TỔ CHỨC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Trí |
Ngày 09/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: TỔ CHỨC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
T
TỔ CHỨC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN
I.Giới thiệu chung về tổ chức kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá
+Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra
+Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh
+Giúp cho cán bộ quản lí giáo biết mức độ đạt được của học sinh-> có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
+Có thể phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (KT-KN) của môn học
+Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn mỗi lớp, mỗi cấp học.
+ Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
+Cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
+Cần đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời
+Cần đánh giá học sinh ở những mức độ khác nhau
+Kết hợp đánh giá thành tích của học sinh với quá trình dạy học
+Kết hợp đánh giá kết quả cuối cùng và quá trình học tập của học sinh
+Kết hợp đánh giá định tính và đánh giá định lượng
+Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài
3.Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN nói riêng :
+ Đảm bảo tính toàn diện
+ Đảm bảo độ tin cậy
+ Đảm bảo tính khả thi
+ Đảm bảo hiệu quả
+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá
4.Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN
- Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
- Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
- Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá
- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá
- Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
Ví dụ Đề kiểm tra 15 phút bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1 : Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là :
A. Ngôn ngữ báo chí B. Ngôn ngữ điện ảnh
C. Ngôn ngữ văn học D. Ngôn ngữ múa
Câu 2 : Hoàn thành nhận định sau "Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật trước hết là nói đến ngôn ngữ................ được dùng trong văn bản nghệ thuật”
A. khoa học, chính xác B. hành chính, khuôn mẫu
C. toàn dân, đơn nghĩa D. gợi hình, gợi cảm
Câu 3 : Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là
A. Tuyên truyền và giáo dục B. Thông tin và thẩm mỹ
C. Giao tiếp và giải trí D. Nhận thức và tác động
Phần II : Tự luận
Cho văn bản nghệ thuật sau :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
1. Phân tích tính hình tượng và tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản trên.
2. Tìm một số bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ "Thân em” như trên, từ đó nhận xét, đánh giá nét riêng trong cách thể hiện hình tượng người thiến nữ xưa ở từng bài.
Nhận xét về đề bài (tính hướng tới chuẩn kiến thức kĩ năng của đề bài)
1.Mục đích kiểm tra đánh giá: kiểm tra một bài học, căn cứ vào mức độ cần đạt của bài học (nắm khái niệm, có kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệ thuật)
2.Nội dung kiểm tra đánh giá:
+Phần trắc nghiệm: Câu 1, 2, 3 hướng tới khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật
+Phần tự luận: Kiểm tra kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệ thuật
->Cả hai phần trắc nghiệm và tự luận đều căn cứ vào mục trọng tâm kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện trong chuẩn .
-> Tuy nhiên nội dung kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo tính toàn diện : chỉ và quá chú ý đến về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, -> chưa có câu hỏi về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật (nội dung này có trong trong tâm kiến thức).
3.Mức độ kiểm tra đánh giá:
+Phần trắc nghiệm: kiểm tra khả năng biết, hiểu kiến thức
+Phần tự luận: kiểm tra khả năng phân tích và đánh giá
->Đề bài đưa ra nhiều mức độ kiểm tra đánh giá khác nhau từ thấp-> cao giúp cho sự phân hóa học sinh một cách rõ ràng và cụ thể.
4.Với đề bài này cần có thang điểm cụ thể cho từng phần trắc nghiệm và tự luận-> thể hiện được mục đích và mức độ kiểm tra đánh giá.
