Tôn giáo học đại cương - Đạo Cao Đài

Chia sẻ bởi Lê Quốc Ty | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Tôn giáo học đại cương - Đạo Cao Đài thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH TIỂU ĐỘI
Nhóm 4 – Lớp D27A
Danh sách tiểu đội

1.Phan A
2.Nguyễn B
3.Trần C
4.Lê D
5.Nguyễn E
Bài thuyết trình môn Tôn giáo học
ĐẠO CAO ĐÀI
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
A. ĐẠO CAO ĐÀI
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
GIÁO LÝ, LUẬT LỆ, LỄ NGHI VÀ TỔ CHỨC
ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM
IV
SƠ LƯỢC MỘT SỐ THÔNG TIN
II
III
I
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính pha trộn rất nhiều các tôn giáo lớn
Phật giáo
Đạo giáo
Nho giáo
Hồi giáo
Cơ đốc giáo
Thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo
Các tài liệu về tôn giáo Cao Đài đều thừa nhận người được xem là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu.
Người sáng lập
Ngô Minh Chiêu (1878-1932) được các tín đồ đạo Cao Đài công nhận là môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông, tức Thượng đế của tôn giáo này. Được tín đồ Cao Đài phái Chiếu Minh tôn phong là Ngôi Hai Giáo chủ, chỉ đứng sau Cao Đài Thượng đế.
Ngô Minh Chiêu
Đôi nét về Đức Ngô Minh Chiêu
Tên thật của ông là Ngô Văn Chiêu, sinh ngày 8/2/1878 tại làng Bình Tây, tổng Tân Phong Hạ, hạt Chợ Lớn trong một ngôi nhà nhỏ ở phía sau chùa Quan Đế.
Cha ông là Ngô Văn Xuân kết hôn với bà Lâm Thị Quý, gọi Lâm Thị Tiền. Ngô Văn Chiêu là con trai duy nhất của ông bà.
Từ nhỏ ông đã có tiếng hiền hậu, đạo đức, chăm học và sáng dạ. Năm 12 tuổi, nhờ sự hướng dẫn của Đốc phủ sứ Lê Công Sủng, ông làm đơn xin học nội trú trường Collège de My Tho, bấy giờ còn gọi là trường Collège le Myre de Vilers. Sau khi học ở đây một thời gian, ông thi đậu vào trường Collège Chasseloup Laubat tại Sài Gòn. Năm 21 tuổi, ông thi đậu bằng Thành Chung. Ngày 23/3/1899, ông được chính quyền thực dân thu dụng làm Thư ký Sở Tân Đáo ở Sài Gòn.
Ảnh hưởng của Ngô Minh Chiêu tới sự hình thành và giai đoạn đầu
Các tài liệu về tôn giáo Cao Đài đều thừa nhận người được xem là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Văn Chiêu. Ông là một viên chức trong chính quyền thực dân Pháp, vốn chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo, một nhánh của Tam giáo, thường sử dụng hình thức cơ bút để giao tiếp với giới thần tiên. Trong những năm 1921 đến 1924, ông đã thông qua cơ bút để hình thành những nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài như biểu tượng Thiên nhãn, hình thức thờ phụng Đức Cao Đài. Đồng thời, ông được chỉ dạy việc tìm gặp nhóm Cao - Phạm để thành lập đạo ( nhóm công chức gốc Tây Ninh trong cơ quan chính quyền Pháp tại Sài Gòn ).
Hình thức cơ bút
Ngày 21 tháng 2 năm 1926, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của Thượng đế, trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ Cao Đài xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với tên ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được bổ túc và hoàn thiện dần. Chỉ trong mấy tháng, số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển lên mấy trăm người. Một đàn cơ quy mô được thành lập ở Cầu Kho, về sau hình thành nên Thánh thất Cầu Kho.
Ngày 7 tháng 10 năm 1926, các tín đồ gởi đến Thống đốc Nam Kỳ Le Fol một bản tuyên cáo khai đạo bằng tiếng Pháp với chữ ký của 28 tín đồ có địa vị cao nhất trong xã hội, kèm theo tờ khai tịch đạo của 245 tín đồ. Sau đó, các tín đồ tổ chức 3 nhóm truyền đạo khắp Nam Kỳ. Và ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 19 tháng 11 năm 1926), các tín đồ Cao Đài đã tổ chức Đại lễ Khai Đạo tại chùa Gò Kén, còn gọi là Thiền Lâm Tự, Tây Ninh và ra mắt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tổ chức Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài) với sự hiện diện của quan chức chính quyền của cả người Pháp lẫn người Việt và đồng bào các giới
Sự phát triển và mở rộng
GIÁO LÝ, LUẬT LỆ, LỄ NGHI VÀ TỔ CHỨC
Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên lý căn bản là:
Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Trời đất vạn vật có cùng một bản thể.
Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản: Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc.
