Tờ 2 chủ đề điện trường

Chia sẻ bởi BÙI THỊ KIỀU NHI | Ngày 26/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: tờ 2 chủ đề điện trường thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:


1) Kiểm tra 30 phút:
Bài 1 Hai điện tích cách nhau 30(cm) trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là F. Nếu nhúng chúng vào trong rượu (không đổi khoảng cách) thì lực tương tác giảm đi 27 lần. a/ Xác định hằng số điện môi của rượu. b/ Phải giảm khoảng cách của chúng là bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn như trong chân không?

Bài 2 . Hai điện tích q1 = 4.10-8 C, q2 = -4.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a = 4 cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q = 2.10-9 C khi:
a. q đặt tại trung điểm O của AB.
b. q đặt tại M sao cho AM = 4 cm, BM = 8 cm.
Bài 3. Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8 C; q2 = 64.10-8 C, q3 = -10-7 C đặt tại ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại C.
Cho AC = 30 cm; BC = 40 cm.
Xác định lực tác dụng lên q3. Hệ thống đặt trong không khí.
Bài 4: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau cùng khối lượng m được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh nhẹ không co dãn dài l= 20cm. Tính điện q = 4.10-7 C cho mỗi quả cầu, khi cân bằng trong không khí thì hai dây treo vuông góc nhau, cho g= 10m/s2 và bỏ qua mọi lực cản.
a) Tính khối lượng m của mỗi quả cầu.
b) Giả sử điện tích một quả cầu thay đổi một lượng q`. Hai quả cầu vẫn đẩy nhau và khi cân bằng thì hai dây treo hợp với nhau một góc 600 Tìm giá trị q`.

Bài 5 Hai điện tích dương q1 = q và q2 = 4q đặt cách nhau một đoạn d trong không khí. Phải đặt điện tích q0 ở đâu, bằng bao nhiêu để q0 nằm cân bằng.
2)Ôn tập về nhà:
Bài 1. Hai điện tích điểm +q và -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 2d trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0 = q đặt tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách AB một đoạn x
Bài 2 Có hai điện tích điểm q1 = 2.10-6(C), q2 = – 2.10-6(C) đặt tại 2 điểm A, B cách nhau một đoạn AB = 2d = 6(cm) trong không khí. Một điện tích q3 = 10-6(C) đặt trên đường trung trực của AB. Tính độ lớn lực điện do q1, q2 tác dụng lên q3 trong các trường hợp sau: a/ q3 đặt tại M, với M cách AB một đoạn x = 4(cm). b/ q3 đặt tại N, với N cách A, B một đoạn y = 6(cm).
Bài 3. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau, mang điện tích như nhau q đặt cách nhau một khoảng R, chúng đẩy nhau một lực có độ lớn 6,4 N. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra một khoảng 2R thì chúng đẩy nhau một lực bao nhiêu?
Bài 4. Hai hòn bi bằng kim loại giống nhau có điện tích cùng dấu q và 4q ở cách nhau một khoảng r. Sau khi cho hai hòn bi tiếp xúc nhau, để cho lực tương tác giữa chúng không thay đổi, ta phải đặt chúng cách một khoảng r’. Tính tỉ số r’/r?
Bài 5. Hai điện tích q1 = 2.10–8C, q2 = –8.10–8C đặt tại A và B trong không khí, AB = 8 cm. Một điện tích q3 đặt tại C. Xác định
a. Vị trí của C để q3 cân bằng?
b. Dấu và độ lớn của q3 để q1 và q2 cũng cân bằng?

3) Chủ đề : điện trường, cường độ điện trường
Điện trường:
a) Khái niệm điện trường: là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh các điện tích.
b) Tính chất cơ bản của điện trường: Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
c) Lực điện trường tác dụng lên điện tích q nằm trong điện trường : 
q > 0: ; q < 0: 


2. Cường độ điện trường: đặc trưng cho tính chất mạnh yếu của điện trường về phương diện tác dụng lực, cường độ điện trường phụ thuộc vào bản chất điện trường, không phụ thuộc vào điện tích đặt vào,
hay 
3. Điện trường của một điện tích điểm: tại điểm M do một điện tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: BÙI THỊ KIỀU NHI
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)