Tổ chức và hoạt động Đội

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Yến | Ngày 11/05/2019 | 381

Chia sẻ tài liệu: Tổ chức và hoạt động Đội thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN KIM YẾN
MỤC TIÊU
Học xong học phần sinh viên đạt được những yêu cầu sau:
Nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tổ chức và hoạt động Đội.
Có kỹ năng tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi và cộng đồng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi của Đảng ta. Hướng dẫn thiếu nhi học tập và làm theo Điều lệ Đội. Có kỹ năng tổ chức hội thảo, tự nghiên cứu những vấn đề về thiếu nhi.
Có trách nhiệm đối với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, lập trường và thái độ đúng đắn bảo vệ trẻ em theo công ước và quyền trẻ em, luật pháp chính sách của Nhà nước và bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Tôn trọng các em, tôn trọng Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
CHUONG I:

MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỘI:
Giáo dục thiếu niên, nhi đồng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
2. TÍNH CHẤT:
a. Tính quần chúng:
- Tổ chức Đội là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (từ 9 đến 14 tuổi) do các em làm chủ, tự quản mọi công việc, mọi hoạt động, dưới sự hướng dẫn của phụ trách.
- Đội thu hút tất cả thiếu niên trong độ tuổi tham gia, không phân biệt nam nữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, dân tộc, vùng lãnh thổ, khuyết tật, miễn là các em có nguyện vọng, tự nguyện xin gia nhập Đội được quá nửa đội viên trong chi đội đồng ý kết nạp.
- Nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội. Các hoạt động của Đội đều thu hút nhi đồng tham gia.

* Như vậy Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam.
2. TÍNH CHẤT:

b. Tính ch?t chính tr? - xã hội:
* Tổ chức Đội là một tổ chức quần chúng, có mục đích giáo dục chứ không phải là các tổ chức từ thiện, hướng đạo vui chơi đơn thuần. Giao dục bao giờ cũng mang tính giai cấp ? phục vụ quyền lợi của một giai cấp nhất định.
* Đội TNTP HCM là lực lượng GD trong và ngoài nhà trường lấy 5 điều bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu do Đảng CSVN sáng lập, do Đoàn TNCS HCM phụ trách cùng nhà trường XHCN GD thế hệ trẻ theo đường lối, quan điểm GD của Đảng.
2. TÍNH CHẤT:

b. Tính ch?t chính tr? - xã hội:
* Đội còn là tổ chức nồng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS HCM. Đội đoàn kết hợp tác với các tổ chức và phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình hạnh phúc của dân tộc.
2. TÍNH CHẤT:
c. Tính giáo dục:

- Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Năm điều Bác Hồ dạy là mục tiêu, nội dung giáo dục của tổ chức Đội đối với đội viên.
- Đội giáo dục đội viên theo chương trình rèn luyện đội viên.
- Mọi hoạt động của Đội đều đặt dưới sự phụ trách Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hương dẫn sư phạm của các thầy cô, các anh, chị phụ trách.
a. Chức năng của Đội:
Có hai chức năng cơ bản:

a.1. Giáo dục: Đội là lực lượng giáo dục quan trọng của xã hôi:
- Đội cùng nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đội giáo dục thiếu nhi theo nguyên tắc, phương pháp riêng của mình.
- Hình thức đa dạng, hấp dẫn, phong phú, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm cá nhân đội viên.

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
a. Chức năng của Đội:
Có hai chức năng cơ bản:
a.1. Giáo dục: Đội là lực lượng giáo dục quan trọng của xã hôi:
. . .
- Nội dung cụ thể:
+ Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức trách nhiệm trong học tập.
+ Giáo dục lao động, thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật.
+ Giáo dục sức khoẻ, vệ sinh.
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế.

