TLBDHSGL5 từ tuần 1 đến tuần 11

Chia sẻ bởi Trần Nguyễn Tuấn | Ngày 10/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: TLBDHSGL5 từ tuần 1 đến tuần 11 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:


TUẦN 1
ÔN TẬP VÊ CẤU TẠO TỪ: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
A. Kiến thức:
a) Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
b) Từ láy( T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.
Nghĩa của từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phânloại .
V.D : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí ,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên , ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau :
-Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).
-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:
-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể - Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.
- diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp Vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
B. Một số bài tập:
1/ Xếp các từ sau thành 3 nhóm: TGTH, TGPL, TL:
a) vắng ngắt, trắng trong, vắng tanh, cuống quýt, trắng trẻo, trắng tinh, che chở, vắng lặng
2/ Xếp các từ sau thành 3 nhóm: TGTH, TGPL, TL:
thung lũng, cây cỏ, tia nắng, chăm chỉ, bạn học, hư hỏng, san sẻ, giúp đỡ, khó khăn, gắn bó.
3/ Từ mỗi tiếng sau, em hãy tạo ra một từ ghép tổng hợp và một TGPL:
nhà, đường.
4/ Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Trăng đầu tháng mờ mờ. Mặt nước pha một chút lo mong mỏng, phơn phớt. Những chiếc lá quẫy rung rinh, trông xa như những làn sóng nhỏ lăn tăn.
5/ Ghép 5 tiếng: Kính, quý, mến, yêu, thương thành 9 từ ghép.
6/ Tìm 5 từ ghép có cấu tạo x + học.
Tìm 5 từ ghép có cấu tạo học + x
Tìm tiếng ghép với tiếng sáng để được một từ ghép, từ láy
Tìm tiếng ghép với tiếng hòa để được một từ ghép.
7/ Gạch chân những từ láy trong nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho, nhân dân, rì rào,
chim chích, học hành, đất nước, duyên dáng, trường lớp, chuồn chuồn, phố phường.
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI: DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Danh từ:
- Là từ chỉ người, vật, sự vật, chất liệu,...........
- Là từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng giác quan mà là DT trừu tượng.
2, Động từ:
- Là từ chỉ hoạt động trạng thái hay cảm xúc của người hoặc vật( có thể tác động đến người hoặc sự vật khác.
+ ĐT bị và được chỉ ý nghĩ tiếp thụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyễn Tuấn
Dung lượng: 204,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)