Tom tat luan van
Chia sẻ bởi Lệ Thủy |
Ngày 21/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: tom tat luan van thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
đại học Thái Nguyên
trường đại học sư phạm
Vương Thị Vân Anh
Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh
trong trường trung học phổ thông theo
quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy văn học
Mã số: 60.14.10
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư Phan Trọng Luận
Thái Nguyên - 2006
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tuyên ngôn độc lập là kiệt tác lớn của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần lớn lao về văn hoá và văn học là tác phẩm lớn nhất của chương trình giảng dạy văn học được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và nhà trường, vì vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
1.2. Tuyên ngôn độc lập trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận với nhiều bài viết, bài nghiên cứu không thống nhất trong cách đánh giá. Với người giáo viên đứng lớp việc tiếp cận một tác phẩm mẫu mực như Tuyên ngôn độc lập là một việc khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải có một cách tiếp cận tối ưu nhằm giúp người giáo viên Trung học phổ thông giảng dạy tác phẩm được tốt hơn.
1.3. Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" trong nhà trường Trung học phổ thông theo hướng lịch sử chức năng là vấn đề mới chưa được quan tâm chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này mong muốn đóng góp một chút sức mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở truờng Trung học phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề:
Vấn đề nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập đã được đề cập trong các bài viết của các tác giả: Ngô Bá Thành, Trần Cư, Nghiêm Đình Vì, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Trọng Luận, Lương Thị Thìn.....
Các tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm tìm hiểu tối đa giá trị nội dung và nghệ thuật của " Tuyên ngôn độc lập". Tuy nhiên các tác giả chưa vận dụng cách tiếp cận lịch sử chức năng một cách thoả đáng trong quá trình phân tích lý giải. Mặc dù vậy, thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước vẫn là những tiền đề quý báu đã gợi ý và soi sáng nhiều cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở quan điểm tiếp cận đồng bộ người viết đi sâu nhấn mạnh quan điểm lịch sử chức năng để tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" một cách toàn diện để từ đó giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy "Tuyên ngôn độc lập" gắn với đời sống, gắn với bạn đọc.
4. Đối tượng nghiên cưú:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" ở trường Trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Khảo sát một cách có hệ thống, khoa học việc dạy và học Tuyên ngôn độc lập ở trường Phổ thông trung học
5.2 Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận lịch sử chức năng để vận dụng vào trong một văn bản văn học trong nhà trường.
5.3 Bước đầu đề xuất một số biện pháp để tiếp cận tác phẩm Tuyên ngôn độc lập theo hướng lịch sử chức năng
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp khảo sát, thống kê trên cơ sở so sánh, phân tích các hướng tiếp cận khác nhau về Tuyên ngôn độc lập.
6.2 Phương pháp khái quát, tổng hợp để lý giải các hiện tượng tiếp cận khác nhau và đề xuất phương hướng tiếp cận tối ưu tác phẩm.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 82 trang, 4 bảng biểu, 32 tài liệu tham khảo
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khảo sát hiện tượng tiếp cận khác nhau bản Tuyên ngôn độc lập
Chương 2: Vận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng và giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Chương 3: Thể nghiệm vào bài soạn cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông
Nội dung luận văn
Khảo sát hiện tượng tiếp cận khác nhau
bản Tuyên ngôn độc lập
Trong phần này, người viết luận văn từ việc tìm hiểu cách tiếp cận khác nhau một văn bản văn chương ở nhà trường và cách tiếp cận khác nhau bản "Tuyên ngôn độc lập" để từ đó lý giải, phân tích nguyên nhân sự tiếp cận khác nhau đó. Vì vậy, chương 1 gồm có nội dung sau:
1.1. Hiện tượng tiếp cận khác nhau một văn bản văn chương ở nhà trường phổ thông
Tác phẩm văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật nên gây nhiều cách hiểu, cách tiếp cận và sự lý giải không thống nhất từ chủ đề đến chi tiết nghệ thuật.
