TL HD chuan KT-KN mon Hoa lop 10.11.12

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Tuấn | Ngày 23/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: TL HD chuan KT-KN mon Hoa lop 10.11.12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Vụ giáo dục trung học
Bộ giáo dục và đào tạo






Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
Của chương trình giáo dục phổ thông
Môn hoá học lớp 10
Chương trình chuẩn








Hà nội - 2008


 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:
( Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
( Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
( Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Kĩ năng
( So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
( So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
B. Trọng tâm
( Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
C. Hướng dẫn thực hiện
( Dùng TN vật lí hoặc mô phỏng về cấu tạo nguyên tử (sự bắn phá của hạt anpha qua một lá kim loại) để thấy: nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân tích điện dương ở tâm và xung quanh có các electron tích điện âm tạo nên vỏ nguyên tử.
( Hạt nhân gồm proton tích điện dương và nơtron không mang điện
( So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử để thấy: p, e, n có kích thước vô cùng nhỏ và nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
(khối lượng tính theo đơn vị u, kích thước tính theo đơn vị )
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được :
( Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
( Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
( Kí hiệu nguyên tử :  là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
( Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
Kĩ năng
( Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
( Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
B. Trọng tâm
( Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) ( nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.
( Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình
C. Hướng dẫn thực hiện
( Nêu quy tắc trung hòa điện tích để thấy: nguyên tử trung hòa điện nên
“Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số p = số e”.
( Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e;
Số khối của hạt nhân (A) = Z + N (số nơtron)”
( Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.
So sánh khối lượng e với khối lượng một nguyên tử để thấy: electrron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều (không đáng kể) so với khối lượng nguyên tử nên có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.
( nếu biết Z và A sẽ tính được số p, số e, số n. Áp dụng tính số p, e, n của một số nguyên tử
( Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p và được kí hiệu: X
( Áp dụng: từ kí hiệu nguyên tử X tính số p, e, n và ngược lại
( Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử và được coi bằng số khối (A).
( Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n ( số khối A khác nhau ( một nguyên tố có thể có nhiều đồng vị nên khối lượng tương đối của nguyên tử là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó

( Áp dụng với đồng vị của các nguyên tố H, Cl, O, K, Ar...

Bài 4. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)