Tn hoc co ban

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Chuyên | Ngày 29/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Tn hoc co ban thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

Giáo án nghề

Tin
học
ứng
dụng
Phần I
Những khái niệm cơ bản - hệ điều hành
Bài 1: Những khái niệm cơ bản
I- Khái niệm về thông tin và máy tính
Thông tin :
Là những cảm nhận , những hiểu biết của con người về một sự vật một đối tượng , một hành động , hay của chính con người tại một thời điểm nhất định
2. Xử lý thông tin
Xử lý thông tin là bao gồm : Lưu trữ , tìm kiếm sao chép , tính toán , tổng hợp , phân tích , chắt lọc , tạo ra trật tự thông tin theo yêu cầu của con người cuối cùng đưa ra những quyết định đúng đắn . . .v. . v..
3. Máy tính
Máy tính là một loại máy bao gồm các loại cơ khí và điện tử , dùng để xử lý thông tin một cách tự động với tốc độ chính xác cao và tốc độ cực nhanh .
4. Tin học
Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu lý thuyết về xử lý thông tin tự động để phục vụ cuộc sống của con người , thông qua thiết bị là máy tính điện tử .
II. Đơn vị đo thông tin
Máy tính nhận biết thông tin bằng gì
Con người nhận biết thông tin bằng gì
Máy tính nhận biết thông tin qua 2 trạng thái vật chất đối lập nhau . VD : Sáng và tối , cao và thấp , dẫn điện hay không dẫn điện

2. Đơn vị thông tin :
a,Bit
Người ta quy định mỗi trạng thái đối lập của vật chất gọi là 1 Bit người ta dùng 8 trạng thái vật chất đối lập đặt liền nhau để biẻu diễn một ký tự .
b, Byte
8 trạng thái đối lập hay là 8 Bit ta gọi là 1 byte
c, Các bội số của Byte .
1 Kilobyte (1KB) = 1024 Byte
1 Megabyte (1M) = 1024 KB
1 Gigabyte (1G) = 1024 MB
III. Một số khái niệm cơ bản
Tập tin ( Files), tệp
Định nghĩa : Tập tin là tập hợp các byte thông tin cùng bản chất . Thí dụ : 1 bài thơ , 1 bản báo cáo .
Tên tập tin : Mỗi tập tin phải có tên riêng . Tên tập tin gồm 2 phần : Phần tên và phầm kiểu .
Phần tên không quá 8 ký tự , không có dấu , không có dấu cách .
Phần kiểu không quá 3 ký tự , không có dấu cách .
Giữa 2 phần cách nhau bởi dấu chấm .
Ví dụ : COMMAND . COM

Phần tên phần kiểu
Chú ý : Phần tên bắt buộc phải có , phần kiểu không có cũng được , nhưng nếu có máy phân biệt đối xử .
2. Thư mục :
a, Định nghĩa : Là một phần bộ nhớ được đặt tên , để quản lý nhiều tập tin cùng tính chất .
b,Tên thư mục : Tên thư mục không quá 8 ký tự , không có dấu cách .
c, Thư mục gốc : Do máy tạo ra , là một dấu thường đi kèm một chữ cái và dấu : để chỉ tên ổ đĩa : Thí dụ : A: ; C:
d, Thư mục con : Do con người tạo ra sau thư mục gốc , có nhiều cấp , sau thư mục gốc là cấp 1 , sau cấp 1 là cấp 2...
Thí dụ : C:THAIBINHTIENHAI.
e, Thư mục hiện hành : Vì có nhiều cấp thư mục , mà máy chỉ truy cập được ở một thư mục , thư mục đó gọi là thư mục hiện hành .
g, Thư mục rỗng : Là thư mục mà dưới nó không có thư mục con , không có tập tin nào cả .
3. Đường dẫn : Là địa chỉ mà máy tính có thể tìm đến những thư mục hay tập tin cần phải tìm . Đường dẫn là dãy liên tiếp các thư mục từ cao xuống thấp , giữa các thư mục được phân cách nhau bởi dấu .

4. Dấu đợi lệnh : Tại bất cứ thư mục cấp nào nếu có dấu > và cạnh con trỏ 1 dấu trừ sáng nhấp nháy gọi là dấu đợi lệnh .
5. Phần cứng , phần mềm :
A, Phần cứng : Tất cả các thiết bị tạo lên 1 dàn máy tính gọi là phần cứng .
B, Phần mềm : Là các chương trình cài đặt cho máy tính và thông qua các chương trình này mà người sử dụng có thể xử lý thông tin để phục vụ cho công việc của mình .