Chương 1
1.2. Tìm hiểu cách tiếp cận khác nhau bản Tuyên ngôn độc lập
1.2.1 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của người sáng tác
Nhà thơ Huy Cận nhấn mạnh tới tính hùng văn của bản tuyên ngôn biểu hiện ở hào khí bừng bừng, lập luận chặt chẽ đanh thép...Ngoài ra tác giả cũng lý giải tại sao mở đầu bản tuyên ngôn Bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp.
Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng "Tuyên ngôn độc lập" là một áng văn lớn của thời ta và của các thời : nhưng cái lớn của áng văn này là ở nội dung chứ không phải là ở sự kêu của nó: ( 26, tr 199)
1.2.2 "Tuyên ngôn độc lập" - từ góc nhìn của luật gia
Luật gia Phùng Văn Tửu nhấn mạnh tính pháp lý - chính trị của bản Tuyên ngôn độc lập
Vũ Đình Hoè đánh giá: "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện pháp lý mẫu mực"
Luật sư Ngô Bá Thành khẳng định: "Tuyên ngôn độc lập là một văn kiên đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính chất chính trị - pháp lý về nội dung và hình thức"
Tác giả Nguyễn Đình Lộc nói đến việc kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc trong bản tuyên ngôn.
1.2.3 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của nhà xã hội học
Phó giáo sư Song Thành đề cập đến giá trị pháp lý của bản tuyên ngôn "Bản Tuyên ngôn độc lập đóng góp vào sự phát triển của nền pháp lý dân chủ và tiến bộ của loài người trong thời đại ngày nay. Bản tuyên ngôn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền dân tộc Việt Nam được hưởng tự do và độc lập" ( 27, tr 263 - 264)
1.2.4 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của nhà nghiên cứu, phê bình văn học .
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tiếp cận tác phẩm từ góc độ thể loại: "Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lý lẽ, lợi khí của nó là những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được" ( 28, tr 187)
Giáo sư Phan Trọng Luận chỉ rõ điều gì tạo nên sức lao động lòng người đến vậy của bản tuyên ngôn: "Đọc Tuyên ngôn độc lập chúng ta nghẹn ngào với niềm xúc động xót xa của Bác khi nói đến nỗi đau đớn nhục nhã của dân tộc ta trong suốt 100 năm nô lệ... ý chí sắt đá với niềm tin tưởng không gì lay chuyển nổi của chủ thể sáng tác trong áng văn này cùng với độ nhạy cảm tinh tế về chính trị và nhân văn cộng với trí tuệ sắc sảo trong tư duy và tài ba sử dụng ngôn ngữ tiếng việt đến độ kết tinh trong sáng, uyển chuyển... đã làm cho người đọc không còn chỉ thấy đây là một văn bản chính trị, một lời tuyên ngôn mà tiếng lòng của tác giả, nỗi niềm của cả một dân tộc vừa được hồi sinh: ( 27, Tr75)
1.3. Khảo sát giáo án giáo viên
Trong phần này chúng tôi dẫn ra 3 giáo án của giáo viên
1.4. Khảo sát những thu nhận của học sinh về Tuyên ngôn độc lập
1.4.1. Đối tượng khảo sát:
Khảo sát với học sinh lớp 3 lớp 12 với 3 trình độ khác nhau (lớp khá, lớp thường, lớp yếu) tại trường PT Vúng cao Việt Bắc - Thái Nguyên. Hình thức khảo sát là trên phiếu.
1.4.2 Kết quả khảo sát:
Câu hỏi
Lựa chọn
Đối tượng
Khảo sát
1
2
3
Học sinh khá
(40)
Học sinh
thường (45)
Học sinh yếu
(45)
1.1.1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3.2.4
2.5
Viết
Kh
Viết
6,25%
12,5%
25%
25%
22,5%
37,5%
15%
100%
76%
11%
13%
33%
25%
20%
22%
77%
23%
84%
8%
8%
37%
25%
11%
27%
56%
44%
1.5. Nhận xét chung:
1.5.1 Về phía người nghiên cứu
Giới nghiên cứu đánh giá tác phẩm ở góc độ nội dung và nghệ thuật, ở góc độ nội dung của tác phẩm các tác giả thấy:
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm có giá trị pháp lí, giá trị văn chương, giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị lịch sử, giá trị truyền thống.
