Toán so sánh chièu dài -lớp mầm
Chia sẻ bởi Phạm Thị Phương Anh |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Toán so sánh chièu dài -lớp mầm thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: ĐỐ BÉ PHƯƠNG TIỆN NÀO DÀI HƠN
SVTT: VÕ NHƯ Ý
GVHD: PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH
I) Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng. Biết so sánh chiều dài bằng cách đặt cạnh nhau dùng đúng từ chỉ chiều dài: “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát, phát triển ngôn ngữ toán qua việc dùng từ chỉ chiều dài.
- Rèn kĩ năng so sánh (chiều dài) bằng cách đặt cạnh nhau.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.
- Biết nghe và làm theo yêu cầu của cô.
II) Chuẩn bị:
- Của cô: Giáo án, máy chiếu, thẻ hình xe máy, nhạc không lời.
- Của trẻ: Mỗi trẻ có rổ đựng hình xe máy và các hình phương tiện giao thông để chơi trò chơi.
III) Cách tiến hành:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
* Hoạt động: Cùng nhau múa hát.
- Cho trẻ hát bài hát “ lái ô tô” .
- Các con vừa hát bài gì? ( lái ô tô )
- Vậy ô tô là loại phương tiện giao thông đường gì? ( đường bộ )
Bây giờ cùng cô đến xem đường phố nha.
2
* Hoạt động 1:
Bé nào hay?
- Ở ngã tư đường phố con thấy có gì?
- Đây là xe gì? (xe ô tô)
- Xe ô tô này có màu gì? (trẻ trả lời)
- Hai xe ô tô này như thế nào?
- Hai xe ô tô này như thế nào với nhau?
- Ngoài ra trên đường phố con còn thấy 2 xe nào có chiều dài bắng nhau nữa? (trẻ trả lời).
- Có một chiếc ô tô đã chạy đi,một chiếc ô tô khác chạy đến, con nhìn xem 2 ô tô này chiều dài có bằng nhau không?
Và như thế thì gọi chúng như thế nào với nhau? Cô đố các con phương tiện nào dài hơn?
3
* Hoạt động 2:
Đố bé phương tiện nào dài hơn?
- Cô có gì đây?
- Và đây là xe gì?
Cô cho hai xe đậu cạnh nhau, đầu bên trái bằng nhau.
- Con thấy hai xe này như thế nào với nhau? ( không bằng nhau).
- Ô tô màu đỏ như thế nào so với xe ô tô màu vàng?
- Vì sao con nói ô tô màu đỏ dài hơn ô tô màu vàng? ( trẻ trả lời )
=> Vì ô tô màu đỏ có phần thừa ra nên cô nói ô tô màu đỏ dài hơn ô tô màu vàng.
- Ô tô màu vàng như thế nào so với xe ô tô màu đỏ?
- Vì sao con nói ô tô màu vàng ngắn hơn ô tô màu đỏ? ( trẻ trả lời )
=> Vì ô tô màu vàng không có phần thừa ra nên cô nói ô tô màu vàng ngắn hơn ô tô màu đỏ.
4
* Hoạt động 3:
Ai nhớ giỏi
- Ngoài ô tô ra thì còn có phương tiện nào là PTGT đường bộ nữa?
- Các con nhìn xem trong rỗ mình có gì?
- Có những xe máy màu gì?
- Hãy đặt chúng cạnh nhau sao cho 1 đầu bằng nhau.(Gợi ý cho trẻ so sánh bằng cách đặt cạnh nhau)
- Các con hãy so sánh xem xe máy nào dài hơn?
- Vì sao con nói xe máy màu xanh dài hơn xe máy đỏ? (Cho trẻ nhắc lại)
- Xe máy đỏ như thế nào so với xe máy màu xanh?
- Vì sao con nói xe máy đỏ ngắn hơn xe máy màu xanh? (Cho trẻ nhắc lại)
5
* Hoạt động 4:
Bé cùng chơi
* Trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn:
Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm cô phát cho 1 tranh ( có vẽ 1 đường ngắn và 1 con đường dài) và 1 rỗ trong đó có các PTGT dài ngắn khác nhau. Khi có hiệu lệnh thì trẻ tìm và dán PTGT vào đường sao cho PTGT ngắn (dài) vào đường ngắn (dài). Khi hết thời gian đội nào dán nhanh và đúng nhiều thì thắng cuộc.
Cho trẻ chơi 1, 2 lần. Nhận xét trẻ.
* Trò chơi: Ai chạy đúng đường.
Cách chơi:
Trẻ làm các PTGT, trên sân cô có vẽ 2 đoạn đường. Khi nghe yêu cầu “chạy trên đường ngắn hơn”, thì trẻ sẽ chạy trên đường ngắn hơn. Hoặc ngược lại, khi chạy phải chú ý tín hiệu đèn giao thông.
