TÔN GIÁO CAO ĐÀI

Chia sẻ bởi Giaó Viên Trung Học | Ngày 21/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: TÔN GIÁO CAO ĐÀI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ ĐẠO CAO ĐÀI
TỔNG QUÁT
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TÊN GỌI
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
2. TÊN GỌI
II . NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA THIÊN NHÃN
1. NGUỒN GỐC
2. Ý NGHĨA
III. CÁC ĐẤNG GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI TÔN THỜ
IV. GIÁO LÍ CƠ BẢN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
V. THỂ PHÁP, BÍ PHÁP VÀ KINH SÁCH CHỦ YẾU
VI . QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ VÀ VỤ TRỤ
VII. PHÂN CẤP HÀNH CHÁNH
VIII. HÌNH THỂ
IX. LỄ PHỤC VÀ ĐẠO KỲ
1.LỄ PHỤC
2. ĐẠO KỲ
X . LUẬT LỆ, LỄ NGHI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
XI . NƠI THỜ TỰ
XII. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ĐỘC ĐÁO
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TÊN GỌI
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là “Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”.
Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo, còn chính sách cai trị thực dân Pháp đang đẩy nông dân Nam Bộ vào con đường cùng không lối thoát, trong khi các tôn giáo khác dần dần bị mất uy tín.
Đó còn là hệ quả trực tiếp và điển hình của tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật – Lão – Nho), là sự hòa nhập giữa trào lưu “Thần linh học” – một hình thức mê tín của dân phương Tây với tục cầu hồn, cầu tiên của người Việt trong những năm 1924 – 1926, đã tạo nên phong trào cầu cơ – chấp bút (gọi tắt là cơ bút), khá sôi nổi ở vùng Nam Bộ.
Nhu cầu lúc bấy giờ của nhân dân Nam bộ là muốn có một tôn giáo mới phù hợp với tâm trạng của họ và đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng được vấn đề tư tưởng tình cảm và tôn giáo của nông dân
Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào đêm Giáng sinh năm 1925. Theo sử ký của đạo Cao Đài thì đêm đó Cao Đài Tiên Ông xuất hiện trong một buổi cầu tiên bình thường như các buổi cầu tiên khác. Ông nói rõ tánh danh là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" và chọn 12 tông đồ đầu tiên để lập ra đạo Cao Đài
Nhưng phải mất gần 1 năm sau khi Tờ Khai Tịch Đạo với 247 chữ ký của người Đạo (vốn có địa vị ngoài đời) gửi lên thống đốc Nam Kỳ là Le Fol thì Đạo Cao Đài mới bắt đầu hoạt động như một tôn giáo. Sau đó những môn đệ đầu tiên đã tổ chức lễ ra mắt long trọng tại chùa Từ Lâm Tự -Tây Ninh
Đạo Cao Đài ban đầu vốn là một trào lưu chính trị với mục đích thành lập đạo để tập hợp lực lượng quần chúng mà chủ yếu là nông dân chống lại sự kỳ thị, bóc lột, chèn ép của thực dân Pháp. Song sau đó trào lưu này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tại Nam bộ cho đến tận ngày nay.. 12 tông đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài:

Ngô Văn Chiêu
Vương Quang Kỳ
Lê Văn Trung
Nguyễn Văn Hoài
Đoàn Văn Bản
Cao Hoài Sang
Nguyễn Văn Quý
Lê Văn Giảng
Nguyễn Trung Hậu
Trương Hữu Đức
Phạm Công Tắc
Cao Quỳnh Cư
2. TÊN GỌI
Tên gọi :Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Đại đạo:tôn giáo lớn với TAM GIÁO(Nho,Tiên,Phật) và NGŨ CHI(5 cấp bậc tu hành của con người,từ thấp đến cao:NHÂN,THẦN,THÁNH,TIÊN,PHẬT),tức là tập trung tinh hoa của các tôn giáo,tinh hoa của Phương Đông.
