Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 02/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

10/19/2010
1
Tài liệu tập huấn GV
10/19/2010
2
Tài liệu tập huấn GV
1. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương trình GDPT môn Tiếng Anh
- Dạy theo chuẩn KT-KN là một phần của Chương trình GDPT đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn sẽ tạo nên sự thống nhất; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn.
- Chuẩn KT-KN là căn cứ để hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giỏ.
- Dạy học cho HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng là đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS, rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy
Chuẩn kiến thức, kĩ năng trình bày trong Chương trình GDPT có tính khái quát theo từng chủ điểm, đó là mục tiêu cần đạt được sau thời gian học hết chủ điểm (Theme).

Cần lưu ý một số điểm khi xác định mục tiêu giờ học như:
- Trước đây, mục tiêu giờ lên lớp nhấn mạnh đến điều GV cần thực hiện trong một giờ học.
- Giáo học pháp hiện đại, mục tiêu giờ học là điều HS phải thực hiện và đạt được sau một giờ học tập trên lớp.
- Mục tiêu của giờ lên lớp cần nhằm vào các kĩ năng cụ thể tương ứng với các mục của mỗi đơn vị bài học trong SGK chứ không tập trung vào các kiến thức ngôn ngữ.
E.g. Mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu (đọc lướt, đọc chi tiết, ...) khi dạy mục A, rèn luyện kĩ năng nói khi dạy mục B, rèn luyện kĩ năng nghe khi dạy mục C, rèn luyện kĩ năng viết khi dạy mục D và luyện phát âm và thực hành các bài tập về ngữ pháp (và từ vựng) khi dạy mục E.

3. Lựa chọn nội dung KT-KN
- GV có thể căn cứ vào trình độ học sinh cụ thể của lớp mình mà điều chỉnh tăng hoặc giảm, hoặc thay thế các bài tập cho phù hợp đối tượng học sinh.
- Để Phát triển kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ được xem là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của quá trình học tập.
Khi lựa chọn nội dung ngôn ngữ cho giờ lên lớp, cần lưu ý một số điểm sau:
- Những kiến thức ngôn ngữ một mặt đóng vai trò then chốt cho việc hiểu các thông tin của bài mặt khác những kiến thức ngôn ngữ đó HS phải sử dụng trong luyện tập các kĩ năng như­ nghe, nói, đọc, viết.
- Số lượng âm, từ, ngữ pháp đề cập trong mỗi giờ học nhiều hay ít tùy thuộc vào trình độ của học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do phải tập trung rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, GV không nhất thiết phải giới thiệu nhiều từ và cấu trúc mới vì chúng có thể được hiểu trong ngữ cảnh hoặc để phát triển khả năng đoán từ của học sinh.

10/19/2010
8
Tài liệu tập huấn GV

1. Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): nghe và đọc
 
Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông tin là:
- Trước khi nghe (đọc)
- Trong khi nghe (đọc)
- Sau khi nghe (đọc).
Ở mỗi giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác nhau. Có một số thủ thuật có thể sử dụng ở các giai đoạn

GV gợi mở cho HS chia sẻ với nhau hoặc GV cung cấp cho HS một số kiến thức văn hóa nền, dạy trước một số từ, cấu trúc hoặc cách phát âm khó, v.v.

Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn này bao gồm:
● Hoạt động tiên đoán tự do (open prediction): GV chỉ nêu lên chủ đề của bài nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán xem nội dung của bài đọc sẽ như­ thế nào.
E.g. GV nói "Today you are going to read a text about ways of socializing. Now make some guesses about the text." và để HS đoán xem họ sẽ được đọc về những cách thức giao tiếp nào, v.v. Để gây hứng thú cho HS, GV có thể giới thiệu chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v.
● Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai (true/false statements prediction): GV đưa ra một số nhận định về nội dung chính của của bài, trong đó có một số câu đúng, một số câu sai. HS đoán xem câu nào đúng, câu nào sai (có thể thảo luận nhóm/cặp, so sánh câu trả lời).

● Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ (ordering): GV cho HS xem một số bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu họ sắp xếp chúng theo trật tự đúng. Hoạt động này thường dùng khi bài nghe /đọc là một câu chuyện, hoặc về kết quả và nguyên nhân, hay về một quy trình nào đó, v.v.
● Trả lời câu hỏi (pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe /đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của mình để trả lời các câu hỏi đó.
● Bài tập từ vựng : gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên quan đến chủ đề sắp nghe /đọc. Gợi mở để giúp HS xây dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe/ đọc, trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong bài nghe /đọc. Để gây hứng thú cho HS, GV nên sử dụng một số thủ thuật ôn luyện từ vựng như­ ô vuông từ vựng (word square), hay noughts and crosses, wordstorm, cross word, puzzle words, word chain: v.v... giúp HS hiểu các khái niệm khó hoặc kiến thức văn hoá (nếu có trong bài). Chú ý: GV nên có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt giúp HS suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời.