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
a. Chức măng của Đội: Đội TNTP HCM có hai chúc năng cơ bản.
.
a.2. Tổ chức:
+ Đội tập hợp, thu hút tất cả thiếu niên nhi đồng tham gia các hoạt động do mình tổ chức, thực hiện điều lệ, nghi thức, nghĩa vụ cho tất cả các đội viên, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của thiếu nhi, bảo vệ đội ngũ cán bộ, uy tín của tổ chức Đội.
+ Đội tổ chức cho thiếu nhi cả nước cùng tham gia với toàn xã hội đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN, đấu tranh cho hoà bình va �tiến bộ xã h?i.
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
b. Nhiệm vụ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta:
* Tập hợp thiếu niên, nhi đồng, tạo điều kiện cho các em phát triển mọi khả năng, sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập, lao động và vui chơi bổ ích.
* Xây dựng Đội vững mạnh, giúp cho đội viên trở thành đoàn viên TNCS Hồ chí Minh. Phụ trách Sao nhi đồng, giúp nhi đồng phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
* Đoàn kết hữu nghị, tích cực tham gia các hoạt động tiến bộ của phong trào thiếu nhi quốc tế.
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
a. Tên gọi:
"Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh".

b. Khẩu hiệu của Đội:
"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
- Là mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội; thể hiện quyết tâm hành động của thiếu nhi Việt Nam, sẵn sàng tham gia mọi hoạt động của Đội, sẵn sàng học tập, tu dưỡng, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THỂ HIỆN QUA CÁC BIỂU TRƯNG.
c. Lời hứa Đội viên:
"Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội, giữ gìn danh dự Đội"
Là lời tuyên thề thiêng liêng trước cờ Tổ quốc, trước tập thể chi đội. Nhắc nhở Đội viên ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác dạy, chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ Đội.

d. Cờ Đội:
- Cùng màu với màu cờ Tổ quốc. Là biểu trưng cao quý của tổ chức Đội. Cờ dẫn lối đưa đường cho Đội tiến theo sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác Hồ.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THỂ HIỆN QUA CÁC BIỂU TRƯNG.
e. Huy hiệu măng non:

- Nền đỏ sao vàng của huy hiệu tượng trưng cho cờ Tổ quốc, cho sự lãnh đạo của Đảng đối với Đội.
- Măng non biểu trưng cho sự nối tiếp của các thế hệ.
- Chữ "sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động của Đội. TNVN là thế hệ tương lai, là lớp măng non đang lớn lên của dân tộc, Sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THỂ HIỆN QUA CÁC BIỂU TRƯNG.
f. Khăn quàng đỏ:

- Là một phần lá cờ Tổ quốc, tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu của Đảng.
- Đeo khăn quàng đỏ, đội viên tự hào về Tổ quốc, về dân tộc, về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Khăn quàng trên vai luôn nhắc nhở đội viên ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật đối với Đội.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THỂ HIỆN QUA CÁC BIỂU TRƯNG.
g. Chào của đội viên:
Tay giơ lên đầu, biểu hiện đội viên luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của tổ chức Đội lên trên hết. Năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết, thống nhất để xây dựng Đội vững mạnh.

h. Đội ca:
Là bài hát cổ động, nhắc nhở thiếu nhi phấn đấu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Thể hiện mục đích và con đường phấn đấu của tất cả đội viên thiếu niên tiền phong.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI THỂ HIỆN QUA CÁC BIỂU TRƯNG.
CHƯƠNG II.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
HỒ CHÍ MINH
1. Khái quát chung�:

- Hệ thống tổ chức của Đội bao gồm các cấp, Chi đội, Liên đội. Trên Liên đội là Hội đồng Đội các cấp từ phường, xã đến trung ương, do BCH Đoàn cùng cấp lập ra để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội. HĐĐ các cấp vừa đại diện cho tổ chức Đội, vừa là một bộ phận hữu cơ của Đoàn làm công tác phụ trách Đội.
1. Khái quát chung�:
- Tổ chức cơ sở Đội được xây dựng trong các trường học và trên địa bàn dân cư. Mỗi trường học thường tổ chức một Liên đội, mỗi lớp một chi đội, một tổ một phân đội. Trên địa bàn dân cư cũng xây dựng tổ chức Đội như trên.
- Việc thành lập các Liên đội, Chi đội do hội đồng Đội cùng cấp quyết định. Nếu chưa có HĐĐ thì do BCH Đoàn cùng cấp quyết định.
a. Liên đội:
- Các đơn vị cùng học tập, cùng hoạt động trong cùng trường học có từ 2 Chi đội trở lên thì dược thành lập một Liên đội. Đó là tổ chức cơ sở của Đội. Mỗi trường Tiểu học hoặc THCS thành lập một Liên đội. Liên đội đoàn kết tập hợp toàn thể thiếu niên nhi đồng trong nhà trường, thực hiện hoạt động do Đoàn, Đội tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ thiếu nhi học tập, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Liên đội được thành lập theo quyết định của HĐĐ hoặc BCH Đoàn cùng cấp nơi trường đóng.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Liên đội:
- Mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần vào đầu năm học để kiểm điểm đánh giá các hoạt động trong năm qua, thông qua chương trình hoạt động cho nhiệm kì tới và bầu ra BCH Liên đội để điều hành hoạt động của Liên đội. Ơ� mỗi Liên đội có một tổng phụ trách, làm nhiệm vụ thay mặt Đoàn phụ trách Đội, do Đoàn cấp trên bổ nhiệm, cùng BCH Liên đội điều hành tổ chức mọi HĐ của Đội.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Liên đội:
+ Có các nhiệm vụ:
Đề ra chương trình hành động cho toàn Liên đội trong cả năm học, từng học kì và thời gian hè, thực hiện mọi nghị quyết, chủ trương công tác của các cấp bộ Đoàn và Hội đồng Đội.
Chủ trì việc phát động các phong trào hành động, đề xuất các chủ đề và tổ chức thực hiện một số hoạt động lớn: Hội trại, các hội thi, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, các công trình măng non.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Liên đội:
+ Có các nhiệm vụ:
..
- Tổ chức đại hội Liên đội thường kì hàng năm, hướng dẫn các Chi đội tổ chức đại hội.
- Động viên theo dõi, chỉ đạo công tác của Chi đội, kiểm tra, đánh giá, phân loại các chi đội qua các đợt thi đua, sơ kết tổng kết.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Liên đội:
+ Có các nhiệm vụ:
..
- Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội cho các ban chỉ huy, các tổ nhóm chuyên môn, bồi dưỡng Đội viên lớn. thành lập Chi đội mới, làm lễ trưởng thành cho các Đội viên lớn.
- Xét duyệt khen thưởng thi đua, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, cử đại biểu đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp trên.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Liên đội: Có các nhiệm vụ:
..
- Phụ trách, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo công tác nhi đồng của các Chi đội.
- Liên kết, phối hợp với các lực lượng khác, với các Liên đội bạn trong công tác thiếu nhi và xây dựng Đội.
* Liên đội trong trường phổ thông là một lực lượng giáo dục quan trọng, cùng nhà trường giáo dục, rèn luyện Đội viên.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội:
- Là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động Đội. Chi đội gắn liền với lớp học. Từ 3 đội viên trở lên được thành lập một chi đội. Chi đội là đơn vị trung tâm của công tác Đội, trực tiếp điều hành kế hoạch công tác, trực tiếp quản lí giáo dục đội viên.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội:
- Xây dựng chương trình kế hoạch công tác của chi đội trong năm học, học kì, tháng, tuần một cách dân chủ, công khai.
- Ban chỉ huy Chi đội do đại hội Chi đội bầu ra, tổ chức thực hiện nhiệm vụ Chi đội theo kế hoạch do đại hội quyết định và theo sự hướng dẫn của phụ trách chi đội.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội
* Nhiệm vụ của Chi đội:
- Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động của Đội trong năm học, từng học kì, từng tháng, từng tuần và một số hoạt động đột xuất, dưới sự hướng dẫn của phụ trách chi đội.
- Đi sát động viên, giúp đỡ đội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội:
* Nhiệm vụ của Chi đội :
- Động viên và uốn nắn kịp thời các tập thể và cá nhân của chi đội có thành tích hoặc khuyết điểm. Bình xét cháu ngoan Bác Hồ cấp chi đội.
- Kết nạp đội viên, bồi dưỡng đội viên lớn tuổi, nhận xét và giới thiệu đội viên lớn, đủ tiêu chuẩn để đoàn xét kết nạp. Tổ chức lễ trưởng thành cho đội viên hết tuổi Đội.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội:
* Nhiệm vụ của Chi đội:
- Làm công tác đối với nhi đồng Hồ Chí Minh: bồi dưỡng và cử phụ trách Sao nhi đồng. Trực tiếp phụ trách nhi đồng lớp dưới theo sự phân công của liên đội.
- Tổ chức đại hội Chi đội, bầu ban chỉ huy, cử đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
- Giám sát, chỉ đạo hoạt động của các Phân đội trưởng trong Chi đội, cử các Phân đội trưởng.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
b. Chi đội
Chi đội là đơn vị trực tiếp tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động của thiếu nhi. Ngoài nhiệm vụ chung của liên đội, Chi đội có những nhiệm vụ do yêu cầu cụ thể của Chi đội đề ra. Phong trào Đội có phát triển và đạt kết quả tốt hay không, đều phụ thuộc vào nổ lực quyết tâm của Chi đội.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
c. Phân đội:
- Là đơn vị nhỏ nhất của Đội, trong trường phổ thông, Phân đội tương ứng với tổ học tập, có cùng độ tuổi, sinh hoạt, học tập và cư trú gần nhau, gắn bó với nhau trong cùng một công việc, một nhiệm vụ chung.
- Mỗi Phân đội có một Phân đội trưởng và một Phân đội phó do tâp thể phân đội bầu ra, đươc Ban chỉ huy Chi đội duyệt, đồng ý, hoặc do Ban chỉ huy Chi đội cử ra sau khi thông báo, lấy ý kiến tham khảo của Phân đội.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
c. Phân đội:
Có các nhiệm vụ sau:
Bàn bạc lập kế hoạch và thực hiện công tác Đội theo nghị quyết của Chi đội, hoặc triển khai một số công việc riêng của Phân đội, Phân đội không có nghị quyết riêng.
Đi sát, quản lí, giáo dục đội viên trong Phân đội, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, công tác và sinh hoạt.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
c. Phân đội:
Có các nhiệm vụ sau:
Giới thiệu đội viên mới để Chi đội kết nạp, giới thiệu đội viên để Chi đội cử làm phụ trách sao nhi đồng
Đoàn kết, sẵn sàng phối hợp, thi đua với Phân đội bạn, cùng phấn đấu để dành danh hiệu Chi đội mạnh.
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI
a. Nhi đồng và Sao nhi đồng:
- Là các em từ 6 đến 8 tuổi, là lớp dự bị của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Hoạt động do đội tổ chức là Sao nhi đồng.
- Sao nhi đồng là một nhóm từ 5 em trở lên ở gần nhau, cùng học tập, vui chơi với nhau.
- Sao nhi đồng được thành lập theo nhóm bạn cùng một lớp, ngồi ở bàn gần nhau, sống ở gần nhà nhau.
3. NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG Ở TIỂU HỌC
b. Một số quy định chung về Nhi đồng:
- Một Sao nhi đồng có một trưởng Sao làm nhiệm vụ tập điều khiển các công việc của Sao, trưởng Sao có thể bầu hoặc chỉ định theo hình thức luân phiên để các em làm quen với sinh hoạt tập thể và hình thành dần năng lực quản lí.
- Đội viên TNTP được cử trực tiếp giúp Sao nhi đồng được gọi là phụ trách Sao.
3. NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG Ở TIỂU HỌC
b. Một số quy định chung về Nhi đồng:
..
- Ở tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời là phụ trách nhi đồng lớp mình. Trên địa bàn dân cư, phụ nhi đồng do tổ chức Đoàn cơ sở cử.
- Tên gọi của Sao do các em chọn, có sự gợi ý của phụ trách sao. Thường lấy các đức tính tốt để đặt cho Sao.
3. NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG Ở TIỂU HỌC