Tam kỳ phổ độ
Theo thời gian, tùy theo địa phương, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với ba nhánh khác nhau:
Nhất kỳ Phổ độ: Là thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáo, Kì Na giáo ở Ấn Độ, Lão giáo, Nho giáo ở Trung Hoa, Do Thái giáo ở Trung Đông.
Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc. Từ đó hình thành những tôn giáo mới. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới
Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút.
Các nguyên tắc, giáo lý khác
Tam giáo quy nguyên (Ba tôn giáo sẽ hợp về một mối): Đạo Cao Đài cho rằng ở thời kỳ phổ độ lần thứ 3, các tôn giáo lớn sẽ hợp nhất giáo lý thành một nền Đại Đạo duy nhất và được truyền bá bằng tiếng Việt.
Ngũ chi phục nhất (Năm nhánh đạo sẽ trở thành một nền đạo lớn) được đi kèm với "Tam giáo quy nguyên", với cùng ý nghĩa. "Ngũ chi" hàm chỉ các tôn giáo trên toàn thế giới, kể cả Tam giáo, thực chất cũng chỉ là năm nhánh đạo Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Năm nhánh này thể hiện năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao trong quá trình tu tập của các tín đồ, dù theo hướng nào thì cũng quy về một mối
Thế giới quan: Dựa trên quan điểm triết học phương Đông, được trình bày trong Kinh dịch với các nội dung cơ bản như: Đại vũ trụ được hình thành từ Vô cực, sinh ra Thái cực, lưỡng nghi, ngũ hành rồi đến vạn vật.
Các nguyên tắc, giáo lý khác
Thiên nhãn
Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của các vị Quan Thánh Đế Quân hợp lại để nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bằng.
LỄ HỘI
Hội Yến Diêu Trì Cung là một lễ hội quan trọng theo Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo Cao Đài. Ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm lễ Hội Yến được tổ chức tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Lễ hội Yến có 02 ý nghĩa:
- Là ngày mà hữu hình thết đãi vô hình.
Đây là thông điệp xác định cho nhân loại biết rằng ngoài thế giới mà nhân loại đang sống còn một thế giới nữa là thế giới vô hình. Thế giới vô hình ấy ta không thể thấy được nhưng có thể biết được nếu ta hữu tâm và có thể đến được nếu ta có ý chí.
- Hội Yến Diêu Trì Cung có nghĩa là hội tụ những bộ não thông minh trong cảnh thanh tịnh để có những phát minh mới phụng sự nhân loại. Hiểu như vậy thì đây là ngày mà các phát minh phụng sự cho nhân loại xây dựng một thế giới công bằng và bác ái sẽ được mang ra trưng bày cho nhân loại tường lãm
Đêm lễ tại tòa thánh
Gian thờ
Các tín đồ đi lễ
HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG – TÒA THÁNH TÂY NINH
ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM
Đạo Cao Đài có đường hướng hành đạo đúng đắn bằng việc nâng cao dân trí, mở mang các cơ sở phước điền, cơ sở công nghệ, cải thiện mức sống của người tu hành, dạy bảo tín đồ cách tu luyện để đạt tới sự giải khổ và tích cực hoạt động từ thiện, nhân đạo đem tới sự thương yêu đoàn kết thực sự trong Đạo. Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài vừa tu hành, vừa tăng gia sản xuất để nuôi sống bản thân và làm giàu cho xã hội.
Từ năm 1995 đến 2011, chính quyền bắt đầu công nhận các tổ chức tôn giáo Cao Đài như những tổ chức hợp pháp, gồm 9 Hội Thánh Cao Đài, 1 tổ chức giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức), 1 Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi và 18 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập. Ước tính hiện tại, toàn đạo có khoảng gần 3 triệu tín đồ trong cả nước, sinh hoạt tại 38 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Canada, Campuchia, Châu Âu và Úc
Các tổ chức giáo hội Cao Đài được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân  xếp theo số lượng tín đồ:
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo
Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài
Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo
Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý
Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan
Hội Thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu
Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi
Giáo hội Cao Đài Việt Nam Bình Đức
Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi :
Tổ chức pháp nhân đại diện của các tín đồ Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh, thành lập năm 1926, quản lý 8 cơ sở và khoảng 6.000 tín đồ. Địa bàn có đông tín đồ nhất tại Cần Thơ và Hậu Giang. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 26 tháng 4 năm 2010. Trị sở trung ương đặt tại Thánh Đức Tổ đình (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ)
Giáo hội Cao Đài Việt Nam Bình Đức :
tổ chức giáo hội Cao Đài, được thành lập vào năm 1961, quản lý có 9 cảnh, 6 thánh thất, 16 cảnh Trường qui với hơn 2.300 tín đồ ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh. Được nhà nước Việt Nam công nhận pháp nhân vào ngày 17 tháng 7 năm 2011. Trung ương giáo hội đặt tại Thiên Tòa Hoàng Đạo (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
Ngoài ra còn 2 tổ chức Cao Đài cũng được công nhận tư cách pháp nhân là :
THANKS FOR WATCHING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Ty
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)