Mời các bạn nghỉ giải lao
Bài 2
Cấu trúc máy tính
Quan sát một dàn máy vi tính .
Cấu trúc máy tính :
CPU - Central Processing Unit : Là bộ xử lý trung tâm - nơi điều khiển mọi hoạt động của hệ thống máy tính .Trên CPU có các nút
Power : Khởi động máy khi bắt đầu làm việc
Reset : Khởi động lại máy tính
ổ đĩa mềm : Để đọc và sao chép dữ liệu
2. Bàn phím - Keyboard : Là thiết bị vào để nhận lệnh và các thông tin do người dùng chỉ định gồm các khối phím .
3. Chuột - Mouse : Là thiết bị hỗ trợ bàn phím để di chuyển thực hiện các lệnh .
4. Màn hình - Monitor : Là thiết bị đầu ra , nơi hiển thị kết quả của quá trình xử lý ở bộ xử lý trung tâm .
III. Cách khởi động và tắt máy :
Cách khởi động : Nhấn nút khởi động ( Power ) trên CPU và chờ đến khi màn hình WINDOWS hiện ra .
Cách tắt máy : Dùng chuột để chọn các lệnh :
+ START SHURT DOWN OK ( đối với WIN 97,98)
+ START TURN OFF COMPUTER TURN OFF ( đối với Win XP )
Chú ý : Trước khi tắt máy ta phải thoát hết tất cả các chương trình ứng dụng đang hoạt động .
Mời quý vị nghỉ giải lao

Bài 3
Hệ điều hành MS-DOS
Thành phần :
Hệ điều hành MS-DOS có 3 tập tin cơ bản sau :
IO.SYS ( có nhiệm vụ kiểm tra thiết bị )
MSDOS.SYS ( quản lý tập tin thư mục )
COMMAND . COM ( thực hiện các lệnh nội trú )
2. Chức năng :
Hệ điều hành có chức năng sau :
Kiểm tra các thiết bị cụ thể của dàn máy tính
Quản lý các tập tin và thư mục
Phân phối và thu hồi RAM cho các chương trình
Trung gian giao diện giữa người và máy tính .
3. Khởi động hệ điều hành :
Vào START SHURT DOWN RESTART- MS DOS PROMPT ( đối với WIN 97,98)
Vào START ACCESSORIES COMMAND PROMPT ( đối với WIN XP )

Nút START
Mục
PROGRAMS
COMMAND PROMPT
Xuất hiện màn hình làm việc của MS_DOS
Từ khung màn hình này chúng ta có thể thực hiện các lệnh của MS_DOS
4. Các lệnh cơ bản của hệ điều hành MS_DOS
A, Dạng lệnh tổng quát :
Tên lệnh , { thông số }
Tên lệnh là các lệnh có sẵn của HĐH
Thông số nằm trong dấu <> là bắt buộc phải có
Thông số nằm trong dấu [ ] là tuỳ chọn có thể không có
B , Những lệnh về thư mục :
Lệnh tạo thư mục :
MD [ đĩa ] [ đường dẫn ] < tên thư mục cần tạo >
Nếu [ đĩa ] trùng với đĩa hiện hành ở dấu đợi lệnh thì bỏ qua .
Phải tạo thư mục cấp cao trước , cho máy tính thi hành mới tạo tiếp thư mục khác .
Phải biết thư mục con cần tạo là cấp nào , nó là con trực tiếp của thư mục nào ? Nó cùng cấp với thư mục nào để đánh đường dẫn cho đúng .
Ví dụ : Tạo thư mục THAIBINH trên ổ đĩa C:
C:MD THAIBINH


