Toán-SKKN-Phân số lớp 4

Chia sẻ bởi Đặng Hùng Cường | Ngày 10/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Toán-SKKN-Phân số lớp 4 thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

GV thực hiện: ĐẶNG HÙNG CƯỜNG
TRƯỜNG: TIỂU HỌC CÂY DƯƠNG 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHỤNG HIỆP
CHUYÊN ĐỀ KHỐI 4
Năm học: 2016-2017
CHUYÊN ĐỀ :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN SỐ Ở LỚP 4
*Bố cục:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng
2.Một số biện pháp áp dụng
III.KẾT QUẢ
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
V.KẾT LUẬN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phân số là một mảng kiến thức quan trọng của kiến thức trọng tâm Số học. Trong chương trình Tiểu học. Phân số được dạy ở học kì II lớp 4 (Tuần 20 và 22), một loại số biểu thị một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị. Tuy nhiên, với đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, việc lĩnh hội những kiến thức phân số là vấn đề không đơn giản. Học sinh còn bở ngỡ khái niệm ban đầu về phân số, thực hiện các phép tính về phân số chưa tốt so với các phép tính về các số tự nhiên.
.
Nâng cao chất lượng về phân số cho học sinh lớp 4, là vấn đề tôi luôn quan tâm. Để giúp học sinh lớp 4 cuối năm đạt kết quả cao đồng thời tạo điều kiện để các em học tốt phân số trong chương trình môn Toán. Qua nhiều năm trăn trở về chất lượng của học sinh ở môn toán cùng với kết hợp rút kinh nghiệm trong các tiết học trên lớp của học sinh, nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy ở lớp 4, theo kinh nghiệm tôi thấy phần lớn mà học sinh vướng phải nhiều nhất ở môn toán là mạch kiến thức về phân số. Vì thế tôi tiến hành nghiên cứu Chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt so sánh phân số ở lớp 4”.

.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
*Về giáo viên
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các đồng nghiệp chưa thấy được vị trí quan trọng của các bài toán về phân số, giáo viên không mở rộng kiến thức cho học sinh. Khi dạy cho học sinh không hệ thống được các nội dung kiến thức, không phân định rõ dạng bài, để khắc sâu cách giải cho học sinh. Phương pháp dạy các bài toán về phân số còn chưa phù hợp với nhận thức và trình độ của học sinh, không gây được hứng thú và sự say mê học toán của các em.
Một số giáo viên cảm thấy ngại và khó dạy ngay từ bài đầu tiên về khái niệm phân số, chưa thấy rõ được mối quan hệ giữa phân số và số tự nhiên, quan hệ giữa phân số và phép chia số tự nhiên. Khi giảng dạy chưa khai thác hết các bài tập có trong chương trình để xây dựng bài mới, nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả.
b) Về học sinh
Chương trình môn toán lớp 4, nội dung và các phép tính về phân số được đưa vào dạy ở học kỳ II. Vừa làm quen, học khái niệm phân số các em phải học ngay các phép toán về phân số, rồi giải các bài toán về phân số cho nên các em cảm thấy đây là một nội dung khó, khi dạy các bài toán khó về phân số, nhiều em cảm thấy sợ. Việc vận dụng các quy tắc của phân số các em tính chậm. Tính chất của các phép tính về phân số trừu tượng,
mối quan hệ giữa các thành phần trong các phép tính về phân số nhiều học sinh không phát hiện được do khả năng quan sát và suy nghĩ còn hạn chế.
Thực tế một số em giải được và đúng bài tập thì rất ít. Tìm hiểu nguyên nhân thấy rằng các em không biết quan sát, so sánh các phân số, không phân tích được qui luật có trong dãy phân số đó để có thể tính được đúng và nhanh.
2. Một số biện pháp áp dụng
Hình thành khái niệm ban đầu về phân số. Dạy từ học kì II của lớp 2 đến lớp 3, học sinh đã làm quen với phân số qua hình ảnh trực quan, và sử dụng trong giải bài toán dạng “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”. Tuy chưa nêu tên gọi “phân số”, “tử số”, “mẫu số” nhưng học sinh cũng nhận biết bước đầu về một loại kiến thức mới, không giống như các số tự nhiên đang học.
*Buớc đầu so sánh phân số với đơn vị (1):
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số
Phân số có tử số bé hơn mẫu số
Phân số có tử số bằng mẫu số
*Hướng dẫn cách thực hiện
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số: (thì phân số lớn hơn 1)
(giải thích: VD một cái bánh được chia
thành 5 phần bằng nhau ta đã lấy đi 7 phần, hết cái bánh và thêm 2 phần, ta xác định lớn hơn 1)