ở góc độ thể loại các tác giả đánh giá: Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại chính luận.
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chương thực sự
1.5.2 Về phía người giảng dạy:
Nhìn vào các giáo án giảng dạy chúng tôi thấy các giáo án đều có ưu điểm và hạn chế. ưu điểm là các giáo án có bố cục chặt chẽ, các ý được triển khai rõ ràng có hướng vào trọng tâm khai thác đã đặt ra.
Hạn chế lớn nhất các giáo án là đều tiếp cận Tuyên ngôn độc lập ở góc độ là văn nghị luận. Giáo viên chưavận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng vào giảng dạy, chưa thực sự hướng vào đáp ứng của học sinh. Học sinh chưa có cơ hội bộc lộ những hiểu biết, cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm.
1.5.3 Về phía người học
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số học sinh tiếp cận các tác phẩm ở góc độ là văn bản nghị luận chính trị, chưa thấy chất văn chương thấm đẫm của tác phẩm
1.6. Phân tích nguyên nhân của sự tiếp cận khác nhau
1.6.1 Nguyên nhân từ tác phẩm:
Với đặc thù phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nên tác phẩm văn học có khả năng tạo những khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận.
1.6.2 Nguyên nhân từ tầm đón nhận của người dọc
Tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, cuộc sống, kinh nghiệm, thẩm mĩ, thị hiếu mà ban đọc có sự tiếp nhận tác phẩm khác nhau
1.6.3 Phương pháp luận tiếp cận tác phẩm khác nhau
Khi khảo sát, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 cách tiếp cận
1.6.3.1. Tiếp cận thiên về lịch sử phát sinh:
TiÕp cËn theo híng nµy lµ vËn dông c¸c hiÓu biÕt ngoµi t¸c phÈm ®Ó hiÓu t¸c phÈm. §ã lµ c¸c yÕu tè x· héi, v¨n ho¸, nhµ v¨n...
1.6.3.2. Phương pháp tiếp cận thiên về cấu trúc bản thể
Phương pháp này đòi hỏi bám sát văn bản để tìm hiểu ý và chiều sâu của tác phẩm.
1.6.3.3 Phương pháp tiếp cận thiên về lịch sử chức năng:
Phương pháp này lấy khả năng tác động đến con người, thời đại làm đối tượng tìm hiểu.
Chương 2
Vận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng
vào dạy học "Tuyên ngôn độc lập"
2.1. Giới thuyết một số khuynh hướng tiếp cận
2.1.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh
Đây là khuynh hướng tiếp cận xuất hiện và phổ biến nhất trong nghiên cứu văn học, căn cứ vào thời đại, tác giả, xuất xứ tác phẩm để tìm hiểu tác phẩm. Khuynh hướng này coi tác phẩm chủ yếu như một hiện tượng lịch sử xã hội. đây là khuynh hướng tiếp cận quan trọng bởi một tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn của hoàn cảnh lịch sử của thời đại
Với Tuyên ngôn độc lập việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xuất xứ tác phẩm là rất quan trọng, bởi nếu không có điều kiện lịch sử ấy thì "Tuyên ngôn độc lập" sẽ không ra đời. Tiếp cận theo hướng này là cần thiết, nhưng không nên chỉ căn cứ vào khuynh hướng tiếp cận này, vì như vậy sẽ dẫn tới sự gò ẻp trong cãch hiểu và lý giải tác phẩm.
2.1.2 Quan điểm tiếp cận văn bản
Quan điểm tiếp cận văn bản giúp người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Quan điểm tiếp cận này căn cứ vào các yếu tố nhan đề, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu... đảm bảo tính chính xác, khoa học trong việc đánh giá giá trị tác phẩm văn học
Tuy nhiên không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết trong tác phẩm mà bỏ qua hoàn cảnh sáng tác điều đó sẽ dẫn tới cách hiểu một chiều,phiến diện tác phẩm.
