TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HÀNH THEO CẶP / NHÓM PHẦN 1

Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ | Ngày 02/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HÀNH THEO CẶP / NHÓM PHẦN 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tổ chức cho học sinh thực hành theo Cặp / Nhóm
(Phần 1)

Tổ chức cho học sinh thự hành theo cặp, theo nhóm là một trong những hoạt động thể hiện giáo viên đã tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số nhà PPGD Việt Nam xem đây là một phương pháp (Method) và đặt tên là phương pháp “Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ” thuộc nhóm Phương pháp dạy học tích cực. Các nhà PPGD nước ngoài xem nó như một thủ thuật (Technique) hay một hoạt động (Activity). Đây có thể là do có sự khác biệt trong quan niệm hoặc sử dụng từ. Tuy nhiên đôi khi các nhà PPGD sáng tạo ra một PPGD này có thể sử dụng một PPDH khác làm một thủ thuật cho PPGD của mình.
Về mặt PPGD thì quy trình có được một PPGD như thế này:
Đường hướng dạy học (Approach) ( Phương pháp (Method) ( Thủ thuật (Techniques) Ở đây tôi không có ý định bàn kỹ về tên gọi, mà chỉ muốn trao đổi với các thành viên khác về việc tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm như thế nào cho có hiệu quả.
1. Lợi ích
- Đây là dịp để cho học sinh khá giỏi có thể “dạy” cho học sinh yếu kém. Học sinh có thể hỏi lẫn nhau những điều chưa biết mà các em không dám hỏi thầy giáo.
- Giúp cho học sinh tự tin hơn, thoải mái hơn trong học tập, trở thành một chủ thể tích cực hơn và do vậy hiểu được bài tốt hơn.

2. Khó khăn, trở ngại
- Việc tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm trong lớp có thể gây ra tiếng ồn. Nhiều giáo viên ngại không muốn tổ chức hoạt động này vì sợ Hiệu trưởng đánh giá là quản lý lớp học không tốt vì có hiện tượng lớp ồn. - Học sinh có thể “học” những sai sót của nhau, nhất là các cặp / nhóm học sinh thực hành đều yếu kém như nhau.
- Có thể xảy ra trường hợp một học sinh trong cặp/nhóm thực hành nhiều còn (các) học sinh khác có thể chỉ nghe hoặc không làm gì cả hoặc chỉ có học sinh giỏi hoạt động và chế ngự, lấn át các học sinh còn lại. - Học sinh không hiểu rõ ràng cách tiến hành hoạt động mà giáo viên đưa ra. - Một vài học sinh có thói quen làm việc độc lập, do vậy không thích làm việc chung với học sinh khác.

Muốn tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp/nhóm có hiệu quả giáo viên cần phải chú ý đến vai trò của mình khi học sinh thực hành, đặt ra nội quy khi thực hành và tiến hành tốt trình tự các bước tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp/nhóm.

Trong khi soạn giảng giáo viên phải suy nghĩ kỹ lưỡng để đề ra nội dung cho hoạt động cặp/nhóm học sinh sẽ tiến hành trên lớp.
Có nhiều giáo viên tưởng mình đang tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp/ nhóm vì họ cũng cho học sinh này thực hành với học sinh kia (theo cặp) hoặc cho nhiều học sinh thực hành với nhau (theo nhóm) nhưng đó chưa phải là hoạt động theo cặp/nhóm nếu nội dung mà học sinh phải thực hành không thích hợp. Thực hành theo cặp không chỉ đơn giản là hai học sinh ngồi lại với nhau, thực hành theo nhóm không chỉ là nhiều học sinh ngồi lại với nhau. Nội dung cho học sinh tiến hành thảo luận trong cặp/nhóm là điều quan trọng. Nội dung đó không nên quá dễ hoặc quá khó. Nội dung quá dễ không kích thích được học sinh thực hành, nội dung quá khó làm học sinh lúng túng, không thực hành được. Nội dung bố trí cho học sinh thực hành phải nằm giữa mức dễ và khó, thử thách học sinh, làm cho các em có ý muốn thực hành (tất nhiên phải chú ý đến trình độ của học sinh trong lớp). Khi thiết kế nội dung hoạt động theo cặp/nhóm, chúng ta cũng nên chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh. Cố gắng gắn kết nội dung bài giảng càng gần gũi với thực tế cuộc sống của các em (cũng như những vấn đề xã hội đang quan tâm, thành tựu khoa học kỹ thuật của địa phương, của đất nước) càng tốt.

Việc bố trí cho học sinh thực hành theo cặp không phải là vấn đề khó khăn. Giáo viên có thể có nhiều cách ghép cặp học sinh, nhưng đa số giáo viên ghép cặp học sinh theo chỗ ngồi.
Các cách ghép cặp học sinh theo chỗ ngồi, có thể là:
(1) - Hai em học sinh ngồi cùng bàn được ghép thành một cặp. Nếu trên bàn đó có dư (thừa) ra một học sinh, giáo viên chuyển em này đến ghép cặp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)