b. Một số quy định chung về Nhi đồng:
..
Mục tiêu rèn luyên phấn đấu của nhi đồng là: Thực hiên 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên TNTP và luôn ghi nhớ: Vâng lời Bác Hồ dạy, Em xin hứa sẵn sàng, Là con ngoan trò giỏi, Cháu Bác Hồ kính yêu.
3. NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG Ở TIỂU HỌC
Bài hát truyền thống của nhi đồng: "Nhanh bước nhanh nhi đồng" của Phong Nhã.
Một tuần sinh hoạt Sao một lần, lớp một tháng một lần, ngắn gọn, vui chơi, học múa hát chơi trò chơi.
Nhi đồng không có quĩ riêng. Khi cần chi tiêu, Liên đội, Chi đội TNTP đỡ đầu, hội phụ huynh sẽ cấp và quyên góp ủng hộ.
3. NHI ĐỒNG VÀ SAO NHI ĐỒNG Ở TIỂU HỌC
NHỮNG NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.
CHƯƠNG III.
1. Khái quát chung�:
- Cơ sở để xây dựmg các nguyên tắc hoạt động Đội là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lí luận giáo dục học, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính giai cấp.
- Kinh nghiệm hoạt động của Đội hơn nữa thế kĩ qua cũng là cơ sở thực tiển quan trọng để xây dựng nguyên tắc hoạt động.
1. Khái quát chung�:
.
- Các nguyên tắc hoạt động Đội chi phối toàn bộ các hoạt động Đội được coi là căn cứ để xác định nội dung, tìm tòi các hình thức và phương pháp công tác Đội.
- Nguyên tắc hoạt động Đội luôn xuyên suốt và không thay đổi.
2.1 Đảm bảo định hướng chính trị - xã hội
*Hoạt động Đội:
Phải góp phần hình thành cho đội viên thế giới quan khoa học, giúp các em định hướng mục đích cuộc sống đúng đắn, lành mạnh.
Phải từng bước hình thành và c?ng cố niềm tin cho các em vào sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
2.1. Đảm bảo định hướng chính trị - xã hội
*Hoạt động Đội:
.
- Giúp các em hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống của Đảng, từ đó c?ng cố và nâng cao lòng yêu quê hương đất nước. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc và địa phương .
- Làm cho các em thêm yêu quý cuộc sống, ra sức rèn luyện phẩm chất, năng lực sẵn sàng tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước, ham muốn được cống hiến vào viêc xây dựng cuộc s?ng mới.
2.1. Đảm bảo định hướng chính trị - xã hội
.
* Được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong các hoạt động Đội, nhằm rèn luyện các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Tất cả những việc làm của cá nhân hay tập thể trẻ em, không đảm bảo định hướng chính trị - xã hội đều cần được uốn nắn, ngăn chặn kịp thời
2.2. Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tích cực tham gia vào các hoạt động Đội của thiếu niên và Đội viên.
- Hiểu và làm theo điều lệ Đội chính là đảm bảo cho quyền dân chủ, tự quản của đội viên.
- Phải do chính đội viên bàn bạc xây dựng và thực hiện. Anh chị phụ trách chỉ góp ý, hướng dẫn và giúp đỡ.
- Hoạt động cần đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung mới huy động được đông đảo các em tham gia, không nhàm chán đơn điệu, gò bó, mất vẻ tự nhiên.
2.2. Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tích cực tham gia vào các hoạt động Đội của thiếu niên và Đội viên.
- Hoạt động phải hướng vào việc xây dựng tập thể đoàn kết, tương thân, tương ái. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của Đội viên.
- Hoạt động không chỉ diễn ra trong trường, trên lớp, mà phải cả trên địa bàn dân cư, ngoài giờ lên lớp, để tạo điều kiện cho đông đảo các em cùng tham gia.
.
* Phải coi hoạt động Đội không chỉ là hoạt động của đội viên TNTP mà cần huy động cả thiếu niên, nhi đồng tham gia
2.2. Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tích cực tham gia vào các hoạt động Đội của thiếu niên và Đội viên.
2.3. Đảm bảo tính tự quản và phát huy năng lực sáng tạo của Đội viên, trên cơ sở có sự phụ trách của Đoàn.
- Quan tâm bồi dưỡng ban chỉ huy đội để các em có thể hoàn toàn chủ động, tự quản và điều hành các công việc của Đội, phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của đội viên và tập thể đội trong mọi hoạt động.
- Tin tưởng vào khả năng của tập thể Đội và Đội viên, chỉ hướng dẫn khi cần thiết, không bỏ mặc.
2.3. Đảm bảo tính tự quản và phát huy năng lực sáng tạo của Đội viên, trên cơ sở có sự phụ trách của Đoàn.
- Động viên kịp thời những cố gắng, sáng tạo c?a các em. Đánh giá đúng mức thành tích mà tập thể hoặc cá nhân đạt được. Chú ý giúp đỡ, động viên nh?ng thiếu nhi nhút nhát, tự ti.
- Sự hướng dẫn của người lớn nên tập trung nhiều vào khâu lập kế hoạch v� thực hiện kế hoạch
2.4. Đảm bảo với phù hợp đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên.
- Hoạt động đội phải được xây dựng cho phù hợp từng lứa tuổi cả về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện. Có vậy mới hoạt động có hiệu quả.
- Phải chú ý đến cá nhân Đội viên, thiếu nhi, có như thế mới phát huy dược năng lực sáng tạo của mỗi đội viên và của tập thể Đội trong các hoạt động. Đặc điểm cá nhân bao gồm cá tính, giới tính, đặc điểm cơ thể, hoàn cảnh, môi trường sống.
2.4. Đảm bảo với phù hợp đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên.
- Người phụ trách Đội phải có những tri thức về tâm lí, giáo dục học và phương pháp sư phạm khéo léo, nhờ vậy mà biết lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp với lứa tuổi, giới tính, cá nhân nhóm Đội viên.
- Chú ý kết hợp với các loại hình hoạt động khác, ở đó các công tác đề ra cũng đảm bảo sự phù hợp với từng lứa tuổi, tùng cấp học.
2.5. Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội.
- Đây là nguyên tắc đặc trưng của hoạt động Đội. Tuổi thiếu nhi thường thích hướng tới những gì cao đẹp, anh hùng, thơ mộng ? Đội tổ chức những hoạt động của mình thường thể hiện sự lãng mạn, bay bổng mà lành mạnh và được thể hiện ngay từ tên của mỗi hoạt động.
2.5. Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội.
- Thông qua vui chơi tổ chúc Đội thực hiện nhiệm vụ giáo dục: Vui chơi -> các em được tiếp xúc với tự nhiên, xã hội và con người, nâng cao nhận thức thế giới, rèn luyện thể chất, năng lực, bản lĩnh.
- Khi xây dựng và tổ chức hoạt động cần ý thức tìm tòi sáng tạo để có những cái tên hoạt động hấp dẫn có nội dung và hình thức không chỉ vừa sức mà phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế cho phép.
2.6. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội.
- Giáo dục là một quá trình liên tục, có hệ thống, có kế hoạch từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhận thức của đối tượng.
- Hoạt động Đội là một hoạt động giáo dục nên phải đảm bảo nguyên tắc trên. Phải được diễn ra cả trong nhà trường, trên địa bàn dân cư, trong năm học và thời gian nghĩ hè. Phải theo kế hoạch thống nhất, liên tục, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2.6. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội.
- Tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội thể hiện ở sự định ra mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, kế hoạch hoạt động của Đội từ Hội đồng Đội trung ương đến Chi đội, ở nội dung và hình thức hoạt động Đội theo lứa tuổi.
- Thể hiện sự thống nhất giữa hoạt động của nhà trường, xã hội với hoạt động của Đội.
2.6. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội.
*Khi tổ chức hoạt động Đội cần lưu ý:
Phải có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động giáo dục trong nhà trường, ở địa phương và hoạt động của Đội để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.
Cần lưu ý sự thống nhất giữa kế hoạch Liên đội, Chi đội với kế hoạch của Đội viên. Kế hoạch năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch các học kì và kế hoạch hoạt động hè.
2.6. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội.
*Khi tổ chức hoạt động Đội cần lưu ý:
Hoạt động của Đội gắn chặt với hoạt động của nhà trường và hoạt động của đoàn cơ sở.
Chương trình hoạt động của Đoàn, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường và chương trình rèn luyện Đội viên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau.
CHƯƠNG IV
PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
1. KHÁI QUÁT CHUNG:

- Là lề lối, cách thức và biện pháp tổ chức hoạt động nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho đội viên.
- Là sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa hoạt động hướng dẫn, định hướng giáo dục của phụ trách Đội và hoạt động tự quản, tự giáo dục của Đội viên.
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
.
- Không thể tách rời nội dung và hình thức công tác Đội, mà phải phù hợp với nó.
- Thống nhất với phương pháp dạy học, tự giáo dục ở trường phổ thông, nhưng có những nét đặc thù của phương pháp công tác Đội:
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
.
Nét đặc thù đó là:
+ Đề cao vai trò tự quản, tự giáo dục của Đội viên.
+ Giáo dục Đội viên không phải bằng phương pháp hành chính, pháp chế mà bằng các biện pháp mềm dẻo vận động bằng dư luận lành mạnh, dùng các tấm gương, người thật, việc thật để thuyết phục.
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
..
Nét đặc thù đó là:
+ Thông qua các hoạt động tâp thể của Đội mang tính xã hội để giáo dục Đội viên.
+ Tất cả các phương pháp công tác Đội có quan hệ mật thiết với nhau và được phối hợp sử dụng trong mỗi hoạt động Đội.
2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.
2.1. Hoạt động tâp thể, mang tính xã hội hữu ích.
- Tạo ra những điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đội viên.
- Các em tự kh?ng định mình, gắn bó trong tâp thể, hình thành thái độ tương thân, tương ái, giúp nhau trong công việc và trong cuộc sống.
2.1. Hoạt động tập thể, mang tính xã hội hữu ích
.
- Là trường học đầu tiên của quá trình giáo dục chính trị xã hội. Thông qua hoạt động các em được tiếp xúc và nhập cuộc vào đời sống hàng ngày.
- Các em thấy mình có ích, tự hào về những đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng , đổi mới đất nước.
- Để đảm bảo hiệu quả giáo dục hoạt động tập thể của Đội cần phải tuân theo các yêu cầu:
2.1. Hoạt động tập thể, mang tính xã hội hữu ích.

