TN tiến hóa

Chia sẻ bởi Trần Lê Pha | Ngày 27/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: TN tiến hóa thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
A. Các bằng chứng tiến hoá
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
1.Cơ quan tương đồng:đều nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc từ phôip/á sự tiến hóa phân li (tay người, cánh chim)
2. Cơ quan tương tự:Cơ quan đảm nhận chức năng giống nhau, nhưng khác nguồn gốcp/á sự tiến hóa đồng quy (cánh chim, cánh côn trùng).
3. Cơ quan thoái hoá: là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, do đk sống thay đổi, cơ quan này mất dần chức năngthoái hóa.(xương cụt ở người)
Ii. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử :
- Bằng chứng tế bào học : Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các TB sống trước đó. TB là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. TB nhân sơ và TB nhân thực đều có các thành phần cơ bản : màng sinh chất, TB chất và nhân (vùng nhân) Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
- Bằng chứng sinh học phân tử : Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã DT….. Cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.
B- Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Vấn đề
Nội dung

 Nguyên nhân tiến hóa
Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.


Cơ chế TH
Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN.


Hình thành đặc điểm thích nghi
Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN. CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.


Hình thành loài mới
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng, từ 1 nguồn gốc chung.

Chiều hướng tiến hóa
 3 chiều hướng : ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.


Đóng góp
Thành công trong việc giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật, nguồn gốc chung của sinh giới.

C- Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
I- Quan niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn :
1. Tiến hóa nhỏ : Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới.
2. Tiến hóa lớn : là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài : như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
II- Các nhân tố tiến hóa (là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể)
1. Đột biến :
- Tần số ĐB : 1010do đó ĐB làm biến đổi tần số alen chậm vai trò của ĐB là tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (ĐB gen tạo alen mới…) để quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa
2. Di - nhập gen :
- thêm gen vào quần thể hoặc đưa ra khỏi quần thể.
- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú
3. Chọn lọc tự nhiên :
- CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định.
- CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tùy thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn).
+ Chọn lọc chống gen trội: nhanh
+ Chọn lọc chống gen lặn: chậm, không bao giờ loại hết gen lặn.
 Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền) : như cháy rừng, bão lụt, dịch bệnh…làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5 . Giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết , tự phối ) .
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Pha
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)