Tòa soạn báo

Chia sẻ bởi Trần Đức Lộc | Ngày 24/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tòa soạn báo thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Quy trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí.
1. Xây dựng đề cương, hình thành cứ liệu:
Đề cương biên tập:

Đề cương biên tập: sự định hướng của phóng viên khi nắm bắt kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí; nắm ý đồ thể hiện ảnh của Ban biên tập, Ban Thư ký; phải xác định được:
Đề tài.
Đối tượng.
Chủ đề.
Cách thức miêu tả đối tượng sao cho rõ chủ đề bài báo phản ánh.

Đề cương biên tập bao hàm ý nghĩa chính trị và ý nghĩa xã hội nhất định, là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
Phương diện tổ chức:
Định hướng tuyên truyền của Ban biên tập giao cho phóng viên.
Phóng viên tự đề xuất với lãnh đạo cơ qua báo sau khi xem xét, nghiên cứu một vấn đề nào đó.

Xác lập chủ đề, đề tài cho mỗi bài báo bằng ảnh: phải là vấn đề, đối tượng, sự thật tồn tại dưới dạng cụ thể của vật chất, mà ống kính có khả năng thu nhận.
*Chú ý:

Luôn bám sát nội dung, yêu cầu tuyên truyền để nắm bắt và phản ánh đúng – trúng vấn đề trung tâm.
Mục đích tuyên truyền cũng là sự cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đề cương biên tập càng cụ thể, sát thực, thì khi thâm nhập cơ sở phóng viên càng chủ động.
Trước mỗi chuyến đi công tác, cần chuẩn bị đầy đủ các công việc và phương tiện kỹ thuật cần thiết.

Nghiên cứu chủ trương, chính sách có liên quan đến vấn đề, địa phương, ngành mình phản ánh.
Tìm hiểu các phong trào, đọc những tài liệu, bài viết trước đó về lĩnh vực mà mình sắp tuyên truyền.
Từ đó suy nghĩ, hình dung “bức tranh toàn cảnh” hoặc những hình ảnh mình sẽ chụp.


Đây là cơ sở để chuẩn bị cho các bước hoạt động tiếp sau, đảm bảo một phần quan trọng về yếu tố tâm lý cho chuyến đi thắng lợi.
b. Đề cương chi tiết:
Đề cương chi tiết:
Là sự cụ thể hóa đề cương biên tập.
Là sự hoạch định những công việc, bài báo trong tư duy.
Là giai đoạn phóng viên cần thâm nhập tại địa phương, cơ sở, sau khi đã tiếp xúc, gặp gỡ và làm việc với các cấp lãnh đạo; từ đó vạch kế hoạch thực hiện ghi hình đối tượng cần phản ánh.
Các bước cơ bản:
Nghe lãnh đạo cơ sở báo cáo khái quát khó khăn, thuận lợi, những việc đã làm và chưa làm được.
Trao đổi, bàn bạc với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể sở tại về dự định của mình.


Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khả năng quan sát tinh tế và sự nhạy cảm nghề nghiệp giúp phóng viên phát hiện được những vấn đề cần thiết, những chủ đề cần tuyên truyền, các khía cạnh cơ bản, đặc trưng nhất của sự kiện, sự việc, hiện tượng.
Tuyên truyền bằng ảnh có ưu điểm: nhanh nhạy, dễ hiểu, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ… Nhưng đồi thời cũng tạo sự trùng lặp, nhàm chán nếu không đổi mới hình thức thể hiện ảnh. Cần cân nhắc và tự hỏi:
Đề tài này, lĩnh vực này, địa phương này, phân xưởng này,… đã có nhà báo nào, bài báo nào đề cập chưa?
Nếu đã có thì mình phải thể hiện nó ra sao?


Trong đề cương chi tiết, phóng viên cần chi tiết hóa ý định sáng tạo đến từng thao tác nhỏ:
Hình dung ra sẽ chụp động hình nào?
Đối tượng chính, đối tượng phụ là ai?
Bối cảnh cũng như phạm vi khuôn hình, cắt cúp ra sao?