Một số điều GV cần lưu ý:
 
● Để tạo không khí sôi nổi khi bắt đầu bài học, nên cho HS làm việc theo nhóm/cặp, sau đó so sánh câu trả lời, hoặc dùng hoạt động ‘động não’ (brainstorming) với cả lớp.
● Trong tất cả các hoạt động trước đọc, GV nên tăng cường khuyến khích, gợi mở cho HS suy đoán và thực hiện yêu cầu bài tập chứ không đưa ra câu trả lời đúng. HS sẽ phải tìm câu trả lời đúng khi nghe /đọc bài.
● Có thể sử dụng một hoặc hai thủ thuật trong một bài học, nên thay đổi các thủ thuật trong các bài khác nhau để cho bài học hấp dẫn hơn, tránh lối mòn, nhàm chán.

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 2:
trong khi nghe /đọc - the while/through- stage

Một số dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn 2 bao gồm:
- Đúng/sai (True/ False)
- Đa lựa chọn (Multiple Choice)
- Điền vào chỗ trống (Gaps-Fill)
- Biểu bảng (Grids)
- Hoàn thành câu (Sentence Completion)
- Tìm ý chính (Main Idea)
- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)
- Khớp câu hoặc ý (Matching)


* Giáo viên cần lưu ý:
Nên để một khoảng thời gian xác định cho HS hoàn thành bài tập, sau đó có thể cho HS so sánh đáp án.
 
GV cần phải rèn luyện cho HS kỹ năng đoán nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh. Tuy nhiên nếu bài có nhiều từ mới không nên để HS phải đoán nghĩa tất cả các từ đó, dễ gây hoang mang, lúng túng cho HS.
 
Kỹ năng nghe thường được coi là khó hơn do HS phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ của băng cassette hoặc GV. Lần thứ nhất, thứ hai nên cho HS nghe cả bài để họ nắm được ý chung cũng như­ bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó nếu HS thấy khó thì mới cho nghe lại từng đoạn, dừng lại sau những chỗ khó. Nên hạn chế cho HS nghe từng câu một, vì làm như vậy sẽ khiến HS có thói quen không tốt là phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe.

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 3:
sau khi nghe /đọc - the post- stage
Trong giai đoạn này HS sử dụng những thông tin đã đọc được hoặc nghe được để làm một việc gì đó có nghĩa với thông tin đó.
Giai đoạn này yêu cầu HS phải sử dụng các kỹ năng sản sinh (receptive skills) như­ nói hoặc viết để đưa ra tóm tắt, tổng kết các thông tin hoặc vấn đề vừa nghe hay đọc được, nêu quan điểm của mình về các vấn đề đó, hoặc kể về những kinh nghiệm bản thân tương tự với những điều vừa nghe hoặc đọc được.

- Tóm tắt bài nghe /đọc (summarizing): là hoạt động phổ biến sau đọc, vừa củng cố việc hiểu nghĩa của bài vừa giúp HS luyện tập sử dụng những kiến thức và ngôn ngữ vừa học được trong bài. GV cần hướng dẫn tỉ mỉ. Có thể đưa ra một số từ gợi ý để HS dùng những từ đó mà viết tóm tắt; hoặc viết các từ đầu câu để HS chỉ việc hoàn thành các câu đó; hoặc cho một số câu hỏi về những ý chính trong bài, HS viết tóm tắt bằng cách trả lời các câu hỏi đó, v.v. hoạt động tóm tắt cũng có thể thực hiện qua nói.
- Thảo luận (discussing): HS khá hơn thì có thể dùng hình thức thảo luận nhóm, trao đổi về cảm tưởng, ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề vừa nghe /đọc, hoặc yêu cầu HS viết hoặc nói về một vấn đề tương tự như­ng về bản thân hoặc những hoàn cảnh tương tự nh­ư trong bài nghe /đọc.
- Đối với HS các lớp yếu, GV nên thiết kế lại các nhiệm vụ bài học cho vừa sức, tăng cường trợ giúp như cung cấp các từ gợi ý, cho trước khung mẫu, đặt câu hỏi gợi mở dạng trả lời có/không (yes/no question), v.v.
 

