã hội cũ. Chiếm hữu nô lệ, xã hội có giai cấp, bất bình đẳng về sở hữu tài sản. Mâu thuân giữa nô lệ và chủ nô ngày càng gây gắt.
Tư tưởng: Tín ngưỡng và tôn giáo cũ không đáp ứng được so với sự chuyển biến của xã hội.

Mohammed (570 – 632)
2.1 Sơ lược về Mohammed:
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi giáo chủ Mohammed (Mahomet), một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca

Ông được xem là sứ giả cuối cùng mà thánh Allah chọn để truyền giáo.

Ông vừa là 1 con người mang sứ mệnh truyền giáo. Bên cạnh đó ông cũng là 1 nhà lãnh đạo chính trị.












2. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo





2.2 Thánh Alalah với Hồi giáo:
Tín đồ hồi giáo cho rằng ngoài chúa Allah thì không có vị thần nào khác.

Tất cả những gì trên trời ,dưới đất đều thuộc về chúa Allah. Allah đã dựng nên vòm trời mà không cần dùng cột,chế ngự được mặt trời,mặt trăng ,tạo ra mặt đất và tạo ra sông, núi.

Allah cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao.
- Năm 610 ,Thánh Allah đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho Mahammed chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh”.

- Ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo.

- Nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib

- Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.

- Với công thức “ thanh gươm- vó ngựa- kinh Koran” Mohammed buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo.
Cho đến thế kỉ XI, Hồi giáo trở thành tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư.
















2. 3 Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo
 Cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập.
Tôn giáo này đã nhanh chóng trở thành một trong hai tôn giáo lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng tín đồ rất cao và hiện hữu tại mọi vùng, miền, mọi châu lục.

Khảo sát tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho kết quả là tính đến năm 2009, toàn thế giới có khoảng 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo.

Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất với 227 triệu tín đồ.
II. GIÁO LÝ CƠ BẢN CỦA ĐẠO HỒI.
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo chính là Kinh Coran
Đó là những lời truyền đạo của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed.
Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6211 tiết (là những đoạn thơ).
1. Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
Đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất 4 vợ.
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
Nghiêm cấm cờ bạc.
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
2. Năm cột trụ của Hồi giáo

Tín đồ Hồi giáo có 5 bổn phận chính phải theo, được gọi là Ngũ Trụ (5 cây cột):
Xác tín:chỉ có 1 thượng đế là Allah và Mohammad là thiên sứ của ngài

Cầu nguyện 1 ngày năm lần: Sáng sớm, giữa trưa, mặt trời ngã bóng, lúc chập tối và lúc tối

Bố thí: là việc làm bắt buộc, mức quy định là 1/10 lợi tức hằng năm

Nhịn chay tháng Ramadan.

Hành hương tại Mecca.

2.1 Nhịn Chay Ramadan : tháng 9 lịch hồi
Trong tháng Ramadan ,từ khi mặt trời mọc đến mặt trời lặn,tín đồ phải nhịn ăn uống ,hút thuốc và những ham muốn khác (trẻ con, người già ,người ốm,phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú ,người đi đường xa thì được miễn).
Ngày đầu tiên sau tháng Ramanda là ngày phá giới,tín đồ mặc quần áo mới, gặp nhau thì ân cần chào hỏi ,tặng quà lẫn nhau, bố thí cho người nghèo và đi tảo mộ.
2.2 Hành Hương Tại Mecca –ARAP SAUDI:
Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về Thánh địa Mecca, quê hương của Mohammed, trung tâm của thế giới Islam giáo.
Theo quy định của hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân trong thời gian họ đi vắng.
Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji“ được mọi người rất coi trọng.
2.3“Thánh chiến” (Jihad)
Ngoài năm cột trụ trên, nhiều
người còn cho rằng, “Thánh chiến”
cũng là một nghĩa vụ bắt buộc đối với tín đồ Islam giáo.
Jihad: “Phấn đấu theo con đường của Thượng Đế”, là biểu tượng của cuộc đấu tranh tinh thần nhằm chống lại những điều trái với giáo lí, giáo luật Islam giáo, bảo vệ những giá trị tôn giáo và xã hội của nó.
Ngày nay, Jihad là hoạt động
của các nhóm vũ trang Hồi giáo
cực đoan trong thế giới.
3.Sự phân chia giáo phái trong Đạo Hồi
Sau khi Mohammed qua đời, Hồi giáo có sự phân chia thành những giáo phái khác nhau, trong đó có 3 giáo phái chính :

