Toàn tập giáo án GDCD 11

Chia sẻ bởi Lê Văn Điệp | Ngày 26/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Toàn tập giáo án GDCD 11 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Ngày giảng: Phần I: công dân với kinh tế

Tiết 1. Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế


I- Mục tiêu bài giảng:
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.
3) Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
II- phương tiện dạy học:
Sử dụng các dụng cụ trực quan như: Sơ đồ, biểu bảng, bảng phụ, bút dạ ...
III- tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản

GV đặt vấn đề:
Bác Hồ đã dạy: " Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Trong công cuộc đổi mới hôm nay, học sinh thanh niên là sức trẻ của dân tộc, có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh sự phát triển kinh tế theo lời của Bác.
Vậy trước hết chúng ta phải hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế. Như vậy ta cần nắm được một số khái niệm cơ bản: Sản xuất vật chất ? Sức lao động, lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động ?
GV dẫn dắt:
Để hiểu được vai trò sản xuất của cải vật chất trong sự phát triển kinh tế trước ta phân tích xem:
Sản xuất của cải vật chất là gì ?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận phân tích về khái niệm sản xuất vật chất?
- Đại diện nhóm trình bày
- Đề nghị nhóm khác nhận xét, đánh giá, nếu thấy thiếu thì bổ xung theo ý kiến của nhóm mình.
=> Giáo viên kết luận
Ngoài VD GV nêu ra, yêu cầu HS lấy thêm 1 vài VD khác.
Sau khi HS lấy được 1 vài VD GV phân tích tiếp.
Trong đời sống xã hội, loài người có nhiều mặt hoạt động như kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học ...để tiến hành được các hoạt động đó trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại được con người phải ăn, mặc, ở, đi lại ... để có ăn, mặc... thì con người phải tạo ra của cải vật chất (SX) . Như vậy vai trò của sản xuất của cải vật chất đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Theo em có vải trò quan trọng như thế nào ? Và tại sao các hoạt động khác phải nhằm phục vụ hoạt động sản xuất ?
Gọi 1 - 2 học sinh trả lời
GV dẫn dắt chuyển ý:
Trong quá trình SX có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Song chúng ta tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX.
Trước hết, GV trình bày sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình SX. Sau đó đi sâu phân tích từng yếu tố.
GV nêu sơ đồ về các yếu tố hợp thành sức lao động.
HS chứng minh rằng: Thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có sức lao động.




Hoạt động 2: Cá nhân.
GV yêu cầu 1 HS đọc KN lao động trong SGK. Sau đó phân tích.
GV đặt câu hỏi:
Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động ?
Gọi HS trả lời.
GV kết luận:
Yêu cầu 1HS đọc KN đối tượng LĐ GV đưa ra sơ đồ 03. Đối tượng LĐ phân tích sơ đồ và KN.
Gọi HS lấy VD minh hoạ về đối tượng LĐ của một số ngành, nghề khác nhau trong XH.
Độc KN về TLLĐ (SGK).
Đưa sơ đồ các bộ phận hợp thành tư liệu lao động.
Gọi HS phát biểu ý kiến phân biệt các bộ phận của TLLĐ ở 1 số ngành trong XH.
GV kết luận:















1) Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
- Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất ?







Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con ngườu vào tự nhiên, biến đổi các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
VD:
Nhu cầu của HS đến lớp có bàn ghế để phục vụ cho học tập tốt hơn thì người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bộ bàn ghế ...
- Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
+ Là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
+ Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần.
+ Hoạt động sản xuất là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển.
+ Lịch sử XH loài người là 1 quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục các phương thức SX, là quá trình thay thế phương thức SX cũ, lạc hậu bằng phương thức SX mới, tiến bộ hơn.
2) Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình SX (sơ đồ 01)
Sức lao động -> Tư liệu lao động -> đối tượng lao động => SP.
* Sức lao động:
Sơ đồ 02: Các yếu tố hợp thành sức lao động.
Thể lực
Sức lao động
Trí lực

- Lao động:
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu cho đời sống con người.
Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có trách nhiệm. Vì vậy LĐ là hoạt động bản chất nhất của con người, nhờ đó để phân bịêt với hoạt động bản năng của con vật.
Vì: Chỉ khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động.
* Đối tượng lao động: Sơ đồ 03.
Có sắn trong TN
Đối tượng lao động:
Đã trải qua
t/đ của LĐ
* Tư liệu lao động: Sơ đồ 04.
Công cụ LĐ
Tư liệu lao động: Hệ thống bình chứa
Kết cấu hạ tầng

=> Nhìn vào kết quả SX, có 2 yếu tố kết tinh trong sản phẩm đó là:
Tư liệu LĐ + đối tượng LĐ = tư liệu SX.
=> Sức LĐ + Tư liệu SX = Sản phẩm

4) Củng cố.
Bài tập 1: Hãy phân tích đối tượng với tư liệu LĐ của một số ngành SX mà em biết ?
Bài tập 2:
Hãy phân tích VD sau: Con bò khi nào nó là đối tượng lao động và khi nào nó là tư liệu lao động ?
5) Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài, trả lời câu hỏi 2,3.
Đọc trước phần 3 - Bài 1.




Tiết 2. Công dân với sự phát triển kinh tế
(Tiếp)

I- Mục tiêu bài giảng:
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2) Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống.
3) Về thái độ:
- Thấy được trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế gia đình và đất nước.
- Xác định nhiệm vụ của cả dân tộc là tập trung phát triển kinh tế theo XHCN.
II- phương tiện dạy học:
Sơ đồ, biểu bảng, bảng phụ, giấy cỡ to, bút dạ ...
III- tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản


Yêu cầu HS đọc KN tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế (SGK)
Treo sơ đồ 05: Phát triển kinh tế. Sau đó phân tích từng nội dung.








Theo em tăng trưởng kinh tế là gì ?
Phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế ?
Dự kiến HS trả lời:
Có sự khác nhau giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Em hiểu thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý ?
Là mqh hữu cơ , phụ thuộc, quy định lẫn nhau về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
Tỷ trọng trong các ngành dịch vụ và CM trong GNP tăng dần, còn ngành nông nghiệp giảm dần.


ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với mỗi cá nhân ?
Gọi HS trả lời.


Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình em và em làm gì để phát triển kinh tế gia đình ?
1, 2 HS trả lời.
Gia đình có mấy chức năng cơ bản ?



Theo em sự phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?




3) Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
a) Phát triển kinh tế là gì ?
- KN: SGK.
- Sơ đồ 05: Nội dung của phát triển kinh tế. (Sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải đạt 3 nội dung).

Tăng trưởng k.tế
Phát triển kinh tế Cơ cấu KT hợp lý
Công bằng XH
- Tăng trưởng kinh tế:
Là sự gia tăng của GDP và GNP tính theo đầu người.
Tăng trưởng kinh tế có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy phải có c/s phù hợp.
- Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu hợp lý, tiến bộ.
- Sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội.
=> Phát triển kinh tế có quan hệ biện chứng với tăng trưởng kinh tế và công bằng XH. Vì khi tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện giải quyết công bằng XH, khi công bằng XH được đảm bảo sẽ tạo động lực cho sự phát triển kin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)