Tóm tắt LI THUYET Sinh 12 CB

Chia sẻ bởi Minh Châu | Ngày 27/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tóm tắt LI THUYET Sinh 12 CB thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Gen
Khái niệm
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
- Gen ở sinh vật nhân sơ ( vi khuẩn) có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), gen ở sinh vật nhân thực có các đoạn không mã hóa (intron) xen kẽ các đoạn mã hóa ( exon).

II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
- Mã di truyền là mã bộ 3, cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau trên gen (mạch gốc) mã hóa cho một axit amin trong prôtêin.
2. Đặc điểm:
- Đặc điểm của mã di truyền :
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
III. Quá trình nhân đôi ADN:
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ :
Gồm 3 bước :
+ Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ ( 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
Trên mạch mã gốc (3’ ( 5’) mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch bổ sung (5’ ( 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó ( tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (Nguyên tắc bán bảo tồn).
Lưu ý:
- Đối với mạch mã gốc 3’(5’ thì ADN - polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’(3’.
- Đối với mạch bổ sung 5’(3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều 5’( 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ ADN- ligaza.


Bài 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Phiên mã:
Quá trình tổng hợp ARN trên khuôn mẫu ADN. Diễn ra trong nhân tế bào. vào kì trung gian.

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
- ARN thông tin( mARN): Có cấu tạo mạch thẳng, là khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
- ARN vận chuyển( tARN): Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- ARN ribôxôm( rARN): Là thành phần kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.

2. Cơ chế phiên mã :
+ Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3’( 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
+ Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’( 5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 5’ ( 3’
+ Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc ( phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.

3. Sự khác nhau trong phiên mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ:
- Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin (mARN trưởng thành).
- Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được
loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN trưởng thành.

II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1. Khái niệm: Quá trình tổng hợp prôtêin trên khuôn mẫu mARN. Diễn ra trong tế bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)