TN GDCD 12 năm 2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Hạnh | Ngày 27/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: TN GDCD 12 năm 2011 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 12
Câu1: Pháp luật là
a. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân
b. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức
c. Quy tắc xử sự bắt buộc chung
d. Quy tắc xử sự của một cộng đồng

Câu 2. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là?
a. Chính phủ
b. Quốc hội
c. Các cơ quan nhà nước
d. Nhà nước

Câu 3. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của?
a. Giai cấp công nhân
b. Giai cấp nông dân
c. giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động
d. Tất cả mọi người trong xã hội

Câu 4. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện:
a. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của nhà nước
b. Kinh tế là cơ sở để phát sinh ra pháp luật
c. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế
d. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế

Câu 5. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
a. Pháp luật có tính quyền lực, bất buộc chung
b. Pháp luật có tính quyền lực
c. Pháp luật có tính bắt buộc chung
d. Pháp luật có tính quy phạm

Câu 6. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là để:
a. Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh
b. Duy trì và phát triển văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
c. Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân
d. Đảm bảo cho xã hội luôn tồn tại và phát triển trong vòng trật tự, ổn định, phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội

Câu 7. Pháp luật là phương tiện để công dân:
a. Sống trong tự do, dân chủ
b. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
c. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ
d. Công dân phát triển toàn diện

Câu 8: Thực hiện pháp luật bao gồm:
a. Nhiều hình thức
b. Ba hình thức chính và một hình thức phụ
c. Bốn hình thức
d. Tối thiểu là ba hình thức

Câu 9: Hình thức áp dụng pháp luật:
a. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
b. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện
c. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện
d. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Câu 10: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu
a. Là hành vi trái pháp luật
b. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
c. Lỗi của chủ thể
d. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Câu 11. vi phạm hình sự là:
a. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội
b. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
c. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội
d. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội

Câu 12. Vi phạm hành chính là hành vi
a. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí hành chính
b. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
c. Xâm phạm các quy tắc quản lí xã hội
d. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí đất nước

Câu 13.Vi phạm dân sự là hành vi:
a. Xâm phạm các quan hệ tài sản
b. Xâm phạm các quan hệ nhân thân
c. Xâm phạm các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
d. Xâm phạm các quan hệ sở hữu

Câu 14. Vi phạm kỉ luật là hành vi
a. Xâm phạm các quan hệ lao động
b. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước
c. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước
d. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật

Câu 15. Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với mọi người lao động
a. Từ đủ 12 tuổi trở lên
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên

Câu 16. Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với mọi người vi phạm hành chính
a. Từ đủ 12 tuổi trở lên
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)