HS luyện tập để có thể dùng ngoại ngữ để diễn đạt ý của mình nên các bước trong bài dạy kỹ năng nói và viết không giống với bài dạy nghe và đọc. Ở một số khía cạnh, dạy hai kỹ năng này gần giống dạy các kiến thức ngôn ngữ nh­ư từ vựng hoặc ngữ pháp: HS phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu đó và cuối cùng là sử dụng các ngữ liệu đó để diễn đạt ý tưởng của mình một cách tự do hơn. Mặt khác vì đây là bài luyện tập kỹ năng nên bài dạy nói / viết cũng có những hoạt động đặc thù.
 

Có thể chia bài dạy nói / viết thành 3 giai đoạn:
- giai đoạn chuẩn bị nói / viết
- giai đoạn luyện nói / viết có kiểm soát
- giai đoạn nói / viết tự do.

Để bài luyện nói / viết đạt hiệu quả cao các hoạt động luyện tập cần phải thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của HS. Bên cạnh đó cũng nên thiết kế các hoạt động có tính thách thức cao hoặc tạo khí thế thi đua giữa các cá nhân, các cặp hay nhóm HS bằng cách tính điểm, có giải thưởng hay phần thưởng cho những bài nói khá nhất, v.v.

Một số kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị nói:
- Wordstorm
- Cross word/ puzzle words
- Word chain
- Guessing games
- Memory game
- Situation response
- Mind map
- Information gaps (Grid)
- Describe and draw/guess
- Yes/ no contest
- …..

- Khai thác bài nói mẫu: tuỳ theo mục tiêu bài nói mà bài mẫu có thể là những phát ngôn đơn lẻ, một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn. GV sử dụng một số thủ thuật khi khai thác bài mẫu như:
+ Đọc to bài mẫu một lần, chú ý cách phát âm, trọng âm, ngắt giọng phù hợp, HS lắng nghe.
+ Đọc mẫu lần thứ hai, cho HS đọc theo.
- Dùng câu hỏi gợi mở (open questions) để HS tự rút ra cách sử dụng từ, cấu trúc cũng như­ ý nghĩa trong bài mẫu.

- Làm việc theo cặp/ nhóm: GV cần chú trọng nhiều đến độ chính xác trong lời nói của HS và nên kịp thời sửa các lỗi sai về phát âm, ngữ pháp, từ vựng.
- Dạy trước một số từ vựng hoặc ngữ pháp cần thiết cho việc thực hiện bài tập nói (sử dụng các thủ thuật dạy từ vựng/ngữ pháp)
- Gợi mở để HS đóng góp những ý tưởng chung cho bài nói (có thể sử dụng hoạt động ‘động não’ (brainstorming) cho cả lớp hoặc cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận và liệt kê các ý tưởng, sau đó đóng góp với cả lớp.

Lưu ý khi đưa ra yêu cầu và hướng dẫn cách thực hiện yêu cầu bài nói:
- Nếu bài nói có nhiều yêu cầu, nên dùng cách đưa yêu cầu theo từng bước (‘step by step intruction’).
- Không chỉ đưa ra yêu cầu mà còn phải làm mẫu cho HS thấy cách làm của từng bài như­ thế nào. Tuy nhiên, GV không nên trực tiếp làm mẫu mà giúp các HS khá giỏi trong lớp làm mẫu.
- Hỏi một vài câu hỏi để kiểm tra xem HS đã thực sự hiểu cách làm và yêu cầu của bài tập hay không.

- Kĩ thuật tổ chức luyện tập: nên tổ chức cho HS làm việc theo cặp / nhóm để tiết kiệm thời gian và luyện tập nói được nhiều nhất. Lưu ý: GV nên cho HS thay đổi thường xuyên các cặp, nhóm để HS có thể luyện được với nhiều đối tượng khác nhau và học được nhiều hơn. Có thể sử dụng các kĩ thuật chia nhóm thật nhanh:
+ Chia theo vần tên A, B, C
+ Chia theo màu áo
+ Chia theo độ dài của tóc, chiều cao...
- Vai trò của GV: một số GV quan niệm rằng sau khi đã làm mẫu và hướng dẫn đầy đủ cho HS là GV có thể ngồi nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Điều đó hoàn toàn không đúng, ở giai đoạn này GV đóng vai trò là người giám sát, giúp đỡ, điều phối. Trong khi HS làm việc theo cặp/nhóm, GV đi quanh các nhóm giám sát, nhắc nhở sao cho họ không sử dụng quá nhiều tiếng mẹ đẻ trong khi luyện tập ngoại ngữ, không có ai trong nhóm nói quá nhiều hoặc quá ít, nếu HS có vướng mắc gì về ngôn ngữ thì GV giúp HS giải quyết ngay.