Tam Kỳ: thời kỳ thứ ba, từ thời tạo thiên lập địa tới nay có 3 lần Thượng đế phân thân giáng trần lập Đạo:
Nhứt kỳ Phổ Độ
Nhị kỳ Phổ Độ
Tam Kỳ Phổ Độ
Phổ Độ: cứu giúp chúng sanh khắp nơi
Khi mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn xưng danh hiệu là: CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT, nên Đại đạo Tam kỳ phổ độ được gọi vắn tắt là Đạo Cao Đài
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA THIÊN NHÃN
1. NGUỒN GỐC
Người môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn là Ngài Đốc Phủ Ngô văn Chiêu, trong lúc Ngài đang làm Quận Trưởng quận Phú Quốc tỉnh Hà Tiên, vào khoảng đầu năm 1921, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài phải tìm một dấu hiệu chi riêng biệt để thờ kính. Ngài Ngô văn Chiêu chọn dấu hiệu chữ Thập ( + ) , song đó là dấu hiệu của một nền tôn giáo đã có rồi (Thiên Chúa Giáo), phải suy nghĩ để tìm ra một dấu hiệu mới khác.
Rồi một hôm, Ngài đang ngồi trên chiếc võng ở mái hiên sau dinh quận, suy nghĩ vẩn vơ, bỗng Ngài thấy xuất hiện một CON MẮT thật lớn, hào quang chiếu diệu, Con Mắt ấy đầy đủ thần quang nhìn thẳng vào mặt Ngài, Ngài bèn chấp tay vái lại Ngài khấn xong thì Con Mắt từ từ lu dần rồi biến mất.
Tuy vậy, Ngài Ngô văn Chiêu vẫn chưa thiệt tin, nên chưa vẽ Con Mắt để thờ.
Cách vài ngày sau, Ngài lại thấy Thiên Nhãn xuất hiện y như lần trướcNgài Ngô văn Chiêu vẫn chưa thiệt tin, nên chưa vẽ Con Mắt để thờ


Ngài lại thấy Thiên Nhãn xuất hiện y như lần trước, Ngài Ngô văn Chiêu, căn cứ vào 2 lần chứng nghiệm đó, hoàn toàn tin tưởng nơi Đức Chí Tôn, nên Ngài vẽ Thiên Nhãn như đã thấy để thờ Đức Chí Tôn .
Vào tháng Giêng năm Giáp Tý (1924), khi Ngài Ngô văn Chiêu đứng tại Dinh Cậu Phú Quốc nhìn ra biển khơi vào lúc Mặt Trời sắp lặn, Ngài bỗng thấy Thiên Nhãn hiện ra rực rỡ hào quang trên một ngôi sao, kế dưới là Mặt Trăng lưỡi liềm, và trên mặt biển là Mặt Trời, Ngài họa hình giống y như vậy để thờ
Giữa năm1925, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy quí Ông; Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Lê Văn Trung hãy vẽ hình Thiên Nhãn để thờ Đức Chí Tôn và đến nhà của Ông Đốc phủ Ngô văn Chiêu để Ông Chiêu chỉ cho cách thờ ,giáng dạy quí Ông hợp tác với Ngài Ngô văn Chiêu để chuẩn bị Khai Đạo,
và nhận Ngài Chiêu làm Anh Cả
Thiên Nhãn
2. Ý NGHĨA

Thờ Thiên Nhãn là thờ cái Tâm của con người. Tâm đây là lương tâm, chơn tâm, thiên tâm có sẵn trong chúng ta và giúp ta phân biệt phải trái, biết nhơn nghĩa đạo đức.
Thờ Thiên Nhãn với con mắt mở tượng trưng Trời thấy và hiểu tất cả những gì con người làm và nghĩ. Vẽ con mắt trái vì bên trái thuộc Dương. Trời Dương, Đất Âm.
Con Mắt Trái tượng trưng Đức Chí Tôn và Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương quang. Vẽ 1 con Mắt để thờ, mà không vẽ 2 con Mắt (một cặp) là bởi vì 1 là số khởi thủy của Càn khôn Vũ trụ và vạn vật (theo Dịch học) : 1 sanh 2, 2 sanh 3, 3 sanh vạn vật. Cho nên, số 1 là gốc, lại là số Dương, mà Đức Chí Tôn làm Chủ Dương quang, thì rất hợp lẽ. Số 1 cũng chỉ ngôi Thái Cực, là ngôi độc nhất trong Càn Khôn Vũ trụ.
Thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa Đại đồng. không có tánh cách phân biệt chủng tộc, Phật giáo vẽ hình Đức Phật Thích Ca với hình dáng là người Ấn Độ; Thiên Chúa giáo vẽ hình Đức Chúa Jésus với hình dáng là một người Do Thái. Khi thờ Con Mắt là Đức Chí Tôn muốn cho nhân loại không còn phân biệt nhau về quốc gia hay dân tộc, nhìn nhau đều là anh em một nhà, con chung của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ VÀ VỤ TRỤ
Theo đạo Cao Đài, trước khi Thượng Đế tồn tại, đã có Đạo. đó là Đạo, Đạo vĩnh cữu, không hình dáng, không có tên gọi, không thay đổi.
. Đến một thời điểm nhất định, hiện tượng Big Bang đã xảy ra, chính từ đây Thượng Đế đã xuất hiện.
Vũ trụ lúc này còn là 1 mớ hỗn độn, và để tạo nên sự cân bằng, hài hòa, đa dạng, Thượng Đế đã tạo ra Âm Dương. Thượng Đế cai quản Dương và phân thân tạo ra "Diêu Trì Kim Mẫu" ( Diêu Trì Thánh Mẫu ) để cai quản Âm.
Do đó, tín đồ Cao Đài không chỉ thờ phụng Thượng Đế, (còn được gọi là "Thầy") mà còn thờ "Diêu Trì Kim Mẫu" (còn được gọi với nhiều danh hiệu khác nhau như Cửu Thiên Huyền Nữ, Tây Vương Mẫu, Thiên Hậu, Đức Mẹ Muôn Loài, ..)
Theo Đạo Cao Đài, có 36 tầng trời và Tứ Đại Bộ Châu nơi đây thuộc về vô hình, 3000 thế giới và 72 hành tinh thuộc về hữu hình, có sự sống bậc cao.
CÁC ĐẤNG GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI TÔN THỜ
Phật Thích Ca (1):
Lão Tử (2):
Khổng Tử (3):
Quan Thế Âm (4):
Lý Thái Bạch (5)
Quan Thánh Đế Quân (6)
Chúa Jesus (7):
Khương Tử Nha (8):
Tam Giáo:
+Phật Giáo:Đức Phật Thích Ca.
+Tiên Giáo:Đức Lão Tử
+Nho Giáo:Đức Khổng Tử
Tam Trấn Oai Nghiêm:
+Nhất Trấn:Đức Lý Thái Bạch(Lý Bạch) kiêm Giáo Tông Vô Hình
+Nhị Trấn: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
+Tam Trấn: Đức Quan Thánh Đế Quân
Ngũ Chi Đại Đạo: (9):ngôi Giáo Tông Hữu Hình tượng trưng cho Nhân Đạo
(8):Khương Thượng Tử Nha tượng trưng cho Thần Đạo
(7):Đức Chúa Jesus Christ tượng trưng cho Thánh Đạo
(5):Đức Tiên trưởng Lý Thái Bạch tượng trưng cho Tiên Đạo
(1):Đức Phật Thích Ca tương trưng cho Phật Đạo


GIÁO LÍ CƠ BẢN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
Nội dung giáo lý của đạo Cao Đài là sự vay mượn, chắp vá, kết hợp, nhào trộn các giáo lý của các tôn giáo đã có từ cổ chí kim, từ đông sang tây.
