Tinhoc11

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiền | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tinhoc11 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 28/8/2007
Tiết theo PPCT: 1
Trường THPT Nguyễn Huệ
Giáo viên: Nguyễn Văn Hiền

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
§1. KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
§2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. Mục đích – yêu cầu
1. Về kiến thức
- HS nắm được một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình, đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biết được thông dịch và biên dịch
- Nắm được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. Hiểu và phân biệt được 3 thành phần.
- Biết một số tên, tên chuẩn, hằng, biến.
2. Về kỹ năng
- Yêu cầu HS nhớ và biết cách đặt tên đúng trong Pascal
3. Về thái độ
- HS nhận thức được quá trình phát triển của NNLT gắn với quá trình phát triển Tin học nhằm giải các bài toán thực tiễn.
- Hình thành và phát triển lòng ham thích học NNLT cụ thể, áp dụng giải một số bài toán thực tế bằng ngôn ngữ lập trình.
II. Nội dung
1. Ổn định tổ chức lớp

2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

§1. KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Ngôn ngữ lập trình
? Ở lớp 10 các em đã được học về các bước giải bài toán trên mày tính. Mọt em hãy nhắc lại cho cả lớp biết? Giải một bài toán trên máy tính cần phải trải qua các bước nào?







? Thế nào là NNLT?
NNLT là ngôn ngữ để viết chương trình
? Có những loại NNLT nào?

? Kể tên những NNLT mà em biết?
? Ngôn ngữ lập trình bậc cao phân biệt với các ngôn ngữ khác ở nội dung nào?
GV tổng hợp
NNLT bậc cao phân biệt với các ngôn ngữ khác ở các nội dung sau:
NNLT bậc cao gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên
Chương trình viết bằng NNLT bậc cao không phụ thuộc vào loại máy, phải được dịch sang ngôn ngữ máy mới thực hiện được.
Chương trình viết bằng NNLT bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và nâng cấp
NNLT bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán.
Khái niệm lập trình
Khái niệm: Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả cấu trúc dữ liệu thích hợp và cài đặt thuật toán thành chương trình.
GV phân tích khái niệm lập trình.


Chương trình dịch
? Chương trình viết bằng NNLT bậc cao chỉ được máy tính thực hiện khi chương trình được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch.
? Chương trình dịch là gì?




GV gọi 1 HS đọc khái niệm chương trình dịch trong SGK
Khái niệm: SGK trang 4
CT nguồn

CT dịch

CT đích

Chương trình dịch:
Thông dịch (Interpreter)
Biên dịch (Compiler)
GV phân tích quá trình biên dịch và quá trình thông dịch thông qua ví dụ trong SGK.
? Quá trình thực hiện của thông dịch và biên dịch?


? Phân biệt trình thông dich và trình biên dịch?

? BTVN: Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao?
§2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
2.1 Các thành phần cơ bản
Mỗi NNLT có 3 thành phần cơ bản:
Bảng chữ cái
Cú pháp
Ngữ nghĩa
Bảng chữ cái: Là tập hợp các kí tự dùng để viết chương trình
GV giới thiệu bảng chữ cái của NNLT Pascal
Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình
GV lấy VD về cú pháp trong Pascal
Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
GV lấy VD và giải thích ngữ nghĩa của của câu lệnh, của phép toán trong Pascal.

HS ghi bài




HS trả lời:
Để giải một bài toán trên máy tính cần trải qua 5 bước:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4 : Hiệu chỉnh chương trình
Bước 5 : Viết tài liệu
HS suy nghĩ trả lời
NNLT là ngôn ngữ để viết chương trình
Có 3 loại NNLT : NN máy, Hợp ngữ, NNLT bậc cao.
HS suy nghĩ trả lời :
Pascal, C, C++, Java, Visual Basic...
HS trả lời



HS ghi bài



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)