TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mức | Ngày 09/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG 2.2
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN
1. Các nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT, KN
Phát huy tính tích cực của người học trong quá trình dạy học.
Bám sát chuẩn KT, KN môn Ngữ văn.
Phối hợp các PP, KT dạy học tích cực một cách phù hợp.
2. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KN
Sử dụng chuẩn để xác định mục tiêu bài học
Dựa vào mục I. Mức độ cần đạt
Sử dụng chuẩn để xác định kiến thức, kĩ năng của bài học.
Dựa vào mục II. Trọng tâm KT, KN và
III. Hướng dẫn thực hiện (đề mục 1, 2).
● Sử dụng chuẩn để xây dựng các hoạt động lên lớp
Dựa vào mục III. Hướng dẫn thực hiện.





3. Vận dụng PP, KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN
VD : Tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương




Tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể…
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
Cảm thụ văn học thường xuất phát với một trạng thái tâm lý đặc biệt mà lý thuyết tiếp nhận gọi là tâm thế. Khái niệm tâm thế ở đây được dùng để chỉ trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức đang tồn tại ở người đọc khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
Cảm thụ văn học thường xuất phát với một trạng thái tâm lý đặc biệt mà lý thuyết tiếp nhận gọi là tâm thế. Khái niệm tâm thế ở đây được dùng để chỉ trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức đang tồn tại ở người đọc khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
●Phản ứng tâm lý kế tiếp ở giai đoạn đầu của quá trình cảm thụ văn học là sự chú ý (trong lĩnh vực nghệ thuật, nó được gọi là “nhập thân”).
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Tâm thế và chú ý lại có liên quan mật thiết đến các biểu hiện tâm lý - nhận thức khác như nhu cầu, động cơ, hứng thú của người đọc. Động cơ, nhu cầu tạo ra hứng thú. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
●Để cảm thụ được tác phẩm văn học, người đọc không thể không trải qua khâu tri giác thẩm mỹ. Đây là hoạt động tâm lý - nhận thức diễn ra ở người đọc khi trực tiếp tiếp xúc với văn bản tác phẩm.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Đi liền với tri giác thẩm mỹ là tưởng tượng. Tưởng tượng hỗ trợ cho tri giác thẩm mỹ đồng thời mở rộng giới hạn và mức độ cảm thụ nghệ thuật. Do đặc thù của hình tượng văn học - hình tượng “phi vật thể” mà tưởng tượng hiện diện như một phản ứng tâm lý tất yếu và cần thiết trong quá trình con người cảm thụ tác phẩm.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Trong quá trình cảm thụ, con người đã phải cần đến và dùng đến sức liên tưởng để “lấy hồn tôi hiểu hồn người” (Hoài Thanh), để “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Paul Eluya)
VD : Xuân Diệu cảm nhận bài “Sông Lấp” (Trần Tế Xương)
“Tôi còn nhớ trong xã hội trước, khi tôi còn nhỏ, nằm ngủ trong nhà của cha mẹ, trước mặt là khúc sông Gò Bồi. Khuya lạnh, co quắp trong chiếc chiếu dài, nửa nằm nửa đắp phủ lên đầu, trẻ con ngủ rất mê, mà lại vẫn cứ nghe tiếng rất to gọi đò văng vẳng bên ngoài, thành ra lẫn vào với giấc mộng. Sông vang tiếng, trời vang tiếng, khuya vang tiếng, đêm tối đen, tiếng gọi đò vời vợi làm sao”
VD khác :
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cũng đã có lần cho biết khi ông đọc hai câu Mây biếc về đâu bay gấp gấp. Con cò trên ruộng cánh phân vân của Xuân Diệu, ông thấy có cái gì trong đó rất phù hợp với mình, với những băn khoăn khó hiểu trong lòng mình. Nhưng khi nhà phê bình sực nhớ lại câu thơ nổi tiếng của Vương Bột thì có thể nói ông lại càng đi sâu thêm vào thực chất của thơ Xuân Diệu.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Lê Quý Đôn đã phân biệt ba cách học : Lấy tai mà nghe thì học ở bì phu, lấy tâm mà nghe thì học ở cơ nhục, lấy thần mà nghe thì học vào cốt tủy.
Đọc một tác phẩm mà chỉ mới biết có cốt truyện, kể lại nội dung thêm một vài lời khen chê hời hợt, đó là “lấy tai mà nghe”, mới tiếp xúc “ở bì phu” (ngoài da thịt). Đọc mà có cảm xúc, thấy được chỗ hay nhưng chưa lý giải được, đó là biết “lấy tâm” mà đọc, đi vào được “cơ nhục”. Chỉ khi nào lý giải được cảm xúc, cắt nghĩa được sáng rõ ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, đem tác phẩm soi vào đời, qua tác phẩm tự nâng mình lên thì mới có thể xem là đi vào được “cốt tủy”, đọc được cái “thần” của tác phẩm.

Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
 trong quá trình đi sâu khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhận thức giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ng ười đọc còn phải nhờ đến sức hoạt động mạnh mẽ của tư duy với các thao tác quen thuộc : phân tích, cắt nghĩa, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát, tổng hợp…
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Đã nói đến cảm thụ nghệ thuật thì không thể không nói đến xúc cảm nhất là xúc cảm thẩm mỹ. Đó là những phản ứng tâm lý đối với văn học nghệ thuật, là thái độ thưởng ngoạn, sự thích thú, thích nghi của người đọc, người nghe, người xem trước đối tượng nghệ thuật. Xúc cảm thẩm mỹ là sự rung động trong tâm hồn, tình cảm, là những buồn, vui, chán, ghét, đồng tình, phản đối, tức tối, mê say… khi người tiếp nhận nhập thân vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, sống cuộc sống trong tác phẩm, xúc cảm cái cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm.
VD1 :
Nhà thơ Hoàng Cầm cho biết nhà văn Nguyên Hồng đã “khóc nức lên” rồi “cứ thế mà khóc lúc sấm sút, lúc nức nở suốt cả 15 phút” khi nghe nhà thơ đọc toàn bộ bài Bên kia sông Đuống.

“Có lần, anh (tức nhạc sĩ Trần Hoàn) đi thăm một đơn vị dân công, bất ngờ bắt gặp một tình huống căng thẳng. Bất chấp mọi lời giải thích của cán bộ chỉ huy, anh chị em dân công nhất quyết đòi về hậu phương ăn Tết nguyên đán, rồi mới trở lại phục vụ chiến trường. Trần Hoàn bèn đứng ra nói mấy lời thăm hỏi thân ái, rồi bật tiếng đàn ghi ta, ngâm luôn bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng giọng Huế ấm ngọt, thiết tha. Tiếng thơ chấm dứt mà cả đơn vị vẫn còn lặng phắc, với những khuôn mặt dịu hẳn đi, hồi sinh một vẻ tỉnh táo suy nghĩ. Nắm lấy giây phút xúc động đó, cán bộ chỉ huy nhắc lại kế hoạch gấp rút vận chuyển gạo, vũ khí, sẵn sàng cùng bộ đội ăn Tết hỏa tuyến, lập công sao cho xứng đáng với tình thương hết lòng của Bác Hồ, như đã thấy trong bài thơ. Và không còn chút do dự nào, cả đơn vị nhiệt liệt hưởng ứng”
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Một trạng thái tâm lý nữa đồng thời cũng là một kết quả tốt đẹp của cảm thụ nghệ thuật là sự “thanh lọc” (catacxit). Đó là sự cân bằng hài hòa về tâm lý và mở rộng nâng cao về tâm hồn và nhân cách sau quá trình tiếp nhận văn chương.
Quản Tử : “Chỉ nộ mạc nhược thi. Khứ ưu mạc nhược nhạc” (Dứt cơn giận không gì bằng thơ. Tiêu mối sầu không gì bằng nhạc)
“Một quyển sách dân gian có nhiệm vụ làm vui cho người nông dân khi họ mệt mỏi trở về nhà sau cả ngày lao động mệt nhọc, giải trí cho họ, gây cho họ lòng phấn chấn khiến họ quên sự lao động vất vả, biến cánh đồng đá sỏi của họ thành một cánh đồng đầy hoa thơm ngát ; quyển sách đó có nhiệm vụ biến xưởng nghề của người thợ thủ công và gian nhà học đáng thương của người học nghề thành thế giới của thơ ca, thành một lâu đài mĩ lệ và làm cho cái đẹp, khỏe, chắc của họ giống như một nàng công chúa diễm kiều. Nhưng nó cũng có nhiệm vụ giải thích cho họ biết tình cảm, đạo đức, bắt họ phải nhận thức được cái sức mạnh, quyền lợi và sự tự do của mình, gây cho họ tinh thần dũng cảm và lòng yêu mến tổ quốc” (Truyện dân gian Đức)…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Mức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)