Đạo Cao đài có chủ trương “Qui nguyên tam giáo” (Phật – Lão – Nho) đây có thể coi là nền tảng tư tưởng của đạo, đạo Cao Đài hợp nhất ba tư tưởng lớn của ba đạo (từ bi của đạo Phật, bác ái của Đạo giáo, công bằng của đạo Nho) và có ý đồ “hợp nhất ngũ chi” – thống nhất 5 ngành đạo (nhân đạo – Khổng tử, thần đạo – Khương Thái Công, thánh đạo – Giê su, tiên đạo – Lão Tử, Phật đạo - Thích ca Mầu ni) và đấy là trung tâm giáo lý của đạo. Từ đó đạo Cao Đài bộc lộ ý đồ là “tôn giáo của tôn giáo” và làm cho giáo lý mang tính dung hợp rất phức tạp. Giáo lý của Đạo Cao Đài đặc biệt quan tâm và đề cao tính thiêng liêng huyền diệu của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo.
THỂ PHÁP, BÍ PHÁP VÀ KINH SÁCH CHỦ YẾU
1. THỂ PHÁP VÀ BÍ PHÁP
Từ lâu Thể Pháp và Bí Pháp trong Đạo Cao Đài vẫn được hiểu là những nghi thức tế tự hoặc cách hành đạo của các tín đồ Cao Đài. Thể Pháp dành cho những tín đồ bình thường (hiểu theo nghĩa từ exotericism); trái lại Bí Pháp được xem là những phương pháp tu tập bí mật, chỉ dành riêng cho những tín đồ đặc biệt hay chức sắc cao cấp (hiểu theo nghĩa từ esotericism).
Thực sự ra hai từ này được dùng theo kiểu viết câu đối trong văn học cổ Việt Nam nên không thể tách rời ra rồi phân tích để hiểu theo kiểu ngữ pháp Tây Phương.
2. KINH SÁCH CHỦ YẾU
Đạo Cao Đài có các kinh sách chủ yếu sau:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1 và quyển 2).
Pháp: Pháp Chánh Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài).
Luật: Tân Luật, Đạo Luật.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ VÀ VỤ TRỤ
Thứ bậc thiêng liêng của linh hồn, theo thứ bậc từ thấp đến cao có 8 phẩm, còn được gọi là Bát đẳng Chơn Hồn:
Vật chất
Thảo mộc
Cầm thú
Nhân
Thần
Thánh
Tiên
Phật
PHÂN CẤP HÀNH CHÁNH
Đạo Cao Đài có cấp trung ương và cấp địa phương: Cấp trung ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Tổ chức ở Trung ương của đạo gồm có 3 đài là: Bát quái đài, Hiệp thiên đài, Cửu trùng đài:
+ Bát quái đài: là nơi thờ phụng của đạo gồm các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật.. do Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Đại Tiên) thay mặt Thượng đế làm chưởng quản.
+ Hiệp Thiên đài: vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp, đứng đầu là chức Hộ pháp.
+ Cửu Trùng đài: là cơ quan hành pháp đứng đầu là chức Giáo tông.
Thành phần của giáo hội Cao Đài gồm chức sắc, chức việc và tín đồ
PHÂN CẤP HÀNH CHÁNH
Hội Thánh Cao Đài có các cơ quan như: Cửu Viện, Phước Thiện, Phổ Tế, Bộ Pháp Chánh, Hàn Lâm Viện, Ban Thế Đạo, Đại Đạo Thanh Niên Hội….
Tổ chức Hành Chánh Đạo tại Châu Thành Thánh Địa (trung ương) với 1 vị Giáo Sư là Khâm Thành.
Trong Châu Thành Thánh Địa có các Phận Đạo. Đầu Phận Đạo là vị Lễ Sanh. Phận Đạo có nhiều Hương Đạo.
Ở cấp địa phương:
Trấn Đạo: gồm nhiều Châu Đạo. (Giáo Sư phụ trách Khâm Trấn).
Châu Đạo: Gồm nhiều Tộc Đạo. (Giáo Hữu phụ trách Khâm Châu).
Tộc Đạo: Gồm nhiều Hương Đạo (Lễ Sanh phụ trách Đầu Tộc Đạo).
Hương Đạo: Gồm nhiều ấp Đạo (Chánh Trị Sự phụ trách Đầu Hương Đạo.
