TLLS chua chien thoi Ly
Chia sẻ bởi Đinh Hồng Nhung |
Ngày 11/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: TLLS chua chien thoi Ly thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Chùa Hương Nghiêm:
Chùa Hương Nghiêm ở Giáp Bối Lý, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Theo sử sách, chùa được xây dựng trước thời tiền Lê. Khi Lê Đại Hành kinh lý qua Thanh Hóa, thấy chùa đổ nát, bèn cho tu bổ lại. Đến thời Lý (năm 1112), Thiền sư Đạo Dung (là cháu đích tôn của Lê Lương) cho tu bổ chùa khá khang trang, hoành tráng. Các sử liệu cũ mô tả: Chùa được xây dựng ở núi Càn Ni... “trên đá chênh vênh, tượng phật uy nghiêm, giữa sóng thấp cao... mái hiên cong như cánh trĩ, ngói lợp lớp lớp như vảy rồng, lan can thoáng mát, cửa ngõ thênh thang. Mé trái có một tòa lầu nguy nga trong treo chuông lớn...” (Lê Văn Tạo - Sách đã dẫn). Dấu vết thời Lý rõ nhất hiện còn ở chùa Hương Nghiêm là một số đá tảng chạm hình hoa sen.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh:
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh do Thông phán Chu Công – người được vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa sau khi Lý Thường Kiệt được rút về Thăng Long giữ chức Tể tướng lần thứ hai, cho xây dựng năm 1116 trên nền chùa cũ. Đây là ngôi chùa theo mô tả của văn bia là khá bề thế, do huy động được nguồn vật lực trong nhân dân rất dồi dào “thợ mộc, thợ nề gắng sức như viên tròn lăn trên ván gỗ; trẻ già, trai gái giúp duyên, như lớp sóng xô giữa triền sông. Góp lương như kiến, vung rìu như mây...”. Quy mô chùa thì “...rường nhà cong cong như vảy rồng nhô ra sau mưa, ngói uyên ương phơi dưới gió như xập xòe uốn lượn. Mái cong lấp lánh dưới mặt trời, hiên lượn quanh co trước gió. Tường vách chạy xung quanh..., hành lang bao bọc 4 mùa hiên cửa thanh hư. Bên hữu có vườn thơm, phía tả có ao mát, mặt nước hoa sen tốt tươi..., lại sắm đủ chiếu giường cho khách trọ nghỉ chân, lại xây đủ bếp núc cung cấp cho người thiền định...” (Những bia ký điển hình – Sđd, tr. 115). Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa thời Lý ở Thanh Hóa còn lại nhiều dấu tích, giá trị nguyên gốc: từ vị trí, quy mô cảnh quan đến một số hiện vật kiến trúc như rồng, bia, chân tảng và đặc biệt là một số tượng pháp như bộ Tam Thế tọa trên tòa sen.
Chùa Cảm Ứng có 100 gian với 18 công trình, hạng mục công trình, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo vừa hoành tráng vừa mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong khiến cho những người tới đây có được cảm giác thăng hoa, sống trong triết lý thanh bạch và “từ bi hỷ xả”.
Chùa cảm ứng tự ở Từ Sơn –Bắc Ninh
Chùa Cảm Ứng ngay từ thời Tiền Lê, đầu thời Lý đã là một trong những trung tâm Phật giáo của vùng Kinh Bắc và cả nước.
Theo sách “Việt sử lược" khoảng năm niên hiệu Ứng Thiên (995- 1007) chùa là nơi thiền sư Vạn Hạnh đã từng đưa Lý Công Uẩn về đây lánh nạn. Khi Vương triều Lý ra đời, chùa vẫn là nơi trụ trì và hành đạo của nhiều vị tổ sư đã có nhiều công lao đóng góp vào việc xây dựng triều chính và nền văn hóa dân tộc.
Năm 1063, để ghi dấu về việc cầu tự ở chùa Cảm Ứng, vua Lý Thái Tôn đã cho xây dựng chùa với qui mô to lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh và một trung tâm đào tạo Phật giáo cho các tăng ni. Từ giữa thế kỷ thứ 15 trở đi, cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, chùa Cảm Ứng được sửa chữa với qui mô lớn vào năm 1519.
