TOAN-GV-E9

Chia sẻ bởi Trịnh Hòan Tòan | Ngày 21/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: TOAN-GV-E9 thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

1
TẬP HUẤN HĐGDNGLL
I.Mục tiêu tập huấn
- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế.
2
Những căn cứ để dổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS:
a.Cơ sở pháp lý :
Khoản 2 điều 24 Luật Giáo dục có nêu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”.
Nghị quyết TW 2 khóa VII cũng khẳng định : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy – học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”
3
Rõ ràng là, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay là một việc làm tất yếu. Nhà trường cần quán triệt đổi mới phương pháp giáo dục cả trong quá trình dạy học văn hóa và việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL) cho học sinh (HS). Có thể coi đổi mới phương pháp (PP) tổ chức HĐGDNGLL là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Chất lượng và hiệu quả của HĐGDNGLL phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên biết vận dụng và mạnh dạn cải tiến các phương pháp tổ chức hoạt động một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương mình.
4
HĐGDNGLL còn thu hút phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường THCS. HĐGDNGLL cùng với hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
c./ Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS
Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội; làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS
5
b./ Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL ở trường THCS
Hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp và là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS
HĐGDNGLLgóp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện.
6
Rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội .
Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm, niềm tin trong cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
7
Như vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải nhằm đạt được ba mục tiêu trên, sao cho học sinh thực sự trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo, hướng tới việc phát huy và phát triển tiềm năng của các em. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh chính là nhân tố cơ bản, là mục tiêu của đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường.
d./ Đặc điểm của HSTHCS với HĐGDNGLL
Đây là lứa tuổi thiếu niên với những thay đổi phức tạp về cả tâm lý và sinh lý, cho nên được nhiều các nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu
8
Các em thường được coi là khó bảo vì chúng có những biểu hiện nửa trẻ con , nửa người lớn cả về thái độ lẫn hành vi. Các em muốn tự khẳng định mình, nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống.
Thời kỳ này có một vị trí đặc biệt, vì nó là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành- sự chuyển tiếp làm hình thành nên những cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành.
Trong HĐGDNGLL tính tích cực được biểu hiện khá rõ nét khi các em tham gia vào quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động của chính tập thể mình:
9
Thứ nhất, cần tìm tòi và lựa chọn các hình thức hoạt động đa dạng khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của các em.
Thứ hai, Tính tích cực của HS được thể hiện trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động và phân công nhau chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
Thứ ba, tính tích cực còn được thể hiện ở sự tham gia nhiệt tình và sáng tạo của học sinh.
Thứ tư, Tính tích cực còn thể hiện ở khâu đánh giá kết quả hoạt động.
Thứ năm, sự phối hợp điều khiển một cách nhịp nhàng giữa các cán bộ lớp cũng là một biểu hiện của tính tích cực hoạt động của HS.
10
Tóm lại, những đặc điểm vè tâm – sinh lý, về nhận thức, giao tiếp, học tập, tình bạn của HS THCS là nền tảng quan trọng đối với các lực lượng giáo dục. Giáo dục nhà trường cần chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nếu không sẽ không thể phát huy được tính tích cực và vai trò chủ động, sáng tạo của HS.
Có nắm vững những đặc điểm của HS THCS, người giáo viên mới có thể tổ chức tốt các HĐGDNGLL theo phương châm từ chỗ “ Thầy thiết kế - Trò thi công ” đến chỗ “ Trò tự thiết kế - Trò tự thi công ”. Đó chính là thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS.
11
e./Tình hình thực hiện việc tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS hiện nay
Lần đầu HĐGDNGLL được ban hành theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL( chương trình tổng thể) từ lớp 6 đến lớp 12( ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-Bộ GDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
+Những tồn tại:
12
Chưa có cơ chế chỉ đạo thống nhất về HĐGDNGLL từ các cấp quản lý giáo dục, do đó, các trường và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm còn gặp nhiều lúng túng ở khâu tổ chức và lực chọn biện pháp thực hiện sao cho tạo được hứng thú cũng như phát huy tính tích cực và vai trò chủ thể của HS.
Tính tích cực hoạt động của HS nhìn chung chưa cao, các em còn thụ động trong mọi khâu của quy trình HĐGDNGLL.
Đa số học sinh chưa được bồi dưỡng, huấn luyện để phát huy những kỹ năng tự quản như : Kỹ năng tham gia; kỹ năng giao tiếp, hòa nhập; kỹ năng tổ chức, quản lý, điều khiển hoạt động tập thể…
13
Giáo viên chủ nhiệm và những người tổ chức họat động chưa khai thác được tối đa tiềm năng sáng tạo và tích cực của HS. Vì vậy, tính thụ động của đa số HS trong các HĐGDNGLL vẫn là một thực tế cần phải quan tâm.
Nhiều trường THCS đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và thu hút sự tham gia của HS. Song những cải tiến đó cũng mới chỉ là cải tiến bộ phận, thiếu tính hệ thống và nhất là chưa khai thác hết khả năng của HS.
Vai trò chủ động hoạt động của HS nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt lớp. Nội dung hoạt động ít thay đổi nên dễ gây sự nhàm chán.
14
Tóm lại, nhìn chung là HĐGDNGLL mặc dù đã có những đổi mới về phương pháp tổ chức, nhưng vẫn chưa phát huy hết được tính tích cực và vai trò chủ thể trong hoạt động của HS. Vì vậy, tác dụng giáo dục thực sự của HĐGDNGLL ở trường THCS hiện nay còn nhiều hạn chế. Các hoạt động còn mang tính đối phó và chiếu lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của HĐGDNGLL đối với cấp học .
Từ các lý do nêu trên đây, việc tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong HĐGDNGLL ở trường THCS vẫn mang tính cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả của việc triền khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa HĐGDNGLL ở cấp học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức và tiến hành đổi mới phương tổ chức HĐGDNGLL cho HS thực sự là một yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Hòan Tòan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)