Ấp Đạo có Phó Trị Sự và Thông Sự đứng đầu
HÌNH THỂ
Về hình thể, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 3 đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài
Bát Quái Đài: Bát Quái Đài là nơi thờ phượng Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đức Chí Tôn là Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo lập ra càn khôn vũ trụ. Thần, Thánh, Tiên, Phật là các đấng có công giáo hóa nhơn loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng. Tại Bát Quái Đài có trình chánh Bát Quái Đồ Thiên.
Đây là dấu ấn của Tam Kỳ Phổ Độ đối chứng với Bát Quái Tiên Thiên (Nhứt Kỳ Phổ Độ) và Bát Quái Hậu Thiên (Nhị Kỳ Phổ Độ). Bát Quái Đài là hồn của Đạo. Đức Chí Tôn vi chủ. Mọi giáo pháp của Đại Đạo do nơi Bát Quái Đài xuất phát.
+ Hiệp Thiên Đài: Hiệp Thiên Đài là nơi hội hiệp của con người (hữu hình) với Đức Chí Tôn hay Thần, Thánh, Tiên, Phật (vô hình) qua cơ bút, do Đức Chí Tôn làm chủ quản, Hộ Pháp làm chưởng quản.
Hiệp Thiên Đài có 2 sở dụng: Thiêng liêng quan hệ đến cơ bút; và Phàm trần giử nhiệm vụ tư pháp và lập pháp trong tôn giáo.
Nhân sự Hiệp Thiên Đài gồm có Hộ Pháp Chưởng Quản, Thượng Sanh (tả), Thượng Phẩm (hữu), Thập Nhị Thời Quân (dưới nửa). Mười lăm phẩm này được ban dây sắc lịnh, khi hành đạo mà có mang dây sắc lịnh vào thì được toàn quyền, không một bậc phẩm nào có quyền vi lịnh.Về sau có thêm Thập Nhị Bảo Quân và các bậc phẩm từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Luật Sự.
Cửu Trùng Đài: Cửu Trùng Đài là phần xác của Đạo, có 2 phần: vô vi (do thiêng liêng nắm) và hữu hình ( do tín đồ công cử hoặc Đức Chí Tôn ban thưởng). Về phần hữu hình, Cửu Trùng Đài có 2 nhiệm vụ hành pháp và lập pháp, là chánh trị của Đạo ( giáo hóa).
Nhân sự Cửu Trùng Đài phân theo Nam và Nữ (theo giới tính).
LỄ PHỤC VÀ ĐẠO KỲ
1. LỄ PHỤC
Đạo Phục của Hội Thánh Nam phái Cửu Trùng Đài là:
Màu vàng của Chức sắc thuộc Thái Thanh
Màu xanh da trời của Chức sắc thuộc Thượng Thanh.
Màu đỏ của Chức sắc thuộc Ngọc Thanh.
Có màu riêng từng cấp bậc:
Đạo phục Chức sắc Nữ Phái Cửu Trùng Đài là toàn trắng. ( có Ni Cô riêng từng cấp bậc ).
Đạo phục của Chức sắc Hiệp Thiên Đài là toàn trắng ( có mão riêng từng cấp bậc).
Đạo phục của Thiện Nam Tín Nữ là áo dài trắng khăn đóng đen
Ý nghĩa áo dài trắng của Đạo Cao Đài
Ý nghĩa áo dài trắng của Đạo Cao Đài:
Màu trắng là màu của Tình-Thương: Lấy sự thương yêu làm gốc và nếu không có sự thương yêu thì Đạo không thành.
Màu trắng là màu của sự vô tội: Màu trắng nói lên sự thanh-cao trong sạch của con người, tượng trưng cho con người đạo-đức hiền-lương không làm gì tội lỗi.
Màu trắng là màu của nước: Nước ở đâu cũng có, Nước vô-tận vô-biên. Nước chảy từ sông ra biển từ biển trở vào sông, nước ròng nước lớn, đều do một quy-luật thiên-nhiên của vũ-trụ. Người tín-đồ Cao-Đài đi tầm đạo giống như dòng nước chảy theo quy-luật tự nhiên, cũng như người tín-đồ Cao-Đài tuân theo luật đại-hóa lưu-hành của Trời-Đất.