*Yêu cầu sư phạm.
Làm cho toàn thể Đội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu đặt ra trong hoạt động tập thể, mang tính xã hội của Đội.
Mỗi hoạt động phải lập kế hoạch và tự các em đề xuất, bàn bạc tìm ra các biện pháp cụ thể để thực hiện đến cùng.
Dự kiến các tình huống, những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết.
2.1. Hoạt động tâp thể, mang tính xã hội hữu ích.
.
*Yêu cầu sư phạm.
Phân công công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và năng lực, sở trường của từng Đội viên.
Sử dụng các hình thức thi đua, khuyến khích đội viên tích cực tham gia các hoạt động Đội.
Khi hoàn thành cần kịp thời sơ kết, nhận xét, đánh giá công bằng khách quan.
2.2. Trò chơi và vui chơi.

- Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn trẻ em rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú.
- Mang đến cho các em niềm sung sướng, sự thoả mãn, niềm sảng khoái.
- Đồng thời giúp các em lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho các em những nhạy cảm, phản xạ tinh thần tốt, hình thành trong các em kĩ năng, kĩ xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện.
2.2. Trò chơi và vui chơi
.
- Giúp cho các em khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội rộng rãi.
- Khi tổ chức trò chơi cho thiếu nhi cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:
2.2. Trò chơi và vui chơi
.
- Nội dung hình thức trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới tính, đặc điểm thể chất.
- Hình thức trò chơi cần luôn đổi mới, hấp dẫn. Nội dung và mức độ yêu cầu phải được nâng cao dần, phù hợp với yêu cầu giáo dục và cần được chuẩn bị chu đáo.
2.2. Trò chơi và vui chơi
.
Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn, nhất là những trò chơi lớn, trò chơi vận động, dã ngoại.
Cần có "cẩm nang trò chơi"và truyền nó cho đội viên để các em thường được chơi trò chơi mới, để có thể tự sáng tạo ra trò chơi.
Cần có điểm vui chơi để tự các em tổ chức hoạt động vui chơi theo sở thích.
2.3. Thuyết phục trong công tác Đội