Đề cương chi tiết vẫn có thể điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thâm nhập, tiếp xúc đối tượng.
2. Hoạt động ghi hình tại hiện trường, ghi hình đối tượng:

Là công việc biến những hình ảnh trong tư duy, dự định thành các tác phẩm trên phim chụp, trong máy số.
Là công đoạn lao động vất vả.
Là giai đoạn quyết định trực tiếp sự thành công, thất bại của tác phẩm ảnh.

a. Ghi hình tại hiện trường – sự biểu hiện phong phú về tính cách của phóng viên:
Ảnh báo chí chỉ chấp nhận một phương thức ghi thực, trực tiếp, phản ánh đúng bản chất của thực tại.


Người chụp thể hiện thực tế:
Một cách khách quan: là cách thể hiện tôn trọng sự thật 100%, không dàn dựng, không xếp đặt vì mục đích các nhân.
Một cách chủ quan: là muốn nói đến sự nhạy cảm, bản lĩnh chính trị, sự vận dụng sáng tạo các yếu tố tạo hình trong việc thể hiện đối tượng của nhà báo.

Xét phương diện chủ quan:
Suy nghĩ, tư tưởng mà người chụp muốn thể hiện thường bắt nguồn từ sự tiếp xúc trực tiếp với thực tế.
Phóng viên cần có sự chuẩn bị nhất định để trên cơ sở nghiên cứu trước những nguồn tài liệu đã thu thập, tạo ra những điều kiện để có thể hiểu đúng về thực tại.
Phóng viên có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất vấn đề mới có khả năng nắm bắt đúng khía cạnh hay nhất trong tác phẩm.
Một thực tế của báo chí:


Khả năng thể hiện nhiều ý tưởng khác nhau về cùng một đề tài.
Có nhiều cách thức khác nhau để chụp một bức ảnh.

=> Qua đó ta thấy những suy nghĩ riêng, dấu ấn riêng của từng tác giả.
=> Khả năng ghi rõ dấu ấn sáng tạo của mỗi cá nhân chứng tỏ nhiếp ảnh báo chí hoàn toàn có thể trở thành một phương tiện biểu hiện nghệ thuật.

Sau khi quyết định sẽ truyền đạt đến người xem ý tưởng gì, nhà báo bắt đầu cân nhắc xem nên chuyển ý tưởng đó bằng cách nào sang ngôn ngữ hình ảnh. Một trong những việc làm đầu tiên là khuôn hình đối tượng, công việc này giúp nhà nhiếp ảnh sử dụng thật tốt óc tưởng tượng sáng tạo của mình.
Miêu tả con người bằng ảnh: thông qua tư thế, động tác, cử chỉ, nét mặt thường gây ấn tượng mạnh và sâu sắc trong việc chuyển tải nội dung thôn tin trong bài báo.
b. Ghi hình tại hiện trường – sự bộc lộ của tài sáng tạo:


Báo ảnh: là sự tổng hợp giữa hình ảnh và chú thích hoặc bài viết, vào giây phút điển hình của sự kiện.


Phóng viên cần phải có:
Mục tiêu, ý đồ và phương pháp sáng tạo.
Năng lực chuyển hóa ý đồ, mục tiêu thành kết quả cụ thể.
Lao động của phóng viên nhiếp ảnh trong quá trình chuyển hóa ý đồ là lao động khoa học sáng tạo và nghệ thuật.


Phóng viên phải:

Tinh thông nghiệp vụ, biết vận dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật.
Phương pháp tiếp cận, thách thức thể hiện sáng tạo trong từng trường hợp có thể.

Để nêu bật chủ đề của tác phẩm:

Tính toán và hình dung bức ảnh mình sẽ chụp là bức ảnh như thế nào.
Đường nét, ánh sáng, mảng khối sắc độ của nó sẽ ra sao?
Nếu đối tượng phản ánh là một chuỗi sự kiện, hiện có sự ràng buộc, quy định lẫn thì cần phải có nhiều hình ảnh phản ánh đầy đủ những đặc trưng cơ bản trong quá trình diễn biến.
Việc bấm máy: là sự phản ánh sáng tạo có chọn lọc những đối tượng, những chi tiết đặc trưng, những giây phút điển hình nhất.