Những năm 1693-1697 chùa được trùng tu và mở rộng với nhiều hạng mục công trình, trong chùa có hàng trăm pho tượng sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Năm 1826, chùa được xây dựng hoàn chỉnh 100 gian, 18 hạng mục công trình trở nên ngôi chùa đẹp vào bậc nhất ở vùng Kinh Bắc.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Láng (Ảnh: Internet)
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh đắc đạo liền hóa kiếp ở chùa Sài Sơn (tức chùa Thày), huyện Quốc Oai, đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi,
Chùa Hương Nghiêm ở Giáp Bối Lý, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Theo sử sách, chùa được xây dựng trước thời tiền Lê. Khi Lê Đại Hành kinh lý qua Thanh Hóa, thấy chùa đổ nát, bèn cho tu bổ lại. Đến thời Lý (năm 1112), Thiền sư Đạo Dung (là cháu đích tôn của Lê Lương) cho tu bổ chùa khá khang trang, hoành tráng. Các sử liệu cũ mô tả: Chùa được xây dựng ở núi Càn Ni... “trên đá chênh vênh, tượng phật uy nghiêm, giữa sóng thấp cao... mái hiên cong như cánh trĩ, ngói lợp lớp lớp như vảy rồng, lan can thoáng mát, cửa ngõ thênh thang. Mé trái có một tòa lầu nguy nga trong treo chuông lớn...” (Lê Văn Tạo - Sách đã dẫn). Dấu vết thời Lý rõ nhất hiện còn ở chùa Hương Nghiêm là một số đá tảng chạm hình hoa sen.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh:
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh do Thông phán Chu Công – người được vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa sau khi Lý Thường Kiệt được rút về Thăng Long giữ chức Tể tướng lần thứ hai, cho xây dựng năm 1116 trên nền chùa cũ. Đây là ngôi chùa theo mô tả của văn bia là khá bề thế, do huy động được nguồn vật lực trong nhân dân rất dồi dào “thợ mộc, thợ nề gắng sức như viên tròn lăn trên ván gỗ; trẻ già, trai gái giúp duyên, như lớp sóng xô giữa triền sông. Góp lương như kiến, vung rìu như mây...”. Quy mô chùa thì “...rường nhà cong cong như vảy rồng nhô ra sau mưa, ngói uyên ương phơi dưới gió như xập xòe uốn lượn. Mái cong lấp lánh dưới mặt trời, hiên lượn quanh co trước gió. Tường vách chạy xung quanh..., hành lang bao bọc 4 mùa hiên cửa thanh hư. Bên hữu có vườn thơm, phía tả có ao mát, mặt nước hoa sen tốt tươi..., lại sắm đủ chiếu giường cho khách trọ nghỉ chân, lại xây đủ bếp núc cung cấp cho người thiền định...” (Những bia ký điển hình – Sđd, tr. 115). Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa thời Lý ở Thanh Hóa còn lại nhiều dấu tích, giá trị nguyên gốc: từ vị trí, quy mô cảnh quan đến một số hiện vật kiến trúc như rồng, bia, chân tảng và đặc biệt là một số tượng pháp như bộ Tam Thế tọa trên tòa sen.
Chùa Cảm Ứng có 100 gian với 18 công trình, hạng mục công trình, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo vừa hoành tráng vừa mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong khiến cho những người tới đây có được cảm giác thăng hoa, sống trong triết lý thanh bạch và “từ bi hỷ xả”.
Chùa cảm ứng tự ở Từ Sơn –Bắc Ninh
Chùa Cảm Ứng ngay từ thời Tiền Lê, đầu thời Lý đã là một trong những trung tâm Phật giáo của vùng Kinh Bắc và cả nước.
Theo sách “Việt sử lược" khoảng năm niên hiệu Ứng Thiên (995- 1007) chùa là nơi thiền sư Vạn Hạnh đã từng đưa Lý Công Uẩn về đây lánh nạn. Khi Vương triều Lý ra đời, chùa vẫn là nơi trụ trì và hành đạo của nhiều vị tổ sư đã có nhiều công lao đóng góp vào việc xây dựng triều chính và nền văn hóa dân tộc.
Năm 1063, để ghi dấu về việc cầu tự ở chùa Cảm Ứng, vua Lý Thái Tôn đã cho xây dựng chùa với qui mô to lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh và một trung tâm đào tạo Phật giáo cho các tăng ni. Từ giữa thế kỷ thứ 15 trở đi, cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, chùa Cảm Ứng được sửa chữa với qui mô lớn vào năm 1519.
Những năm 1693-1697 chùa được trùng tu và mở rộng với nhiều hạng mục công trình, trong chùa có hàng trăm pho tượng sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Năm 1826, chùa được xây dựng hoàn chỉnh 100 gian, 18 hạng mục công trình trở nên ngôi chùa đẹp vào bậc nhất ở vùng Kinh Bắc.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Láng (Ảnh: Internet)
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh đắc đạo liền hóa kiếp ở chùa Sài Sơn (tức chùa Thày), huyện Quốc Oai, đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hồng Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)