2.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng
2.1.3.1. Sự ra đời của quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng
Cuối thế kỷ XX lý luận văn học đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng khái niệm văn bản, họ cho rằng văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có bạn đọc. Vai trò của người đọc làm cho tác phẩm phong phú hơn, gần với cuộc sống hơn. Đến đầu thập kỷ 60 khuynh hướng phân tích tác phẩm văn chương theo hướng lịch sử chức năng được đề cao.
2.1.3.2. Nội dung khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng
Nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm theo khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng là lấy khả năng tác động của tác phẩm đối với con người, lịch sử, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thẩm mĩ làm đối tượng tìm hiểu.
Tiếp cận theo khuynh hướng này là xem xét tác động của tác phẩm đến bạn đọc như thế nào, để lại dấu ấn sâu đậm ra sao, tác phẩm có làm cho người ta thích thú hay không.
Trong nhà trường phổ thông, tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng là phát huy khả năng cảm thụ nghệ thuật, vai trò bạn đọc sáng tạo ở mỗi học sinh.
2.1.3.3. Những mặt mạnh của khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng:
Tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng lịch sử chức năng thể hiện sự đánh gía đúng hơn giá trị thực chất của tác phẩm. Tác phẩm có giá trị hay không chính là ở khả năng tác động của nó đối với công chúng bạn đọc.
Tiếp cận theo khuynh hướng này làm cho tác phẩm không phải là một đề án xơ cứng một ký hiệu câm lặng mà tác phẩm văn học thực sự sống, có sinh mệnh. Tác phẩm gắn cuộc sống
2.2 Đề xuất cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập theo quan điểm lịch sử chức năng
2.2.1 Phương hướng chung;
Nhìn vào thực tế giảng dạy "Tuyên ngôn độc lập" trong trường Trung học phổ thông chúng tôi thấy khuynh hướng tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng chưa được đề cao. Phương hướng daỵ học theo quan điểm này chú ý đến việc khai thác tác phẩm qua thái độ, cảm xúc, sự đồng cảm của chủ thể học sinh trong tiếp nhận để học sinh tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng chúng tôi đưa ra những biện pháp:
2.2.2 Những biện pháp
2.2.2.1. Giới thuyết các cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập
Mục đích của biện pháp này là hướng dẫn học sinh có cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập theo hướng lịch sử chức năng ngay từ đầu giờ học
2.2.2.2. Tìm hiểu khoảng cách tiếp cận của học sinh về Tuyên ngôn độc lập trước giờ học.
Mục đích của biện pháp này là giúp người giáo viên nắm được thái độ, cảm xúc của học sinh trước giờ học để có sự giảng dạy phù hợp với đối tượng và uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch của học sinh.
2.2.2.3. Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những ý kiến khác nhau về Tuyên ngôn độc lập.
Biện pháp này giúp học sinh có cơ hội tự bộc lộ những cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Tạo không khí tự do, dân chủ trong giờ học
2.2.2.4. Tìm hiểu cảm xúc của học sinh về Tuyên ngôn độc lập trong giờ học và sau khi học.
Để tìm hiểu cảm xúc của học sinh giáo viên cần đưa ra những câu hỏi cảm xúc những câu hỏi này hướng đến sự rung động của người học trước tác động của tác phẩm. Yêu cầu đạt được của biện pháp này tăng 26%.
2.2.2.5 Viết nhật ký giờ học
Mục đích của biện pháp này là kiểm tra ngay sự thu nhận của học sinh về tác phẩm. Từ đó đánh gía được sự thành công của bài giảng.
Chương 3
Thể nghiệm vào bài soạn cho
học sinh lớp 12 Trung học phổ thông
3.1 Thiết kế thể nghiệm bài giảng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - thời gian 2 tiết (thiết kế này được trình bày chi tiết tại chương 3 từ trang 57 đến trang 69)
3.2 Thuyết minh giáo án thể nghiệm
Trong giáo án chúng tôi vận dụng các cách tiếp cận: tiếp cận theo hướng lịch sử phát sinh, cấu trúc bản thể ngoài ra chúng tôi chú trọng thêm cách tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng. Vì vậy tạo không khí tự do, dân chủ trong giờ học, giờ học thực sự hướng tới học sinh
3.3. Dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.1. Dạy thực nghiệm
Để xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học đã đề xuất theo hướng tiếp cận lịch sử chức năng. Thông qua dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả giờ dạy có nâng cao so với cách dạy hiện tại của giáo viên hay không, để từ đó có những kết luận khoa học cho những biện pháp đã đề xuất.