Hari djit: Xuất hiện nửa sau thế kỷ thứ VII. Bầu cử công khai , không phân biệt giàu nghèo. Nhưng lại mang chủ nghĩa cực đoan. Tập trung ở vùng Oman và 1 số vùng Bắc Phi.

Sunnit: Số lượng tín đồ đông nhất ( 90%). Sunnit có 4 trường phái Hanafi, Maliki, Hanbali,Shafi’i. Song các tín đồ có thể chuyển từ phái này sang phái khác. Có ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Shi’r : Là phái lớn thứ 2 sau phái Sunnit, tách ra từ phái này. Hiện nay, phái này có ảnh hưởng ở các quốc gia : Iran, Thổ Nhĩ Kì, Syria.
III. Ảnh hưởng của Hồi giáo
1. Tích cực :
Giúp con người cảm thấy được an ủi, chỗ dựa tinh thần trước thiên nhiên và xã hội.
Hướng con người đến 1 xã hội ở đó có sự công bằng , bình đẳng, yêu thương,đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ nhau. Một cuộc sống chân thiện mĩ....
2. Tiêu cực:
. Chia rẽ tình đoàn kết toàn dân tộc.
. Chủ nghĩa khủng bố, cực đoan: al-Qaeda, IS......
. Gây bất ổn tình hình chính trị thế giới, chiến tranh ở một
số vùng
IV. Đạo Hồi ở Việt Nam
1. Quá trình du nhập.
Hồi giáo truyền vào Đông Nam Á khoảng thế kỷ XI, XII, việc truyền bá chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư.
Hồi giáo ở Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương.

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi Nam bộ bị thực dân Pháp chiếm đóng, mở rộng kinh doanh, một số bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng bán đồ tơ lụa, gia vị du nhập vào. Từ đó hình thành cư dân ngoại lai theo Hồi Giáo ở nước ta.
Số lượng tín đồ hồi giáo theo khảo sát năm 2009 có khoảng 72.000 người.
Được chia làm 2 dòng khác nhau là:
Chăm ISLAM
Chăm BÀNI
Số lượng trên sống tập trung ở 12 tỉnh thành phố: An Giang, Kiên Giang,tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tiền Giang, Ninh Thuận, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Hà Nội.
Đồng bào Chăm ISLAM và Chăm BAFNI có niềm tin tôn giáo sâu sắc đế ALLAH và Thiên kinh Qur’an.
Khảo sát năm 2009 nước ta có 79 cơ sở , trong đó Chăm ISLAM có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường. Chăm BAFNI có 17 thánh đường.
Thánh đường Hồi giáo ở Đồng Nai
Thánh Đường Islam
2. Những đặc điểm chủ yếu của Hồi giáo ở Việt Nam
Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc

Tính chính thống của Hồi giáo có thay đổi

Tính quốc tế của Hồi giáo
3. Ảnh hưởng của Hồi giáo với Việt Nam

3.1 Tích cực
Làm giàu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Tinh thần đoàn kết các dân tộc
Giao lưu , phát triển văn hóa với các nước, khu vực trên thế giới

3.2 Tiêu cực
Các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam.
Gây mất tình thần đoàn kết toàn dân tộc
Bất ổn tình hình an ninh trật tự xã hội...
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Ty
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)