Toan

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyến | Ngày 04/11/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: toan thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

Tiết 1 §1 PHÉP BIẾN HÌNH


Lớp:





Kiểm diện:





Ngày soạn:





Ngày giảng:






I. Mục tiêu :
* Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được khái niệm phép biên hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó, liên hệ được với những phép biến hình đã học ở lớp dướiù.
* Kỹ năng : Phân biệt được các phép biến hình, hai phép biến hình khác nhau khi nào, xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
* Thái độ : Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình. Có nhiều sáng tạo trong học tập. Tích cực phát huy tình độc lập trong học tập.
II. Phương pháp dạy học :
*Diễn giảng, gợi mở vấn đáp và hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV - HS :
Bảng phụ hình vẽ 1.1 trang 4 SGK, thước , phấn màu . . .
III. Tiến trình dạy học :
ổn định lớp:

1. Giới thiệu chương I : Giáo viên giới thiệu phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng như sách giáo khoa.
2. Vào bài mới :
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề ( 5 phút )
* Câu hỏi 1: Cho hình bình hành ABCD, gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Qua O hãy xác định mối quan hệ của A và C; B và D; AB và CD .
+ HS : A và C; B và D; AB và CD đối xứng nhau qua tâm O.
* Câu hỏi 2; Cho vectơ và một điểm A. Hãy xác định B sao cho điểm B’ sao cho nêu mối quan hệ giữa B và B’.
+ HS: HS lên bảng vẽ hình và nêu nhận xét để đưa đến khái niện phép tịnh tiến.
Hoạt động 2: 1.Phép biến hình là gì ? ( 15 phút )

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Thực hiện (1: GV treo hình 1.1 và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+ Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d?
+ Hãy nêu cách dựng điểm M’.

+ Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
+ Nếu điểm M’ là hình chiếu của M trên d, có bao nhiêu điểm M như vậy?

* GV gợi ý khái niệm phép biến hình thông qua hoạt động (1
+ Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là một phép biến hình.
+ Cho điểm M’ trên đường thẳng d, phép xác định điểm M để điểm M’ là hình chiếu của điểm M không phải là một phép biến hình.
* GV nêu kí hiệu phép biến hình.




* GV: Phép biến hình mỗi điểm M thành chính nó được goị là phép biến hình đồng nhất.


+ Chỉ có 1 đường thẳng duy nhất.

+ Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với d , cắt d tại M’.
+ Co duy nhất một điểm M’.
+ Có vô số điểm như vậy, các điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với d đi qua M’.

+ HS nêu định nghĩa : Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng dđã được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.

Kí hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay M’ = F(M) và gọi điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F.
Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng thì ta kí hiệu H ‘= F(H ) là tập hợp các điểm M’ = F(M) với mọi điểm M thuộc H , ta nói F biến hình H thành hình H‘ hay hình H’ ‘là ảnh của hình H qua phép biến hình F.
* Phép biến hình mỗi điểm M thành chính nó được goị là phép biến hình đồng nhất.


Hoạt động 3:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Thực hiện (2: GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+ Hãy nêu cách dựng điểm M’.



+ Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
+ Quy tắc trên có phải là phép biến hình hay không?
 M’ M

M’’
+ Với mỗi điểm M tuỳ ý ta có thể tìm được ít nhất 2 điểm M’ và M’’ sao cho M là trung điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)