TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Sáng | Ngày 08/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
MỤC TIÊU
Học xong chuyên đề này HV có thể:
Hiểu được thế nào là hoạt động (HĐ) nhóm và lợi ích của HĐ nhóm trong dạy học
Nêu được các bước tến hành HĐ nhóm
Phân tích được các y/c khi tổ chức HĐ nhóm
Phân tích được các khó khăn khi tổ chức HĐ nhóm và cách khắc phục
Sử dụng được các kĩ thuật : chia nhóm, giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức báo cáo kết quả làm việc nhóm
NỘI DUNG
1. Thế nào là hoạt động nhóm?
2. Lợi ích của hoạt động nhóm
3. Cách bước tiến hành tổ chức hoạt động nhóm
4. Yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm
5. Khó khăn khi tổ chức hoạt động nhóm và cách khắc phục
6. Thực hành
Cùng suy nghĩ:
Thế nào là hoạt động nhóm trong dạy học?
1. Thế nào là hoạt động nhóm trong dạy học?
Hoạt động nhóm là cách tổ chức cho người học cùng hợp tác thực hiện các nhiệm vụ học tập theo các nhóm nhỏ.
Thảo luận
Nhiệm vụ:
Hãy nêu lợi ích của hoạt động nhóm trong dạy học?
Lợi ích của hoạt động nhóm trong dạy học
Giúp HS tích cực tham gia ý kiến, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.
Phát triển ở HS các KN giao tiếp, KN hợp tác, tư duy phê phán và một số KNS cơ bản khác
HS có thể phát triển các KN ngôn ngữ thông qua việc diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác.
HS có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
HS dần dần quen với vai trò, nhiệm vụ của mình trong nhóm.
Lợi ích của hoạt động nhóm trong dạy học
GV có thể hỗ trợ cho các đối tượng HS có nhu cầu khác nhau.
Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và HS nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm ;
Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn ; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn ; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
Nhiệm vụ
Hãy xếp các bước tiến hành HĐ nhóm theo thứ tự từ 1 - 6
Các bước tiến hành HĐ nhóm
HĐ nhóm thường được thực hiện theo các bước sau:
1/ Chia nhóm,
2/ Giao nhiệm vụ, quy định thời gian thực hiện và vị trí làm việc của các nhóm
3/ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
4/ Trình bày kết quả làm việc nhóm
5/ Tự đánh giá, đánh gía kết quả hoạt động
6/ Rút ra kết luận sau hoạt động
NHIỆM VỤ
Mỗi người hãy nêu một cách chia nhóm bạn thường sử dụng
Các cách chia nhóm
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:
Nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm theo ghép hình
Nhóm cùng sở thích
Nhóm cùng tháng sinh
Nhóm cùng trình độ
Nhóm tương trợ
Nhóm theo giới tính
Nhóm theo trò chơi “Kết bạn”

THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1& 2: Xác định các yêu cầu khi giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 3 & 4: Xác định các yêu cầu đối với HV trong hoạt động nhóm
Nhóm 5 & 6: Xác định các yêu cầu đối với GV khi tổ chức hoạt động nhóm
Yêu cầu khi giao nhiệm vụ
* Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
Nhiệm vụ giao cho nhóm nào?
Nhiệm vụ là gì?
Địa điểm thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm?
Thời gian thực hiện nhiệm vụ ?
Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
Sản phẩm hoạt động của nhóm là gì?
Cách thức trình bày và đánh giá sản phẩm như thế nào?
Yêu cầu giao nhiệm vụ
* Nhiệm vụ phải phù hợp với:
Mục tiêu HĐ
Trình độ HV
Thời gian, không gian HĐ
CSVC, trang thiết bị, điều kiện lớp học
* Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống hoặc khác nhau
Yêu cầu đối với HV trong HĐ nhóm
Các thành viên trong nhóm phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân
Các thành viên phải hướng vào nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận
Mỗi người đều tham gia thực hiện nhiệm vụ của nhóm
Các thành viên khác phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm
Mỗi người đều tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng
Mỗi nhóm nên bàu 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Các thành viên trong nhóm phải được luân phiên nhau làm thư kí và nhóm trưởng
HV có thể trình bày kết quả HĐ nhóm theo nhiều cách khác nhau.
Yêu cầu đối với GV
GV cần tạo cơ hội cho HV tham gia vào các nhóm khác nhau
Không nên chia nhóm quá đông
GV phải đi xung quanh các nhóm để quan sát, động viên các nhóm làm việc
GV có thể ngồi cùng với một nhóm để lắng nghe và theo dõi hoạt động diễn ra của nhóm. Nếu nhóm nào gặp khó khăn thì giáo viên có thể trợ giúp, đặt câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn, khen ngợi, động viên các nhóm
GV cần tạo điều kiện để HS được tự đánh giá KQ HĐ của nhóm mình và đánh giá KQ HĐ của nhóm khác
NHIỆM VỤ THẢO LUẬN NHÓM
Khi áp dụng phương pháp HĐ nhóm, bạn thường gặp những khó khăn như thế nào?
Bạn đã có giải pháp gì để khắc phục những khó khăn đó?
Khó khăn trong hoạt động nhóm và cách khắc phục
Khó khăn trong hoạt động nhóm và cách khắc phục


XIN CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Sáng
Dung lượng: 95,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)