II.Thực hành việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.Đánh giá một số đề bài
Đề 1: Đề kiểm tra lớp 10 (thời gian15 phút)
Câu 1(3 điểm)Hãy kể tên các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Câu 2(7 điểm)Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bài ca dao sau
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
*Nhận xét về đề bài
1.Nội dung kiểm tra đánh giá: phù hợp với mức độ cần đạt và trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nắm được các nhân tố giao tiếp và biết cách xác định các nhân tố giao tiếp trong một văn bản cụ thể
2.Mức độ kiểm tra đánh giá: thời gian phù hợp, có thể phân loại học sinh nhờ các mức độ kiểm tra đánh giá : câu 1 (mức độ nhận biết kiến thức), câu 2 (mức độ phân tích, đánh giá)
Đề 2: Đề kiểm tra lớp 11(thời gian 90 phút)
Câu 1 (4.0đ) :
Anh (chị) thu nhận được những gì về Hồ Xuân Hương (cuộc đời, con người, thơ ca) qua những câu thơ sau của nhà thơ Hoàng Trung Thông :
(Trích “Hồ Xuân Hương - Người đó là ai ?” in trong Tiếng thơ không dứt, NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, tr.56-60)
Câu 2 (6.0đ) :
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai ?
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ
Khi thì nói cô là con Hồ Phi Diễn
Khi thì lại bảo cô là em Hồ Sĩ Đống
Khi thì nói nàng viết thơ Nôm
Khi thì nói nàng giỏi giang chữ Hán
Khi thì nói nàng tục mà không dâm
Khi thì bảo nàng dâm mà không tục
Chỉ có mấy chục bài thơ thôi
mà tốn biết bao giấy mực
Để bình về một người làm thơ
Một người phụ nữ không ai có thể thờ ơ
Một người phụ nữ đã từng xỉa xói
Một người phụ nữ đã từng dám nói
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…”
Ôi người thơ nữ ấy thật là đáo để
Xuân Diệu mới tôn lên là “Bà chúa thơ Nôm”…
*Nhận xét về đề bài
1.Nội dung kiểm tra đánh giá
+Câu 1: kiểm tra về tác giả Hồ Xuân Hương-> căn cứ vào Mục tiêu cần đạt và Trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài Tự tình(Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương; Tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả)-> hiện tượng vượt chuẩn
+Câu 2: phù hợp với trọng tâm kiến thức
2.Mức độ kiểm tra đánh giá
+Câu 1: HS phải đọc hiểu văn bản-> rút ra đặc điểm cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương: yêu cầu cao hơn của mức độ nhận biết và thông hiểu
+Câu 2: Khả năng phân tích, đánh giá.
=> Chú ý
-Cần đảm bảo nội dung kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tuy nhiên có thể vận dụng một cách linh hoạt dựa vào đối tượng học sinh
-Phải chú ý đến nhiều mức độ kiểm tra đánh giá từ thấp đến cao để có thể đánh giá đúng và phân hóa được học sinh
Đề 3: Đề kiểm tra lớp 12 ( kiểm tra học kì- thời gian 120 phút )
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I(2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
Câu II(3,0 điểm)
Anh(chị) hãy viết một bài văn khoảng 400 chữ nêu suy nghĩ về nghị lực của tuổi trẻ.
PHẦN RIÊNG(5,0 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu (Câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến- Quang Dũng)
Câu III.b.Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sự thể hiện tư tưởng Đất nước của Nhân dân trong đoạn thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…"
( Đất nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
*Nhận xét đề bài
-Về nội dung kiểm tra đánh giá: phù hợp với yêu cầu của một đề học kì, cấu trúc đề thi tốt nghiệp, và trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
+Câu 1: Đặc điểm của văn học VN 1945-1975
+Câu 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, vấn đề tư tưởng đạo lí gần gũi với học sinh, cần thiết cho tuổi trẻ.
+Câu 3: Kĩ năng cảm nhận đoạn thơ, đúng trọng tâm kiến thức
-Về mức độ kiểm tra đánh giá: bao gồm cả kiểm tra khả năng hiểu biết (câu 1), kĩ năng kiểm tra đánh giá, vận dụng (câu 2,3)
2.Thực hành ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng
-Học viên ra đề theo nhóm (5 nhóm), mỗi nhóm ra một đề kiểm tra 15 phút, 1 đề 1( hoặc 2 tiết), có yêu cầu ngắn gọn của đề.