- Thuyết phục được thể hiện qua lời nói, thể hiện qua những tấm gương của bè bạn, anh chị em, anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, những tấm gương anh hùng liệt sĩ, gương Bác Hồ, gương các danh nhân lịch sử văn hoá.
- Được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo của Đội, trong các buổi nói chuyện giữa các em với người lớn.
2.3. Thuyết phục trong công tác Đội

- Chủ yếu là phân tích, giải thích, chứng minh để thuyết phục các em làm việc tốt, noi gương tốt, nhận thức được cái sai, tránh cái sai, biết phê phán, đấu tranh với cái sai,
- Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:
2.3. Thuyết phục trong công tác Đội
.
- Không khí buổi thảo luận, hội thảo hay thuyết trình phải chân thành, cởi mở, hấp dẫn.
- Lời nói cần rõ ràng, sinh động, ngắn gọn. Phân tích, giảng giải, thuyết trình phải có sức thuyết phục.
- Động viên đa số đội viên tích cực tham gia thảo luận, tranh luận, báo cáo và lắng nghe ý kiến người khác.
2.3. Thuyết phục trong công tác Đội
.
- Thuyết phục bằng tấm gương có tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình tự giáo dục ở mỗi đội viên, vì đó là những biểu tượng cao đẹp, là tấm gương sáng ngời của các em.
- Những người tốt việc tốt trong trường học, anh chị phụ trách gương mẫu đều có tác dụng giáo dục thấm thía, sâu sắc đối với các em.
2.4. Giao nhiêm vụ cho đội viên và tập thể Đội

