To huu
Chia sẻ bởi Bùi Thành |
Ngày 26/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: to huu thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tố Hữu (1920-2002) ,tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong gia đình tiểu tư sản.
- “Từ ấy” ghi nhận kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời CM của nhà thơ: được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.
- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “ Từ ấy”.
Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cai mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.
- Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.
- Hơn thế nữa, nguồn sáng ấy còn là “mặt trời”, và là mặt trời khác thường, “mặt trời” chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa : nếu mặt trời của đời thường tỏa ánh sáng , hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Những động từ “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân lí mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót. Đối với vườn hoa lá ấy còn gì đáng quí hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, còn gì đáng quí hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?
- Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp của sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
Những nhận thức mới về lẽ sống.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
- Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ “trang trãi” có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình cảm chung chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp. Nhà thơ khẳng định trong mối quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu : khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi
- “Từ ấy” ghi nhận kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời CM của nhà thơ: được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.
- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “ Từ ấy”.
Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cai mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.
- Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.
- Hơn thế nữa, nguồn sáng ấy còn là “mặt trời”, và là mặt trời khác thường, “mặt trời” chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa : nếu mặt trời của đời thường tỏa ánh sáng , hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Những động từ “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân lí mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót. Đối với vườn hoa lá ấy còn gì đáng quí hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, còn gì đáng quí hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?
- Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp của sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
Những nhận thức mới về lẽ sống.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
- Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ “trang trãi” có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình cảm chung chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp. Nhà thơ khẳng định trong mối quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu : khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)