-Mỗi nhóm trình bày đề và yêu cầu đề trước lớp, thuyết trình về việc thực hiện 6 bước ra đề như thế nào
-Các nhóm thảo luận đánh giá tính đạt chuẩn của đề kiểm tra.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
TỔ CHỨC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN
I.Giới thiệu chung về tổ chức kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá
+Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra
+Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh
+Giúp cho cán bộ quản lí giáo biết mức độ đạt được của học sinh-> có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
+Có thể phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (KT-KN) của môn học
+Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn mỗi lớp, mỗi cấp học.
+ Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
+Cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
+Cần đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời
+Cần đánh giá học sinh ở những mức độ khác nhau
+Kết hợp đánh giá thành tích của học sinh với quá trình dạy học
+Kết hợp đánh giá kết quả cuối cùng và quá trình học tập của học sinh
+Kết hợp đánh giá định tính và đánh giá định lượng
+Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài
3.Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN nói riêng :
+ Đảm bảo tính toàn diện
+ Đảm bảo độ tin cậy
+ Đảm bảo tính khả thi
+ Đảm bảo hiệu quả
+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá
4.Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN
- Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
- Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
- Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá
- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá
- Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
Ví dụ Đề kiểm tra 15 phút bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1 : Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là :
A. Ngôn ngữ báo chí B. Ngôn ngữ điện ảnh
C. Ngôn ngữ văn học D. Ngôn ngữ múa
Câu 2 : Hoàn thành nhận định sau "Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật trước hết là nói đến ngôn ngữ................ được dùng trong văn bản nghệ thuật”
A. khoa học, chính xác B. hành chính, khuôn mẫu
C. toàn dân, đơn nghĩa D. gợi hình, gợi cảm
Câu 3 : Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là
A. Tuyên truyền và giáo dục B. Thông tin và thẩm mỹ
C. Giao tiếp và giải trí D. Nhận thức và tác động
Phần II : Tự luận
Cho văn bản nghệ thuật sau :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
1. Phân tích tính hình tượng và tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản trên.
2. Tìm một số bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ "Thân em” như trên, từ đó nhận xét, đánh giá nét riêng trong cách thể hiện hình tượng người thiến nữ xưa ở từng bài.
Nhận xét về đề bài (tính hướng tới chuẩn kiến thức kĩ năng của đề bài)
1.Mục đích kiểm tra đánh giá: kiểm tra một bài học, căn cứ vào mức độ cần đạt của bài học (nắm khái niệm, có kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệ thuật)
2.Nội dung kiểm tra đánh giá:
+Phần trắc nghiệm: Câu 1, 2, 3 hướng tới khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật
+Phần tự luận: Kiểm tra kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệ thuật
->Cả hai phần trắc nghiệm và tự luận đều căn cứ vào mục trọng tâm kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện trong chuẩn .
-> Tuy nhiên nội dung kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo tính toàn diện : chỉ và quá chú ý đến về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, -> chưa có câu hỏi về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật (nội dung này có trong trong tâm kiến thức).
3.Mức độ kiểm tra đánh giá:
+Phần trắc nghiệm: kiểm tra khả năng biết, hiểu kiến thức
+Phần tự luận: kiểm tra khả năng phân tích và đánh giá
->Đề bài đưa ra nhiều mức độ kiểm tra đánh giá khác nhau từ thấp-> cao giúp cho sự phân hóa học sinh một cách rõ ràng và cụ thể.
4.Với đề bài này cần có thang điểm cụ thể cho từng phần trắc nghiệm và tự luận-> thể hiện được mục đích và mức độ kiểm tra đánh giá.
II.Thực hành việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.Đánh giá một số đề bài
Đề 1: Đề kiểm tra lớp 10 (thời gian15 phút)
Câu 1(3 điểm)Hãy kể tên các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Câu 2(7 điểm)Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bài ca dao sau
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
*Nhận xét về đề bài
1.Nội dung kiểm tra đánh giá: phù hợp với mức độ cần đạt và trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nắm được các nhân tố giao tiếp và biết cách xác định các nhân tố giao tiếp trong một văn bản cụ thể
2.Mức độ kiểm tra đánh giá: thời gian phù hợp, có thể phân loại học sinh nhờ các mức độ kiểm tra đánh giá : câu 1 (mức độ nhận biết kiến thức), câu 2 (mức độ phân tích, đánh giá)
Đề 2: Đề kiểm tra lớp 11(thời gian 90 phút)
Câu 1 (4.0đ) :
Anh (chị) thu nhận được những gì về Hồ Xuân Hương (cuộc đời, con người, thơ ca) qua những câu thơ sau của nhà thơ Hoàng Trung Thông :
(Trích “Hồ Xuân Hương - Người đó là ai ?” in trong Tiếng thơ không dứt, NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, tr.56-60)
Câu 2 (6.0đ) :
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai ?