+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số: (thì phân số bé hơn 1)
(giải thích: VD một cái bánh được chia thành 9 phần bằng nhau ta đã lấy đi 7 phần, chưa hết cái bánh ít hơn 2 phần, ta xác định bé hơn 1).
+ Phân số có tử số bằng mẫu số: (thì phân số bằng 1), (giải thích: quy về phép chia số tự nhiên: 7 : 7 = 1. HS phải hiểu cả hai số 7 là số bị chia và số chia, tất cả phân số có tử và mẫu bằng nhau thì bằng 1).
*Bài: So sánh hai phân số
+Dạng 1: So sánh hai phân số có cùng mẫu số:
Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
+Dạng 2. So sánh các phân số khác mẫu số:
Quy đồng các mẫu phân số đó rồi so sánh các tử số của các phân số mới. Đưa về các phân số có cùng tử số rồi so sánh các mẫu số của phân số mới. Khi học sinh đã nắm chắc 2 dạng trên, chắc chắn các em sẽ vận dụng vào việc thực hành tốt các phép tính với phân số.
-Thông thường ta sử dụng tên gọi phân số thực sự tức là các phân số có tử số bé hơn mẫu số. VD:
Tuy nhiên để tăng khả năng thực hành, ứng dụng các kiến thức về phân số mức độ cao hơn, cho học sinh sử dụng phân số không thực sự, tức là các phân số có tử số lớn hơn hoặc bằng mẫu số.
VD: Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên nêu tên gọi “phân số thực sự” hoặc “phân số không thực sự”, tránh sự phân tán việc học của các em.
Qua những đặc điểm trên, trong việc dạy toán phải gắn liền với thực tế cuộc sống xung quanh các em. Để đạt được mục tiêu, giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt, nhiệt tình trong tổ chức quá trình dạy học, tích cực nghiên cứu tài liệu phục vụ cho bài học, để học sinh chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên lựa chọn nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp nhằm hướng theo sự phát huy tài năng của từng học sinh mà kích thích việc học tập của các em.
Nên cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ, trong cả lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp phải giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài và sự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của mình.
- Giúp học sinh nhận ra rằng, hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân. Thông qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
- Khuyến khích học sinh tìm các cách giải khác nhau và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải bài toán hoặc để giải quyết một vấn đề trong học tập. Dần dần, học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình.
III. KẾT QUẢ
Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các biện pháp trên, nhận thấy học sinh tiến bộ khá rõ rệt, bản thân của các em cũng ý thức hơn khi thực hiện phép tính so sánh phân số có hiệu quả. Tuy rằng đây chỉ mới là kết quả bước đầu thực hiện “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt so sánh phân số ở lớp 4” đây là một quá trình lâu dài song tôi vẫn cảm thấy rất vui vì biện pháp tôi áp dụng bước đầu có khả quan. Học sinh biết vận dụng kiến thức để thực hiện các dạng toán về phân số có hiệu quả, không còn tâm lý sợ khi học phép tính này
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ các biện pháp đã trình bày, tôi thấy rằng: Muốn cho học sinh thực hiện tốt việc so sánh phân số trước hết học sinh thuộc bảng cửu chương, nắm vững tính chất của phép chia, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 để áp dụng thực hành các phép tính về phân số, sử dụng đồ dùng trực quan. Quá trình học sinh làm bài cần theo dõi uốn nắn kịp thời. Chú trong việc luyện tập thực hành là chính. Cần biết trân trọng ý kiến học sinh, dùng nhiều hình thức khích lệ, biểu dương động viên tinh thần học tập của học sinh. Không làm thay, nói thay học sinh. Cần tổ chức cho lớp tham gia trò chơi trong học toán để tạo sự hứng thú học tập ở các em.
Giáo viên, học sinh và phụ huynh phải có sự phối hợp hài hòa tạo điều kiện nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. Chăm chỉ luyện tập sẽ giúp các em đạt được kết quả cao trong học tập.
V. KẾT LUẬN
Vị trí quan trọng của việc giúp học sinh học tốt so sánh phân số, cùng với thực trạng học sinh của trường. Tôi xây dựng chuyên đề này với mục tiêu là giảm bớt số lượng học sinh học chưa tốt phần so sánh phân số. Đồng thời tạo điều kiện cho các em học tốt hơn ở các môn học khác.
Với các biện pháp và kết quả nêu trên, tôi nêu một số kinh nghiệm ít ỏi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với quý thầy, cô. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, để chuyên đề áp dụng vào thực tiễn giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hẹn gặp lại
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe
Biên soạn : Đặng Hùng Cường
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Để dạy tốt so sánh phân số cho học sinh tiểu học. Quý thầy, cô cần hướng dẫn cho học sinh cách trình bày như thế nào và giải bài toán sau
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1:
So sánh phân số với 1
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 2:
So sánh 1 với
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 3:
So sánh phân số với
CÂU HỎI THẢO LUẬN
3/ So sánh phân số với
1/ So sánh phân số với 1
2/ So sánh 1 với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hùng Cường
Dung lượng: 431,66KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)