Tố Hữu
Chia sẻ bởi Võ Thị Trâm Anh |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tố Hữu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tố hữu
Tên thật: Nguyễn Kim Thành(1920 - 2002)
Quê hương: Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi mẹ từ sớm.
Giác ngộ cách mạng thời Mặt trận Dân chủ.
Tham gia Cách mạng Tháng Tám ở Huế.
Giữ nhiều cương vị trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
Ông làm thơ từ nhỏ. Sau này khi tham gia cách mạng ông vẫn sáng tác đều đặn.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – 1996).
I. Cuộc đời
Nêu vài nét chính về cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu.
=> Cả cuộc đời Tố Hữu đều có những cống hiến lớn cho cách mạng và cho sự nghiệp văn học dân tộc. Ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ làm một.
Tố Hữu và Bác
Tố Hữu cùng các đồng chí trong chiến khu
Vợ chồng Tố Hữu
Tố Hữu tuổi xế chiều
Sự ra đi của
nhà thơ
1. Con đường thơ của Tố Hữu:
II. Sự nghiệp văn học:
a) Sơ nét về con đường thơ :
Tố Hữu đén với thơ và cách mạng gần như cùng một lúc. Năm 1937, những bài thơ đầu của Tố Hữu đã đem đến một tiếng thơ ca cách mạng đương thời. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng dường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Trình bày sơ nét về con đường thơ của tố Hữu.
b) Các tập thơ tiểu biểu:
Cho biết một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ
Tập thơ Từ ấy (1937-1946)
Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
Tập thơ “Ra trận” (1962-1971); “Máu và hoa” (1972-1977)
Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992); “Ta với ta” (1999)
Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng, tương ứng với 3 chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của Tố Hữu
Nội dung chính: Niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh sáng lý tưởng, tìm thấy lẽ sống. Ca ngợi lý tưởng cách mạng, giữ vững lập trường cách mạng trước thử thách.
Giá trị nghệ thuật: Chất lãng mạn trong trẻo của một cái tôi trữ tình mới; giai điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành.
Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Huế tháng Tám…
Nêu một vài ý chính về các phần; nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954):
Nội dung chính: Phản ánh cuộc kháng chiền chống Thực dân Pháp của dân tộc, phát hiện vẻ đẹp của nhân dân, tâm hồn những tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm là lòng yêu nước.
Giá trị nghệ thuật: Tiếng hát ân tình, thủy chung của cái tôi chiến sĩ; cuối giai đoạn này thơ Tố Hữu phát triển trong cảm hứng sử thi - trữ tình.
Tác phẩm tiêu biểu: Cá nước, Lên Tây Bắc, Lượm, Bầm ơi, Ta đi tới, Việt Bắc…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961):
Nội dung chính: Niềm vui, niềm tự hào , tin tưởng vào cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc. Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ngợi ca Đảng - Bác Hồ .Thể hiện tình cảm với miền Nam; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; khẳng định tình cảm quốc tế vô sản.
Giá trị nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi, cái tôi trữ tình công dân, nhân danh Đảng và dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu: 30 năm đời ta có Đảng, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Bài ca xuân 61, Từ Cu Ba...
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971); “Máu và hoa” (1972 - 1977):
Nội dung chính:
+Là khúc ca Ra trận; ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tập trung phản ánh cao trào chống Mỹ ở cả hai miền Nam Bắc. Tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác Hồ.
+Ca ngợi Tổ quốc Việt Nam - chân lý của thời đại. Tổng kết về Việt Nam anh hùng trong xây dựng đất nước và đấu tranh chống ngoại xâm
Giá trị nghệ thuật: Đậm tính chính luận và chất sử thi, mang âm hưởng hùng ca; cái tôi trữ tình công dân, nhân danh Đảng và dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu: Miền Nam, Bác ơi, Theo chân Bác, Non nước ngàn dặm…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992); “Ta với ta” (1999):
Nội dung chính: Là những chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bền vững với giọng trầm lắng, suy tư.
Giá trị nghệ thuật: Cái tôi nội cảm; giọng thơ trầm lắng, thấm đượm chất suy tư.