- Kĩ thuật sửa lỗi: ở giai đoạn này GV không nên trực tiếp sửa lỗi cho HS mà nên bỏ qua các lỗi không quan trọng. Đối với các lỗi lặp đi lặp lại và phổ biến thì nên ghi chép lại, sau đó sửa chung ở trước cả lớp. GV nên chỉ nêu câu có lỗi ra ở trước lớp, sau đó khuyến khích HS tự tìm ra lỗi và tự sửa các lỗi đó.

Trong dạy viết ngoại ngữ người ta thường phân biệt ba loại hoạt động luyện viết khác nhau: viết có kiểm soát (controlled writing), viết có hướng dẫn (guided writing) và viết tự do (free writing).
- Trả lời câu hỏi ( sử dụng kĩ thuật ‘Five questions’ ) GV đặt các câu hỏi, HS trả lời các câu hỏi đó và sau đó ghép vào thành bài viết. Nếu kết hợp luyện cả cấu trúc đoạn thì không để các câu hỏi theo trật tự. HS sẽ trả lời các câu hỏi riêng rẽ, sau đó sắp xếp các câu trả lời theo đúng trật tự một đoạn văn.
- Dùng từ cho sẵn để viết thành câu hoặc bài liền ý (sử dụng kĩ thuật ‘Ordering): cho trước một số từ cơ bản trong câu, HS phải sử dụng các từ đó để viết thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. bài tập loại này có thể có mức độ khó dễ khác nhau. để tăng độ khó thì yêu cầu HS phải biến đổinhiều từ loại trong câu, thêm nhiều từ phụ nh­ư mạo từ, giới từ, v.v. và đảo lộn trật tự từ trong câu.

a) Dạy ngữ âm
Chương trình tiếng Anh THPT đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức một cách có hệ thống nhưng thông qua các bài luyện tập thiết thực với HS chứ không đi vào các vấn đề lý thuyết ngữ âm. Sách giáo khoa tiếng anh 12 tập trung vào các vấn đề chính của ngữ âm như­ trọng âm từ, nhịp điệu trong câu tiếng Anh, và cách phát âm một số âm/từ ở vị trí đặc biệt. Trong phần luyện âm, vai trò hướng dẫn của GV là rất quan trọng. GV cần tìm hiểu và chuẩn bị kĩ để làm mẫu cho HS.
Một số kĩ thuật sử dụng dạy ngữ âm
- Same or different (đúng hay sai)
- Domino (trò chơi Domino)
- Tongue twist ( Trò chơi uốn lưỡi)
- Find the difference
- Odd one out

b) Dạy từ vựng
- Cần phân biệt ngữ nghĩa và cách sử dụng.
- Lưu ý:
Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng.

Chọn từ để dạy
Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những vấn đề từ chủ động - từ bị động (active and passive vocabulary)
● Từ chủ động là những từ HS hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
● Từ bị động là những từ HS chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.
 
Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, có thể chỉ cần dừng lại ở mức nhận biết, không cần thực hiện các hoạt động ứng dụng. GV cần biết lựa chọn và quyết định xem từ nào là từ chủ động và từ nào là từ bị động.

Dùng giáo cụ trực quan (real objects)
GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
Dùng tình huống ( situations)
GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.

Dùng ngôn ngữ lời nói:
GV có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngữ cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch. Sau khi chỉ ra ý nghĩa của từ mới, GV có thể thực hiện một số các kĩ thuật sau để trình bày hình thức của từ đó.
 
- Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ.
- Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó.
- Yêu cầu cả lớp lặp lại từ và cả câu đồng thanh 2 hoặc 3 lần.
- Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết.
- Yêu cầu HS dịch câu đó sang tiếng việt.
- Đặt thêm ví dụ để củng cố từ.
- Đặt câu hỏi để HS trả lời trong đó có chứa từ vừa học.
- Yêu cầu HS chép từ vào vở.

Các kĩ thuật sử dụng khi dạy từ

- Matching
- Odd-man-out
- Cross word/ puzzle words
- Domino
- Quizz
- Grouping
- Arranging/ Ordering
- Blank-filling
- Substitution
- Replacement
- Sentence-building.
- …

Dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách chính:
- Diễn dịch: HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ, sau đó HS luyện tập cách sử dụng.
- Quy nạp: HS được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV.

Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ pháp
Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây:
- Repetition
- Substitution
- Conversion or transformation
- Matching
- Ordering/ rearranging
- Five questions
- Grid (completion)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)