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: ĐỐ BÉ PHƯƠNG TIỆN NÀO DÀI HƠN
SVTT: VÕ NHƯ Ý
GVHD: PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH
I) Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng. Biết so sánh chiều dài bằng cách đặt cạnh nhau dùng đúng từ chỉ chiều dài: “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát, phát triển ngôn ngữ toán qua việc dùng từ chỉ chiều dài.
- Rèn kĩ năng so sánh (chiều dài) bằng cách đặt cạnh nhau.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.
- Biết nghe và làm theo yêu cầu của cô.
II) Chuẩn bị:
- Của cô: Giáo án, máy chiếu, thẻ hình xe máy, nhạc không lời.
- Của trẻ: Mỗi trẻ có rổ đựng hình xe máy và các hình phương tiện giao thông để chơi trò chơi.
III) Cách tiến hành:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
* Hoạt động: Cùng nhau múa hát.
- Cho trẻ hát bài hát “ lái ô tô” .
- Các con vừa hát bài gì? ( lái ô tô )
- Vậy ô tô là loại phương tiện giao thông đường gì? ( đường bộ )
Bây giờ cùng cô đến xem đường phố nha.
2
* Hoạt động 1:
Bé nào hay?
- Ở ngã tư đường phố con thấy có gì?
- Đây là xe gì? (xe ô tô)
- Xe ô tô này có màu gì? (trẻ trả lời)
- Hai xe ô tô này như thế nào?
- Hai xe ô tô này như thế nào với nhau?
- Ngoài ra trên đường phố con còn thấy 2 xe nào có chiều dài bắng nhau nữa? (trẻ trả lời).
- Có một chiếc ô tô đã chạy đi,một chiếc ô tô khác chạy đến, con nhìn xem 2 ô tô này chiều dài có bằng nhau không?
Và như thế thì gọi chúng như thế nào với nhau? Cô đố các con phương tiện nào dài hơn?
3
* Hoạt động 2:
Đố bé phương tiện nào dài hơn?
- Cô có gì đây?
- Và đây là xe gì?
Cô cho hai xe đậu cạnh nhau, đầu bên trái bằng nhau.
- Con thấy hai xe này như thế nào với nhau? ( không bằng nhau).
- Ô tô màu đỏ như thế nào so với xe ô tô màu vàng?
- Vì sao con nói ô tô màu đỏ dài hơn ô tô màu vàng? ( trẻ trả lời )
=> Vì ô tô màu đỏ có phần thừa ra nên cô nói ô tô màu đỏ dài hơn ô tô màu vàng.
- Ô tô màu vàng như thế nào so với xe ô tô màu đỏ?
- Vì sao con nói ô tô màu vàng ngắn hơn ô tô màu đỏ? ( trẻ trả lời )
=> Vì ô tô màu vàng không có phần thừa ra nên cô nói ô tô màu vàng ngắn hơn ô tô màu đỏ.
4
* Hoạt động 3:
Ai nhớ giỏi
- Ngoài ô tô ra thì còn có phương tiện nào là PTGT đường bộ nữa?
- Các con nhìn xem trong rỗ mình có gì?
- Có những xe máy màu gì?
- Hãy đặt chúng cạnh nhau sao cho 1 đầu bằng nhau.(Gợi ý cho trẻ so sánh bằng cách đặt cạnh nhau)
- Các con hãy so sánh xem xe máy nào dài hơn?
- Vì sao con nói xe máy màu xanh dài hơn xe máy đỏ? (Cho trẻ nhắc lại)
- Xe máy đỏ như thế nào so với xe máy màu xanh?
- Vì sao con nói xe máy đỏ ngắn hơn xe máy màu xanh? (Cho trẻ nhắc lại)
5
* Hoạt động 4:
Bé cùng chơi
* Trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn:
Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm cô phát cho 1 tranh ( có vẽ 1 đường ngắn và 1 con đường dài) và 1 rỗ trong đó có các PTGT dài ngắn khác nhau. Khi có hiệu lệnh thì trẻ tìm và dán PTGT vào đường sao cho PTGT ngắn (dài) vào đường ngắn (dài). Khi hết thời gian đội nào dán nhanh và đúng nhiều thì thắng cuộc.
Cho trẻ chơi 1, 2 lần. Nhận xét trẻ.
* Trò chơi: Ai chạy đúng đường.
Cách chơi:
Trẻ làm các PTGT, trên sân cô có vẽ 2 đoạn đường. Khi nghe yêu cầu “chạy trên đường ngắn hơn”, thì trẻ sẽ chạy trên đường ngắn hơn. Hoặc ngược lại, khi chạy phải chú ý tín hiệu đèn giao thông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Phương Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)