2 ) Lệnh chuyển đổi thư mục :
CD [ đĩa ] [ đường dẫn] < tên thư mục cần tới >.
VD : Tại thư mục gốc ổ đĩa C: hãy vào thư mục THAIBINH vừa tạo .
C: CD THAIBINH
Chú ý :
Khi muốn chuyển đổi từ thư mục hiện thời về thư mục trước nó 1 cấp ta dùng lệnh : CD ..
Khi muốn chuyển đổi từ thư mục hiện thời về thư mục gốc ta dùng lệnh
CD
3 ) Lệnh xem thư mục :
DIR [đĩa ] [ đường dẫn] < tên thư mục cần xem> [/W] [/P]
/P : Liệt kê theo chiều dọc 1 trang
/W : Liệt kê theo chiều ngang trang
4 ) Lệnh xóa thư mục rỗng :
RD [đĩa] [ đường dẫn ] < tên thư mục rỗng cần xóa >
C. Những lệnh về tập tin :
Lệnh COPY : Để sao chép 1 tập tin .
Mẫu lệnh :
COPY [đĩa nguồn] [đường dẫn nguồn] < tên tệp nguồn> [ đĩa đích ] [đường dẫn đích ] < tên tệp đích >
Nếu thực hiện lệnh thành công thì sẽ có 1 dòng thông báo : 1 Files Copied .
2 ) Lệnh DEL : Xóa tập tin
Mẫu lệnh: DEL [đĩa] [ đường dẫn ] < Tên tập tin cần xóa >
3 ) Lệnh TYPE : Xem tập tin dạng văn bản .
Mẫu lệnh : TYPE [ đĩa] [ đường dẫn] < tên tập tin cần xem>
Lệnh này dùng để xem các tập tin dạng văn bản .
4) Lệnh tạo tập tin dạng văn bản .
Mẫu lệnh: COPY CON [ đĩa] [ đường dẫn] < Tên tập tin cần tạo >
Khi thực hiện soạn thảo muốn xuống dòng thì gõ phím ENTER , soạn xong gõ phím F6 máy sẽ thông báo 1 FILES COPIED . Có nghĩa là 1 văn bản đã được tạo .
5) Lệnh REN : Đổi tên tập tin :
Mẫu lệnh : REN [đĩa] [ Đường dẫn] < tên cũ > < Tên mới >
D. Lệnh về ổ đĩa :
Lệnh chuyển đổi ổ đĩa :
Tại bất cứ thư mục nào của một ổ đĩa , muốn chuyển sang ổ đĩa mới , chỉ việc đánh tên ổ đĩa rồi ENTER là được .


Microsoft Word
Giới thiệu và khởi động :
Giới thiệu : Là chương trình soạn thảo văn bản - cho phép tạo ra những văn bản phức tạp kèm hình ảnh và các đối tượng minh họa.
Khởi động :
+ Vào START chọn PROGRAM chọn MICROSOFT WORD
+ Có thể khởi động nhanh bằng cách nhấp chuột trái vào biểu tượng chương trình trên thanh office .
3. Thoát khỏi chương trình :
+ Vào menu FILE chọn EXIT
+ Có thể vào biểu tượng CLOSE trên thanh title bar
Thanh tiêu đề
Thanh thực đơn
Thanh công cụ chuẩn
Thanh định dạng
Thước ngang , dọc
Thanh trạng thái
Thanh cuốn ngang , dọc
II. Các thao tác trên tập tin văn bản :
Tạo mới một tập tin :
Vào menu FILE chọn NEW chọn OK xuất hiện trang văn bản rỗng , thực hiện nhập nội dung văn bản .
2. Lưu giữ(ghi )tập tin :
Vào menu FILE chọn SAVE xuất hiện hộp hội thoại
+ Tại mục SAVE IN : chỉ ra nơi chứa tệp tin cần lưu giữ
+ Tại mục FILE NAME : đặt tên cho tệp tin .
+ Chọn SAVE để kết thúc thao tác ghi .
3. Mở một tập tin đã có trong đĩa , máy :
Vào menu FILE chọn OPEN xuất hiện hộp hội thoại









+ Trong mục LOOK IN chỉ ra nơi chứa tập tin
+ Trong mục FILENAME chỉ ra tên tập tin cần mở .
+ Chọn OPEN để kết thúc thao tác mở tập tin .
III. Các thao tác trên FILE
Mở 1 tập tin mới :
Vào menu FILE một thực đơn dọc hiện ra
Vào NEW
Xuất hiện hộp thoại :








Chọn OK . Xuất hiện trang văn bản rỗng , khi này thực hiện nhập nội dung văn bản .
2. Lưu trữ tâp tin ( ghi FILE )
Vào menu FILE trên thanh công cụ
Chọn SAVE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Chuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)