Tóm Tắt tác phẩm ôn thi TN 12

Chia sẻ bởi Hoàng Bùi Anh Nhựt | Ngày 18/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tóm Tắt tác phẩm ôn thi TN 12 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

GỢI Ý TÓM TẮT
1/VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
- Truyện bắt đầu bằng một lời kể của tác giả về Mị - người con dâu của thông lí Pá Tra - một cô gái thường cúi mặt, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi.
- Mị vốn là một cô gái Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa, giàu sức sống, đã có người yêu. Mị bị A Sử bắt về nhà thống lí Pá Tra với tư cách là cô dâu trừ nợ nhưng thực chất Mị đã phải sống đời sống của một kẻ nô lệ đầy tủi nhục (phục dịch A Sử…). Mị có nguy cơ rơi vào trạng thái vô cảm, ham thích lao động. Do dám đánh con quan thông lí là A Sử, A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt về hành hạ, phạt vạ, cuối cùng phải lâm vào thế làm tôi tớ suốt đời. A Phủ chăn bò, vô ý để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị trói trong cảnh đói rét. A Phủ có nguy cơ sẽ chết nếu không được giải thoát.
- Xuất phát từ lòng nhân đạo và ý thức về quyền sống, Mị đã cắt đứi dây trói cho A Phủ. Mị và A Phủ chạy khỏi nhà thống lí, chạy khỏi Hồng Ngài.
- Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ trở thành vợ chồng. Tại đó, A Phủ kết nghĩa anh em với cán bộ A Châu.
- Được A Chau giác ngộ, A Phủ đã trở thành tiểu đội trưởng đội du kích. Trải qua bao trăn trở, Mị cuối cùng cũng đã đến với cách mạng, Mị “tủm tỉm cười”, đồng ý đi họp du kích.
2/VỢ NHẶT - KIM LÂN
- Truyện thật sự đã bắt đầu bằng cảnh Tràng đưa người vợ nhặt băng qua xóm ngụ cư về nhà mình giữa một mùa đói khủng khiếp.
- Cả xóm ngụ cư và mẹ của Tràng cũng đều vừa ngạc nhiên, vừa lo âu, vừa thương cảm sẽ chia cùng Tràng cái cảnh ngộ đặc biệt ấy.
- Tuy vậy, mọi người đều cảm nhận niềm vui bình dị và đày ý nghĩa của cuộc sống gia đình, đặc biệt là vợ chồng Tràng. Bà cụ Tứ và người dâu nhặt cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược, động viên nhay để vượt qua mùa đói. Tràng cảm thấy muốn được có trách nhiệm về mái ấm của mình và có những suy nghĩ tích cực về Việt Minh.
- Trong ngày vui, cả nhà Tràng phải ăn cháo, thậm chí ăn cám.
- Từ những suy nghĩ của người vợ, Tràng nghĩ miên man về hình ảnh những đoàn người đói phá kho thóc Nhật vad cảnh lá cờ đỏ bay phất phới.
3/RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH
- Truyện bắt đầu bằng tình tiết Tnú về thăm lại bản làng quê hương sau ba năm đi lực lượng (bộ đội giải phóng).
- Cụ Mết, già làng, kể lại cho dân làng nghe cuộc đời đau thương nhưng anh hùng của Tnú:
+ Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dan làng Xô Man nuôi dưỡng. Từ nhỏ, Tnú và Mai đã cùng nhau đi liên lạc, tiếp tế cho cán bộ ở trong rừng.
+ Lớn lên, Tnú và Mai đến với nhau, Tnú tham gia hoạt động cách mạng.
+ Bọn thằng Dục bắt, hành hạ dã man vợ con của Tnú để buộc anh phải ra mặt. Biết được âm mưu đó, Tnú không ra mặt nhưng không đành lòng bỏ mặc vợ con, anh đã nấp ở gốc cay cạnh máng nước đầu làng để theo dõi tình hình. Bọn giặc dùng gậy sắt đánh đập giã man vợ con Tnú. Quá thương tâm và phẫn nộ, Tnú xông ra đánh lại bọ giặc để bảo vệ vợ con.
+ Cả vợ và con anh đều bị chết, Tnú bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay.
+ Dưới sự chỉ huy của cụ Mết, dân làng Xô Man đã nổi dậy giết bọn giặc. Tnú gia nhập bộ đội giải phóng.
- Tnú lại ra đi chiến đấu sau một đêm về thăm bản làng.
4/NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- Truyện mở ra bằng tình huống sau cuộc giao tranh quyết liệt giữa đơn vị của Việt và một chiến đoàn Mĩ, Việt lạc đơn vị, chân tay tê dại nhức nhối, khắp người rỉ máu, miệng tê cứng không la lên được, sau đó ngất đi.
- Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến, hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn trong rừng cao su, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. Nhưng Việt đã bị thương nặng, mê rồi tỉnh, anh nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, nhớ chị Chiến, nhớ chú Năm, đồng đội. Cả ba lẫn má Việt đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê hương,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Bùi Anh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)