Màu trắng là không màu mà cũng gồm 7 màu góp lại: Có đó rồi không có. Màu trắng biến thành 7 màu, rồi trở lại màu trắng, tức là “Sắc sắc không không. Hư Hư Thiệt Thiệt”.
Màu trắng là Đạo, Đạo vốn là Vô
2. ĐẠO KỲ
Đạo kỳ là lá cờ đạo, tượng trưng Đạo Cao Đài, gồm 3 màu : Vàng, Xanh, Đỏ. lá cờ đạo nầy còn được gọi là Cờ Tam Thanh, vì Thái Thanh có màu vàng, Thượng Thanh có màu xanh và Ngọc Thanh có màu đỏ. , hình chữ nhựt, có màu vàng ở bên trên, màu xanh ở giữa và màu đỏ ở dưới chót.
Trên phần nền vàng, có thêu 6 chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, trên phần nền xanh ở giữa có thêu một Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam giáo : Bình Bát Du, Cây Phất Chủ và quyển Kinh Xuân Thu. Trên phần màu đỏ không có thêu gì cả.
Ý nghĩa của lá cờ Đạo Cao Đài
Ý nghĩa của lá cờ Đạo Cao Đài được Đức Phạm Hộ Pháp giải thích:
Màu vàng là của phái Thái, tượng trưng Phật giáo
Màu xanh là của phái Thượng, tượng trưng Tiên giáo
Màu đỏ là của phái Ngọc, tượng trưng Thánh giáo tức Nho giáo
Ghép 3 màu lại trong một khuôn hình chữ nhật, với 3 phần đều bằng nhau, tượng trưng tôn chỉ của Đạo Cao Đài là Tam Giáo Qui Nguyên
LUẬT LỆ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 Luật đạo :
Có nhiều nhưng có một số nội dung quan trọng là:
1 . Ngũ giới cấm (tức 5 điều cấm kỵ) tương ứng với ngũ thường của Đạo Nho
 Bất sát sinh, tức là nhân.
 Bất du đạo, tức là nghĩa.
 Bất tửu nhục, tức là lễ.
 Bất tà dâm, tức là trí.
 Bất vọng ngữ, tức là tín.
 Luật đạo
2. Tứ đại điều quy(4 điều trau dồi đức hạnh):
- Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hoà người (ôn hoà)
- Chớ khoe tài kiêu ngạo, giúp người nên Đạo (cung kính)
- Đừng vay mượn không trả (khiêm tốn)
- Đừng kính trước, khinh sau
3. Ăn chay từ 6 ngày (lục trai) đến 10 ngày (thập trai)
- Nhị trai: an chay 1 tháng 2 ngày,vào ngày sóc vọng là mùng 1 và 15 Al
- Lục trai : 6 ngày/ tháng.
- Thập trai: 10 ngày/ tháng
- Trường trai: ăn chay trường dài hạn
Ăn chay là việc bắt buộc đối với mỗi tín đồ Cao Đài, mỗi tháng đều phải ăn chay nhưng ăn bao nhiêu ngày tuỳ thuộc mỗi tín đồ
Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng thánh thất, tổ chức quan, hôn, tang, tế… đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của Nho giáo.
*Những hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài được thực hành trong cộng đồng thường chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Bộ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu…
Những tính chất khác: Một tín đồ Cao Đài nếu thường tham gia các hoạt động của đạo và có năng lực thích hợp sẽ được giữ chức vụ tương ứng như thủ quỹ, thư ký v.v. Nếu tình nguyện dành trọn cuộc đời cho đạo thì sẽ bước vào hàng chức việc hay chức sắc. Lúc đó sẽ được đề cử vào các phẩm vị như Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự, Lễ Sanh v.v. Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi tôn giáo, nữ giới không được phép bước lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông, lý do vì Thượng Đế yêu thương nữ phái, không muốn phận nữ nhi phải chịu nhiều đau khổ và Toà Thánh khẳng định rằng nam tượng trưng Dương, nữ tượng trưng Âm. Âm thịnh Dương suy.