Tác phẩm tiêu biểu: Đảng và thơ, Hôn anh, Một tiếng đờn, Lòng anh, Ta với ta…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
Khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị.
Khuynh hướng sử thi, cảm hừng lãng mạn.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
Giàu tính dân tộc.
2. Phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu:
Thơ của Tố Hữu mang những phong cách, khuynh hướng như thế nào?
Tố Hữu là một thi sĩ và còn là một chiến sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho cách mạng, cho lí tưởng của Đảng.
Nội dung chính trị trong thơ Tố Hữu lại được chuyển tải qua cảm hứng trữ tình, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng
Đề tài trong thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ.
Khuynh hướng thơ trữ tình
chính trị:
Sự vận động của cái tôi trữ tình: cái tôi trữ tình → cái tôi chiến sĩ, nhân danh cộng đồng, Đảng và dân tộc.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
Đề tài trong thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê.
b) Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng:
Ảnh hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế.
Quan niệm thơ: "Thơ là chuyện đồng điệu..., thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí“
Sự hòa cảm tâm tình, cảm xúc của nhà thơ với cảnh, với người? để tạo ra một thứ nhạc tâm tình riêng ngọt ngào, thương mến.
Là lời tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.
c) Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:
Phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng mới hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc.
Khai thác và sáng tạo trong thể thơ, cách lập ý, cách diễn ý, đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu được chắt lọc từ lối nói quen thuộc của dân tộc : gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc.Tính nhạc trong thơ Tố Hữu phong phú với nhiều cung bậc qua hệ thống từ láy, gieo vần, phối thanh.
d) Giàu tính dân tộc:
Thơ Tố Hữu gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành tự do của dân tộc. là một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng, thơ trữ tình chính trị, kế tục một truyền thống lớn của nền thơ ca nước nhà.
Thơ Tố Hữu kết hợp hai yếu tố là cách mạng và dân tộc trong hình thức thi ca.
Đặc sắc của thơ Tố Hữu : niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà trong cả nội dung và hình thức.
III. Kết Luận :
Tên thật: Nguyễn Kim Thành(1920 - 2002)
Quê hương: Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi mẹ từ sớm.
Giác ngộ cách mạng thời Mặt trận Dân chủ.
Tham gia Cách mạng Tháng Tám ở Huế.
Giữ nhiều cương vị trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
Ông làm thơ từ nhỏ. Sau này khi tham gia cách mạng ông vẫn sáng tác đều đặn.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – 1996).
I. Cuộc đời
Nêu vài nét chính về cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu.
=> Cả cuộc đời Tố Hữu đều có những cống hiến lớn cho cách mạng và cho sự nghiệp văn học dân tộc. Ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ làm một.
Tố Hữu và Bác
Tố Hữu cùng các đồng chí trong chiến khu
Vợ chồng Tố Hữu
Tố Hữu tuổi xế chiều
Sự ra đi của
nhà thơ
1. Con đường thơ của Tố Hữu:
II. Sự nghiệp văn học:
a) Sơ nét về con đường thơ :
Tố Hữu đén với thơ và cách mạng gần như cùng một lúc. Năm 1937, những bài thơ đầu của Tố Hữu đã đem đến một tiếng thơ ca cách mạng đương thời. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng dường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Trình bày sơ nét về con đường thơ của tố Hữu.
b) Các tập thơ tiểu biểu:
Cho biết một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ
Tập thơ Từ ấy (1937-1946)
Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
Tập thơ “Ra trận” (1962-1971); “Máu và hoa” (1972-1977)
Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992); “Ta với ta” (1999)
Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng, tương ứng với 3 chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của Tố Hữu
Nội dung chính: Niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh sáng lý tưởng, tìm thấy lẽ sống. Ca ngợi lý tưởng cách mạng, giữ vững lập trường cách mạng trước thử thách.
Giá trị nghệ thuật: Chất lãng mạn trong trẻo của một cái tôi trữ tình mới; giai điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành.
Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Huế tháng Tám…
Nêu một vài ý chính về các phần; nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954):
Nội dung chính: Phản ánh cuộc kháng chiền chống Thực dân Pháp của dân tộc, phát hiện vẻ đẹp của nhân dân, tâm hồn những tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm là lòng yêu nước.
