Toanhikieu
Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngân |
Ngày 26/04/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: toanhikieu thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
Tỏa Nhị Kiều- Xuân Diệu:
Tỏa Nhị Kiều là một truyện ngắn của Xuân Diệu. Chữ Kiều trong “Tỏa nhị Kiều” rút ra từ hai câu thơ của nhà thơ Đỗ Mục thời Đường ở Trung Quốc: “Đông phong bất dữ Chu lang tiện / Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều”, nghĩa là ngọn gió đông nếu không giúp Chu Du (phóng hỏa phá trận Xích Bích của Tào Tháo), thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước (tên một tòa lâu đài do Tào Tháo dựng lên với ý định nếu chiếm được đất Giang Nam (Đông Ngô) nơi Chu Du làm chủ tướng, sẽ bắt hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều có sắc đẹp nổi tiếng – là vợ Tôn Sách và Chu Du – đem về ở đó) sẽ là nơi giam hai nàng Kiều. Kiều ở đây là Đại Kiều và Tiểu Kiều chứ không phải là Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du. Với lại hai cô được gọi là Kiều trong truyện cũng không xinh đẹp và tài giỏi gì. Điều này Xuân Diệu đã giải thích rõ trong truyện ngắn.
Chủ đề của truyện Tỏa nhị Kiều rất sâu sắc nhưng không dễ lĩnh hội. Cần nhận thức: do thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, nghĩa là khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, tác giả thương cho những kiếp người sống vô danh, vô nghĩa, sống bằng phẳng quẩn quanh, không biết làm gì, không biết chờ đợi gì, những con người sống mà “như không hề’ tồn tại trên đời. Thương người nhưng thực ra cũng là thương mình “ai lại không nghe, ít ra là một lần, nỗi đìu hiu của cái Ao Đời bằng phẳng(…). Và dù siêng năng đến đâu, đôi lúc ta cũng bắt gặp ở đáy hồn ta mọt nỗi trống không rất tuyệt vọng.”
Tác phẩm kích thích ta sống cho ra sống, phải làm sao cho sự tồn tại của cá nhân mình trên đời thực sự có ý nghĩa, nghĩa là có đóng góp cho đời bằng một hoạt động nào đó có ích, để không đến nỗi phải thương mình sống mà “như không”.
Cần chú ý đến đặc điểm về mặt thể loại của truyện. Tác giả gọi tác phẩm của mình là truyện ý tưởng nên nội dung truyện chỉ là những cảm nghĩ của tác giả phát biểu qua nhân vật người kể chuyện đứng ngôi thứ nhất: nhân vật Tôi. Truyện cũng có ngoại cảnh, cũng có các nhân vật có tên hay không tên. Nhưng xét ra đấy chỉ là những cái cớ để khơi gợi những cảm nghĩ của nhân vật Tôi mà thôi.
Tỏa Nhị Kiều là một truyện ngắn của Xuân Diệu. Chữ Kiều trong “Tỏa nhị Kiều” rút ra từ hai câu thơ của nhà thơ Đỗ Mục thời Đường ở Trung Quốc: “Đông phong bất dữ Chu lang tiện / Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều”, nghĩa là ngọn gió đông nếu không giúp Chu Du (phóng hỏa phá trận Xích Bích của Tào Tháo), thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước (tên một tòa lâu đài do Tào Tháo dựng lên với ý định nếu chiếm được đất Giang Nam (Đông Ngô) nơi Chu Du làm chủ tướng, sẽ bắt hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều có sắc đẹp nổi tiếng – là vợ Tôn Sách và Chu Du – đem về ở đó) sẽ là nơi giam hai nàng Kiều. Kiều ở đây là Đại Kiều và Tiểu Kiều chứ không phải là Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du. Với lại hai cô được gọi là Kiều trong truyện cũng không xinh đẹp và tài giỏi gì. Điều này Xuân Diệu đã giải thích rõ trong truyện ngắn.
Chủ đề của truyện Tỏa nhị Kiều rất sâu sắc nhưng không dễ lĩnh hội. Cần nhận thức: do thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, nghĩa là khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, tác giả thương cho những kiếp người sống vô danh, vô nghĩa, sống bằng phẳng quẩn quanh, không biết làm gì, không biết chờ đợi gì, những con người sống mà “như không hề’ tồn tại trên đời. Thương người nhưng thực ra cũng là thương mình “ai lại không nghe, ít ra là một lần, nỗi đìu hiu của cái Ao Đời bằng phẳng(…). Và dù siêng năng đến đâu, đôi lúc ta cũng bắt gặp ở đáy hồn ta mọt nỗi trống không rất tuyệt vọng.”
Tác phẩm kích thích ta sống cho ra sống, phải làm sao cho sự tồn tại của cá nhân mình trên đời thực sự có ý nghĩa, nghĩa là có đóng góp cho đời bằng một hoạt động nào đó có ích, để không đến nỗi phải thương mình sống mà “như không”.
Cần chú ý đến đặc điểm về mặt thể loại của truyện. Tác giả gọi tác phẩm của mình là truyện ý tưởng nên nội dung truyện chỉ là những cảm nghĩ của tác giả phát biểu qua nhân vật người kể chuyện đứng ngôi thứ nhất: nhân vật Tôi. Truyện cũng có ngoại cảnh, cũng có các nhân vật có tên hay không tên. Nhưng xét ra đấy chỉ là những cái cớ để khơi gợi những cảm nghĩ của nhân vật Tôi mà thôi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)