Tính toán độ cao hải đồ về độ cao quốc gia

Chia sẻ bởi Hà Anh Tuấn | Ngày 02/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: tính toán độ cao hải đồ về độ cao quốc gia thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÍNH TOÁN QUY ĐỘ SÂU HẢI ĐỒ VỀ CAO ĐỘ QUỐC GIA
Nguyễn Xuân Hiển (1), Trần Quang Tiến (2),
Phan Thanh Tùng (1), Bùi Đức Sơn (1), Nguyễn Thị Thanh (1)
(1). Viện Khí tượng Thủy văn,
(2). Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn biển
Tóm tắt: Sóng thần là một trong những hiện tượng tự nhiên có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp cho nhân loại. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khả năng xảy ra sóng thần trên bờ biển Việt Nam là có cơ sở. Vì vậy, việc tính toán lan truyền sóng thần và xây dựng bản đồ nguy cơ cảnh báo sóng thần cho bờ biển Việt Nam là quan trọng và cần thiết. Báo cáo này đã sử dụng kết quả đo mực nước các trạm nghiệm triều của Hải quân Việt Nam để tính toán quy chuẩn độ sâu của các mảnh hải đồ theo cùng một cao độ. Trên cơ sở đó, số liệu đo đạc địa hình đáy biển của Hải quân Việt Nam sẽ được quy chuẩn về cao độ quốc gia phục vụ cho công tác tính toán lan truyền sóng thần ở ngoài khơi và vùng ven bờ một cách chính xác nhất.
1. Giới thiệu chung
Sóng thần là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một khối lượng nước lớn bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các dịch chuyển địa chất lớn bên trên hay bên dưới mặt nước, núi lửa phun trào, trượt lở đất và những vụ va chạm thiên thạch đều là nguyên nhân có khả năng gây ra sóng thần. Những hậu quả của sóng thần có thể ở mức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to lớn. Lịch sử thế giới đã ghi nhận được những trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Gần đây nhất, một trận động đất có cường độ 9,0 độ rích te đã gây ra sóng thần có độ cao hơn 12m vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia, đã làm hơn 283.000 người ở các nước Inđônêxia, Srilanka và Thái Lan và làm cho hơn 1.100.000 người mất nhà cửa.
Nước ta nằm trong vùng Biển Đông được che chắn bởi các quốc đảo hay bán đảo như Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Bởi vậy, những cơn sóng thần từ ngoài khơi Thái Bình Dương rất khó xâm nhập và nếu có cũng không gây thiệt hại đáng kể đến vùng biển nước ta. Sóng thần có khả năng gây ảnh hưởng tới nước ta chỉ là các cơn sóng gây ra bởi những trận động đất hay núi lở ngay trong vùng Biển Đông.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, vì nước ta nằm trong dải có động đất yếu nên khả năng xảy ra sóng thần do động đất gần bờ là rất nhỏ. Tuy nhiên, dải đảo che phía ngoài Biển Đông như Philippines và Indonesia nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương là vùng rất hay xảy ra động đất (với tần suất động đất mạnh khoảng 10 năm xảy ra một lần) nên khả năng xảy ra một trận động đất có kèm sóng thần tại vùng Biển Đông ở khu vực trên là rất dễ xảy ra. Theo số liệu của Cơ quan điều tra địa chất Hoa Kỳ (USGS), ở vùng Biển Đông ngay sát bờ phía Philippines, trung bình mỗi năm xảy ra hơn 7 trận động đất với cường độ từ 5 độ Richter trở lên. Rất nhiều trận động đất xảy ra ở đây có độ sâu chấn tâm nhỏ hơn 30km, điều kiện rất thuận lợi để tạo ra sóng thần.
Theo tính toán của các tác giả Vũ Thanh Ca và Trần Thục (4) bằng mô hình số trị, nếu động đất có độ lớn 9.0 độ Richter xảy ra ở vùng phía tây Philippines, sóng thần sẽ mất khoảng 1 giờ để tới các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của ta, 2 giờ để tới vùng bờ biển từ Quảng Nam tới Phan Rang. Độ cao sóng thần ven các đảo và một số vùng ven bờ có thể lớn hơn 5m. Do vậy, cần phải xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần tại vùng bờ biển nước ta như một trong các biện pháp giảm nhẹ thiên tai do sóng thần tạo ra.
Một trong những bước quan trọng để xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần là thu thập các bản đồ địa hình đáy biển và vùng bờ phục vụ thiết lập trường số liệu độ sâu và độ cao dùng trong mô hình tính sóng thần lan truyền trên biển và sóng leo gây ngập lụt ven bờ. Tuy nhiên, trong khi bản đồ địa hình trên cạn đã được đo đạc và quy chuẩn về cùng một cao độ quốc gia thì vì nhiều lý do khác nhau, bản đồ địa hình đáy biển vẫn chưa được hoàn thành. Thực tế thì đã có những dự án và đề tài nghiên cứu, đo đạc địa hình đáy biển và đưa về cao độ quốc gia, nhưng đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào được công bố và khẳng định tính chính xác của các bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)