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ
Khi thì nói cô là con Hồ Phi Diễn
Khi thì lại bảo cô là em Hồ Sĩ Đống
Khi thì nói nàng viết thơ Nôm
Khi thì nói nàng giỏi giang chữ Hán
Khi thì nói nàng tục mà không dâm
Khi thì bảo nàng dâm mà không tục
Chỉ có mấy chục bài thơ thôi
mà tốn biết bao giấy mực
Để bình về một người làm thơ
Một người phụ nữ không ai có thể thờ ơ
Một người phụ nữ đã từng xỉa xói
Một người phụ nữ đã từng dám nói
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…”
Ôi người thơ nữ ấy thật là đáo để
Xuân Diệu mới tôn lên là “Bà chúa thơ Nôm”…
*Nhận xét về đề bài
1.Nội dung kiểm tra đánh giá
+Câu 1: kiểm tra về tác giả Hồ Xuân Hương-> căn cứ vào Mục tiêu cần đạt và Trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài Tự tình(Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương; Tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả)-> hiện tượng vượt chuẩn
+Câu 2: phù hợp với trọng tâm kiến thức
2.Mức độ kiểm tra đánh giá
+Câu 1: HS phải đọc hiểu văn bản-> rút ra đặc điểm cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương: yêu cầu cao hơn của mức độ nhận biết và thông hiểu
+Câu 2: Khả năng phân tích, đánh giá.
=> Chú ý
-Cần đảm bảo nội dung kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tuy nhiên có thể vận dụng một cách linh hoạt dựa vào đối tượng học sinh
-Phải chú ý đến nhiều mức độ kiểm tra đánh giá từ thấp đến cao để có thể đánh giá đúng và phân hóa được học sinh
Đề 3: Đề kiểm tra lớp 12 ( kiểm tra học kì- thời gian 120 phút )
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I(2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
Câu II(3,0 điểm)
Anh(chị) hãy viết một bài văn khoảng 400 chữ nêu suy nghĩ về nghị lực của tuổi trẻ.
PHẦN RIÊNG(5,0 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu (Câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến- Quang Dũng)
Câu III.b.Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sự thể hiện tư tưởng Đất nước của Nhân dân trong đoạn thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…"
( Đất nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
*Nhận xét đề bài
-Về nội dung kiểm tra đánh giá: phù hợp với yêu cầu của một đề học kì, cấu trúc đề thi tốt nghiệp, và trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
+Câu 1: Đặc điểm của văn học VN 1945-1975
+Câu 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, vấn đề tư tưởng đạo lí gần gũi với học sinh, cần thiết cho tuổi trẻ.
+Câu 3: Kĩ năng cảm nhận đoạn thơ, đúng trọng tâm kiến thức
-Về mức độ kiểm tra đánh giá: bao gồm cả kiểm tra khả năng hiểu biết (câu 1), kĩ năng kiểm tra đánh giá, vận dụng (câu 2,3)
2.Thực hành ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng
-Học viên ra đề theo nhóm (5 nhóm), mỗi nhóm ra một đề kiểm tra 15 phút, 1 đề 1( hoặc 2 tiết), có yêu cầu ngắn gọn của đề.
-Mỗi nhóm trình bày đề và yêu cầu đề trước lớp, thuyết trình về việc thực hiện 6 bước ra đề như thế nào
-Các nhóm thảo luận đánh giá tính đạt chuẩn của đề kiểm tra.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Trí
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)