Giá trị nghệ thuật: Tiếng hát ân tình, thủy chung của cái tôi chiến sĩ; cuối giai đoạn này thơ Tố Hữu phát triển trong cảm hứng sử thi - trữ tình.
Tác phẩm tiêu biểu: Cá nước, Lên Tây Bắc, Lượm, Bầm ơi, Ta đi tới, Việt Bắc…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961):
Nội dung chính: Niềm vui, niềm tự hào , tin tưởng vào cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc. Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ngợi ca Đảng - Bác Hồ .Thể hiện tình cảm với miền Nam; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; khẳng định tình cảm quốc tế vô sản.
Giá trị nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi, cái tôi trữ tình công dân, nhân danh Đảng và dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu: 30 năm đời ta có Đảng, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Bài ca xuân 61, Từ Cu Ba...
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971); “Máu và hoa” (1972 - 1977):
Nội dung chính:
+Là khúc ca Ra trận; ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tập trung phản ánh cao trào chống Mỹ ở cả hai miền Nam Bắc. Tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác Hồ.
+Ca ngợi Tổ quốc Việt Nam - chân lý của thời đại. Tổng kết về Việt Nam anh hùng trong xây dựng đất nước và đấu tranh chống ngoại xâm
Giá trị nghệ thuật: Đậm tính chính luận và chất sử thi, mang âm hưởng hùng ca; cái tôi trữ tình công dân, nhân danh Đảng và dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu: Miền Nam, Bác ơi, Theo chân Bác, Non nước ngàn dặm…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
* Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992); “Ta với ta” (1999):
Nội dung chính: Là những chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bền vững với giọng trầm lắng, suy tư.
Giá trị nghệ thuật: Cái tôi nội cảm; giọng thơ trầm lắng, thấm đượm chất suy tư.
Tác phẩm tiêu biểu: Đảng và thơ, Hôn anh, Một tiếng đờn, Lòng anh, Ta với ta…
Nêu một vài ý chính về nội dung chính; giá trị nghệ thuật; tác phẩm tiêu biểu của tập thơ.
Khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị.
Khuynh hướng sử thi, cảm hừng lãng mạn.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
Giàu tính dân tộc.
2. Phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu:
Thơ của Tố Hữu mang những phong cách, khuynh hướng như thế nào?
Tố Hữu là một thi sĩ và còn là một chiến sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho cách mạng, cho lí tưởng của Đảng.
Nội dung chính trị trong thơ Tố Hữu lại được chuyển tải qua cảm hứng trữ tình, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng
Đề tài trong thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ.
Khuynh hướng thơ trữ tình
chính trị:
Sự vận động của cái tôi trữ tình: cái tôi trữ tình → cái tôi chiến sĩ, nhân danh cộng đồng, Đảng và dân tộc.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
Đề tài trong thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê.
b) Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng:
Ảnh hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế.
Quan niệm thơ: "Thơ là chuyện đồng điệu..., thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí“
Sự hòa cảm tâm tình, cảm xúc của nhà thơ với cảnh, với người? để tạo ra một thứ nhạc tâm tình riêng ngọt ngào, thương mến.
Là lời tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.
c) Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:
Phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng mới hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc.
Khai thác và sáng tạo trong thể thơ, cách lập ý, cách diễn ý, đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu được chắt lọc từ lối nói quen thuộc của dân tộc : gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc.Tính nhạc trong thơ Tố Hữu phong phú với nhiều cung bậc qua hệ thống từ láy, gieo vần, phối thanh.
d) Giàu tính dân tộc:
Thơ Tố Hữu gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành tự do của dân tộc. là một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng, thơ trữ tình chính trị, kế tục một truyền thống lớn của nền thơ ca nước nhà.
Thơ Tố Hữu kết hợp hai yếu tố là cách mạng và dân tộc trong hình thức thi ca.
Đặc sắc của thơ Tố Hữu : niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà trong cả nội dung và hình thức.
III. Kết Luận :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Trâm Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)