Thời gian thực nghiệm: Tháng 8/2006
Học sinh thực nghiệm: Lớp 12A1 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
Học sinh đối chứng: Lớp 12A7 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
3.3.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm
- Trao đổi kế hoạch với giáo viên dạy
- Dự giờ
- Kiểm tra kết quả tiếp nhận của học sinh theo phiếu yêu cầu
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Bảng 2: Hiểu biết của học sinh về thể loại tác phẩm
Hiệu quả tiếp
nhận
Đối tưọng
Khảo sát
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tổng
số
Học
sinh
Tuyên ngôn độc
Lập là bài nghị
Luận chính trị
Tuyên ngôn độc
lập là tác phẩm
văn chương
Không trả lời
phiếu
tỷ lệ
Phiếu
tỷ lệ
Phiếu
tỷ lệ
50
17
34%
33
66%
0
0
50
30
60%
14
28%
6
12%
Bảng 3: Hiểu biết của học snh về tác phẩm
Hiệu quả
Tiếp nhận
Đối tượng
Khảo sát
Lớp thực
nghiệm
Lớp đối chứng
TS
Học
sinh
Nội dung tố
cáo
Ý chí quyết
tâm
Tấm lòng tác
giả
Không trả
lời
Phiếu
Tỷ lệ
Phiếu
Tỷ lệ
Phiếu
Tỷ lệ
Phiếu
Tỷ lệ
50
50
10
21
20%
15
30%
25
50%
0
0
42%
14
28%
12
24%
3
6%
Bảng 4: Tổng kết kết quả thực nghiệm
Kết quả tiếp nhận
Đối tượng
Khảo sát
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Kết quả thực nghiệm
tăng trung bình
Tổng
số
Học
sinh
Tuyên ngôn độc lập là
Tác phẩm văn chương
Tuyên ngôn độc lập
thể hiện tấm lòng tg
Phiếu
Tỷ lệ
Phiếu
Tỷ lệ
50
50
33
66%
25
50%
14
28%
12
24%
38%
26%
Phần kết luận
1. "Tuyên ngôn độc lập" là một tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm kết tinh tư tưởng, tình cảm, sự tài ba, lịch lãm và kinh nghiệm đấu tranh của cuộc đời đấu tranh cách mạng của Người. Việc giảng dạy tác phẩm sao cho trúng những vấn đề cần khai thác, sao cho vừa tầm với yêu cầu của nhà trường là những thách thức với giáo viên.
2. Tiếp cận tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng - là một cách để cập nhật những thành tựu của lý luận tiếp nhận vào giảng dạy tác phẩm.
3. Tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là góp phần hoàn thiện thêm khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường.
4. Trước phong trào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là một cách để thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi học sinh là bạn đọc.
5. Tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng nhưng chúng tôi không coi nhẹ hai phương pháp tiếp cận cũ. Khi kế thừa mặt mạnh của hai phương pháp tiếp cận ấy, cũng cần loại trừ những hạn chế của các phương pháp đó.
6. Đề tài "Dạy - học Tuyên ngôn độc lập trong nhà trường THPT theo hướng tiếp cận lịch sử chức năng" không phải không còn những vấn đề cần phải nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên luận văn mới chỉ khảo sát thực nghiệm sư phạm ở một trường THPT tại địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Đề tài cần nghiên cứu trên diện rộng và sâu hơn đối với giáo viên - học sinh.
Vấn đề tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là vấn đề mới và khó, luận văn của chúng tôi mới là những thể nghiệm ban đầu không tránh khỏi hạn chế về phương pháp nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lệ Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)