- Chủ yếu được tiến hành ở Chi đội, Phân đội. Nhằm lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội.
- Tạo sự kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức Đội đóng góp sức mình vào các hoạt động Đội.
- Đồng thời giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật và tính tự quản của các em.
- Sử dụng phương pháp này cần chú ý các yêu cầu sau:
2.4. Giao nhiêm vụ cho đội viên và tập thể Đội
.
- Nắm vững trình độ, khả năng của đội viên và tập thể đội khi giao nhiệm vụ. Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Làm cho mỗi đội viên và tập thể đội hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao và tiếp nhận nhiệm vụ một cách hồ hởi, phấn khởi và với tinh thần trách nhiệm cao.
2.4. Giao nhiêm vụ cho đội viên và tập thể Đội

Phân công nhiệm vụ hợp lí cho đội viên và tập thể đội, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập và giúp đỡ gia đình của các em.
Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và h? trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đánh giá công bằng khách quan, kịp thời từng kết quả đạt được của đội viên và tập thể đội.
2.5. Phương pháp thi đua trong công tác đội


Thi đua là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể đội.
Thi đua làm cho đội viên và tập thể đội không thỏa mãn với những gì đã đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn.
2.5. Phương pháp thi đua trong công tác đội
.
Thi đua nếu chúng ta sử dụng tốt sẽ tạo nên, sức mạnh tổng hợp cho tổ chức đội hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện mình.
Đội sử dụng phương pháp thi đua trong tất cả các hoạt động của mình, hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của người phụ trách và tập thể chỉ huy đội.
2.5. Phương pháp thi đua trong công tác Đội
.
Thi đua học tập giữa các đội viên và tập thể đội; Thi đua lao động sản xuất; Thi đua trong hội thi, hội diễn, hội thao.
Cần giải thích cho mỗi đội viên hiểu rõ mục đích, nội dung và tiêu chuẩn thi đua.
Hình thức thi đua cần phong phú, sinh động và nghiêm túc. Tránh qua loa, đại khái, hình thức.
2.5. Phương pháp thi đua trong công tác Đội
.
- Tránh biến thi đua thành ganh đua, ăn thua. Uốn nắn kịp thời các thủ đoạn xấu, tính ích kỉ, hẹp hòi, hiếu thắng ở mỗi cá nhân và tập thể Đội.
- Đánh giá kết quả thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai ? đạt được sự đoàn kết, thái độ cầu thị, sự vui sướng, tự hào lành mạnh về thành tích của mình.
2.6. Khen thưởng và khiển trách

- Trong hoạt động Đội khen thưởng và khiển trách được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động.
- Có nhiều hình thức: Khen thưởng bằng lời, giấy chứng nhận, tặng phẩm. Khiển trách bằng việc giáo dục thông qua ý kiến, dư luận tâp thể là sự nhắc nhở khéo léo giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2.6. Khen thưởng và khiển trách
.
- Khen thưởng: tuyên dương, biểu dương; Giấy khen, bằng khen; Thưởng huy hiệu Đội; Công nhận danh hiệu.
- Khiển trách: Phê bình trước tập thể; Nhắc nhở trên bảng tin; Xoá tên trong danh sách.
- Khen thưởng và khiển trách đúng sẽ đạt kết quả giáo dục cao, kích thích các hoạt động tiếp theo vì vậy cần chú y �các yêu cầu:
2.6. Khen thưởng và khiển trách
.
- Khen thưởng và khiển trách phải khách quan, công bằng, chính xác. Chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến phản giáo dục và mất lòng tin ở các em.
- Phát huy vai trò tự quản của đội trong việc xét, khen thưởng và khiển trách. Tránh sự áp đặt chủ quan của phụ trách hay BCH.
- Phối hợp các lực lượng giáo dục có liên quan trong việc khen thưởng và khiển trách.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)