TN BÀI 1.LỚP 12

Chia sẻ bởi Lê Tấn Phong | Ngày 26/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: TN BÀI 1.LỚP 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  kết thúc gồm các bộ ba
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
Tham gia vào cấu trúc của axit nuclêic có các bazơnitơ
A. A denin, Timin, Guanin, Xytôzin, Uraxin.
B. Guanin, Xytôzin.
C. Adenin, Timin, Uraxin.
D. Adenin, Timin, Guanin, Xytôzin.
Đoạn ADN làm tổng hợp mARN được gọi là
A. Gen cấu trúc.
B. Gen điều hoà.
C. Vùng khởi động.
D. Vùng vận hành.
Intrôn là đoạn gen 
A. Có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
B. Chứa trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen
C. Không có khả năng phiên mã và dịch mã
D. Mã hoá các axit amin
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  điều hòa gồm các bộ ba mang tín hiệu 
A. Khởi động và kiểm soát phiên mã.
B. mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mở đầu quá trình phiên mã.
D. Kết thúc quá trình dịch mã.
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5` trên mạch mã gốc của gen có chức năng
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
Căn cứ vào kích thước phân tử của bazơnitơ trong ADN mà người ta chia chúng thành hai nhóm là
A. Purin gồm G và A; pirimidin gồm X và T .
B. Purin gồm X và G ; pirimidin gồm T và A.
C. Purin gồm X và A ; pirimidin gồm G và T.
D. Purin gồm X và T ; pirimidin gồm G và A.
Trong quá trình nhân đôi, các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzym nối. Enzym này là
A. ADN ligaza.
B. ARN pôlimeraza.
C. ADN giraza.
D. ADN poolimeraza.
Gen là
A. Một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).
B. Một đoạn của chuỗi pôlipeptit mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định.
C. Một đoạn của ADN tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
D. Một đoạn của ARN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit).
Gen ở sinh vật nhân thực,
A. Phần lớn có vùng mã hoá không liên tục.
B. Phần lớn không có vùng mã hoá liên tục.
C. Có vùng mã hoá liên tục.
D. Không có vùng mã hoá liên tục.
Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng
A. Trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axitamin trong chuỗi pôlipeptit.
B. Trình tự của các đêôxyribôzơ quy định trình tự của các bazơnitơ.
C. Trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các axitamin.
D. Trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
A. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN.
B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C. Tỉ lệ A+T/ G +X.
D. Thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN.
Thứ tự của các vùng trong gen cấu trúc là
A. Vùng điều hoà (đầu 3’ mạch mã gốc) –> vùng mã hoá (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 5’ của mạch mã gốc).
B. Vùng mã hoá (đầu 3’ mạch mã gốc) –> vùng điều hoà (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 5’ của mạch mã gốc).
C. Vùng điều hoà (đầu 5’ mạch mã gốc) –> vùng mã hoá (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 3’ của mạch mã gốc).
D. Vùng mã hoá (đầu 5’ mạch mã gốc) –> vùng điều hoà (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 3’ của mạch mã gốc).
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  mã hóa gồm các bộ ba
A. Mang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)