Phóng viên phải:
Nhìn bằng cách nhìn của ống kính, cùng lúc thấy cái tổng thể cũng như các chi tiết, những điều cần đưa vào trong ảnh.
Cố gắng loại bỏ những chi tiết thừa, bối cảnh không liên quan đến chủ đề.

Phương pháp thể hiện:
Phải gắn với tính chất đặc điểm của từng đối tượng cụ thể.
Phải thể thiện đối tượng trong hoàn cảnh, bối cảnh của nó.
Sáng tạo, linh hoạt là ở chỗ biết nắm bắt và xử lý tốt nhất hiệu quả ánh sáng, đường nét, màu sắc, góc độ đúng giây phút điển hình của đối tượng.

Giây phút bấm máy: là thao tác của trí tuệ, kết quả của quá trình tư duy nghiêm túc, sâu sắc, theo quan điểm, ý thức chính trị nhất định.

Thời cơ bấm máy:
Phụ thuộc nhiều vào thực tế khách quan.
Có thể bị quy định bởi cái chủ quan, ý thức chính trị của người chụp.
=> Xác định thời cơ bấm máy phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị của phóng viên.

Thời cơ bấm máy: là thời điểm giao nhau giữa tư duy sáng tạo và hình ảnh của thực tiễn.
Nắm bắt khoảnh khắc ấy của sự kiện, sự việc và thể hiện nó trong ảnh là thao tác quyết định nhất, thế mạnh tuyệt đối của loại hình nhiếp ảnh. Thiếu vắng nó, nhiếp ảnh chỉ còn là sự sao chép máy móc, sự phản ánh thực tiễn thuần túy.
3. Làm ảnh mẫu, dựng makét cho các bài báo bằng ảnh:

Là giai đoạn phóng viên tự biên tập trước khi gửi ảnh và bài lên Ban thư ký.
Nhằm lựa chọn những tấm ảnh tốt nhất, đẹp nhất để đăng báo hoặc sử dụng vào mục đích nhất định.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi tòa soạn, dựa trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập, viết chú thích, tư liệu bằng hình ảnh, người phóng viên có thể biên tập lại, chọn lọc chủ đề, những bức ảnh thích hợp với từng đối tượng bạn đọc.

Thao tác này cho biết:
Sự thiếu đủ về số lượng.
Tốt xấu về chất lượng của từng tác phẩm ảnh.
Từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Thậm chí, có thể phải tổ chức lại chuyến đi thực tế, cơ sở nếu cứ liệu đã thu nhận không đạt yêu cầu.

Công việc phóng viên cần làm:
In phóng ảnh, làm ma két.
Đối chiếu với bản đề cương Ban biên tập giao.
Tự xây dựng thành bài báo.
Sắp xếp các hình ảnh, nhóm ảnh theo chủ đề, đề tài, thể loại.
Viết chú thích cho các tác phẩm của mình.
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi, rút kinh nghiệm.

Rút kinh nghiệm:

Là kiểm tra toàn bộ công việc, kết quả mỗi chuyến đi cơ sở của phóng viên xem có đáp ứng yêu cầu, nghiệp vụ tuyền truyền của tòa soạn không.
Là bài học thực tế, góp phần giúp đỡ phóng viên làm tốt hơn, trách nhiệm hơn.
Không trực tiếp quyết định chất lượng tác phẩm trong một đợt hoạt động nghiệp vụ nhất định. Nhưng đối với quãng đời làm báo thì nó có ý nghĩa vô cùng lớn và thiết thực.

Nội dung, vấn đề rút kinh nghiệm:


Chủ đề Ban biên tập giao có phù hợp thực tế không?
Bản thân có nhận xét, ý kiến gì trong việc xây dựng, điều hành công việc?
Có thể khai thác được những chủ đề mới hoặc dự định mới nào không?
Phương thức nghiệp vụ của phóng viên có gì sáng tạo?
Hình thức thể hiện chuyển tải được nội dung bức ảnh không?
Thành công và thất bại của bản thân?
Hướng xử lý cho những chuyến đi công tác và hoạt động tác nghiệp về sau?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)