 Lễ của Đạo Cao Đài
+ Hàng ngày: có 4 khóa lễ vào các giờ: sáng sớm, giữa trưa, chập tối và đêm khuya.
+Hàng tháng : có 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một âm lịch.
+Hàng năm: có các ngày lễ chính (theo âm lịch) là ngày 8 tháng Giêng (ngày lễ lớn vía Đức Chí Tôn), 15 tháng hai, 8 tháng tư, 15 tháng bảy, 15 tháng tám(lễ hội Diêu Trì Thánh Mẫu), 15 tháng mười và ngày 15 tháng Chạp.
+Lễ phẩm gồm có: bông hoa (Tinh), rượu (Khí), và trà (Thần).
+Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ. Đạo Cao Đài giải thích rằng lễ nghi sinh hoạt tôn giáo cũng thể hiện tinh thần tổng hợp tôn giáo. Đạo phục chung là màu trắng.
Lễ tang: Trong gia đình tín đồ khi có người đau nặng sắp qua đời, toàn thể đạo hữu trong Họ đạo cùng đến làm lễ tiếp qui, nhằm mục đích hướng dẫn “chơn hồn” của người sắp chết trở về cõi Thiêng. Trong tang lễ, chức sắc, chức việc và đạo hữu luôn túc trực cầu nguyện cho người chết. Đến lúc hạ huyệt, công việc cầu nguyện tạm kết thúc, nhưng sau đó lại chuẩn bị cho các lễ Tuần Cửu
Lễ Tuần Cửu được tổ chức 9 ngày một lần, bắt đầu tính từ ngày chết của người quá cố, và phải làm 9 lần lễ như vậy. Lễ được tổ chức tại nhà của tín đồ (nếu trong gia đình đó có bàn thờ của đạo) hoặc tại Thánh thất hay Tòa thánh, buổi lễ, tất cả đạo hữu của Họ đạo đều tập trung để cùng cầu siêu cho người quá cố. Đạo hữu, chức việc, chức sắc phục vụ trong tang lễ và trong các buổi cúng Tuần Cửu đều không nhận tiền thù lao từ gia đình, và xem những việc làm đó như là hình thức công qua để tích đức.
KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ĐỘC ĐÁO
Đạo Cao Đài ra đời là sự đồng nguyên 3 nền tôn giáo lớn Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo. Công trình kiến trúc của Đền Thánh cũng thể hiện được sự đồng nguyên đó.
Đền Thánh có hình Long Mã bái sư rất uy nghi và dũng mãnh. Long Mã là con vật linh huyền thoại mang Hà đồ trên mình, gợi ý cho vua Phục Hy vẽ nên Bát Quái Tiên Thiên.
Nét đặc biệt không thể lẫn lộn với các kiến trúc khác là Đền Thánh mang được nét hài hòa của kiến trúc đông – tây, kim – cổ :
+Hai lầu chuông và trống nằm ở chính diện cao vút như những gác chuông của nhà thờ phương Tây.
+Mái ngói cong uốn lượn nhiều tầng bậc lại mang dáng dấp của những ngôi chùa phương Đông.
+Tứ linh hội tụ và hoa sen xuất hiện xuyên suốt trong công trình là dấu ấn văn hóa tâm linh của người Việt
Đầu Long Mã là mặt tiền nhìn thẳng về phía Tây. Hai lầu chuông và trống vươn lên như hai sừng nhọn. Nằm giữa hai lầu chuông trống là toà nhà lầu với tầng trệt (TỊNH TÂM ĐÀI) như miệng Long Mã hả ra.
Tầng hai (PHI TƯỞNG ĐÀI) như cái trán với 2 cửa được coi như hai con mắt. Giữa là mắt Huệ (Thiên Nhãn). Trên cao có tượng Đức Di Lặc ngồi trên lưng cọp và tòa sen.
- Đuôi Long Mã là Bát Quái Đài hướng thẳng phía Đông.
  - Thân Long Mã là phần ở giữa Đền (CỬU TRÙNG ĐÀI) chia thành 9 gian cao dần từ phía trước ra sau, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài.


The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giaó Viên Trung Học
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)