Tinh_nhiet_doi_cua_thien_nhien_viet_Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tinh_nhiet_doi_cua_thien_nhien_viet_Nam thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC HUẾ
Trường Đại Học Sư Phạm

Chuyên đề:

Chứng minh tính nhiệt đới ẩm của Thiên nhiên Việt Nam

Giảng viên hướng dẩn: TS NGUYỄN THÁM
Người trình bày: TRẦN THỊ THANH THƯƠNG
NGUYỄN THANH DŨNG
Lớp: ĐỊA TỰ NHIÊN K.15
1. Khái niệm
Có nhiều nhà khoa học,dựa trên nhiều cơ sở khác nhau để phân chia các đới khí hậu trên bề mặt trái đất
Nhà khí hậu học người Nga B.P.Alixôv dựa vào bốn loại khối khí chính trên bề mặt trái đất để chia ra bốn đới khí hậu chính,đó là:
Đới khí hậu xích đạo (chung cả hai bán cầu)
Đới khí hậu nhiệt đới
Đới khí hậu ôn đới
Đới khí hậu cực đới
Đặc điểm của các đới khí hậu chính là quanh năm chỉ có một khối khí thống trị(ở xích đạo là khố khí xích đạo,ở nhiệt đới là khối khí nhiệt đới thống trị..)
Giữa hai đới khí hấu chính là đới khí hậu chuyển tiếp (hay á đới),đặc điểm của đới khí hậu chuyển tiếp là trong một năm có hai khối khí thay nhau thống trị.Mùa hạ là khối khí gần xích đạo hơn tràn lên,mùa đông là khối khí xa xích đạo hơn trà xuống thống trị.Ba đới khí hậu chuyển tiếp đó là:
Đới khí hậu cận xích đạo
Đới khí hậu cận nhiệt đới
Đới khí hậu cận cực đới
Khí hậu nhiệt đới
+ Phân bố ở hai bán cầu từ vĩ độ 100 đến 300B và 50 đến 250N. Trong phạm vi hoạt động của Tín phong
+ Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ TB không dưới 180C và trong năm có 1 thời kì khô rỏ rệt và một mùa mưa.
+ Trong năm có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
+ Lượng mưa TB năm dao động từ 1000 – 1500mm
bd phân lọai khi hậu cua Koppen
bd phân lọai khi hậu cua Geiger
23027’B
23027’N
VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
2. Vị trí địa lí
+ Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương, nằm trong khu vực gió mùa Châu Á
+ Tọa độ:8030’B – 23027’B
+ Phía Đông tiếp giáp với biển Đông rộng lớn
3. Tính nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam
3.1 Khí hậu nhiệt đới ẩm
3.1.1 Tính nhiệt đới:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến nửa cầu Bắc, một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh. Do vậy Việt Nam quanh năm nhận được một lượng nhiệt rất lớn của Mặt trời.
a. Năng lượng bức xạ tổng cộng vượt quá 130 kcal/cm2/ năm
b. Cân bằng bức xạ quanh năm dương và dao động từ 75 – 80 kcal/ cm2/ năm
c. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 270C, tăng dần từ Bắc vào Nam
d. Tổng lượng nhiệt hoạt động lên đến 80000 – 90000C
e. Tổng số giờ nắng ( tùy nơi) từ 1400 – 3000 giờ
3.1. 2 Lượng ẩm lớn
Lượng mưa TB năm dao động từ 1500 – 2000mm
Nước ta quanh năm nhận được một lượng ẩm rất lớn, độ ẩm dao động từ 80 – 100%
Cân bằng ẩm luôn luôn dương
* Lượng mưa lớn, lượng ẩm cao nhờ vào các nhân tố:
- Nền nhiệt cao, lượng bốc hơi lớn
- Sự phân hóa của địa hình kết hợp với hướng gió
- Các hoàn lưu gió, quan trọng nhất là gió mùa
- Vai trò của biển Đông
Bảng : Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa điểm

27,1
26,8
25,1
23,9
23,5
21,2
3.2 Địa hình miền nhiệt đới ẩm: địa hình xâm thực và bồi tụ điển hình

3.2 Địa hình miền nhiệt đới ẩm: địa hình xâm thực và bồi tụ điển hình

Phần đất liền Việt Nam chiếm ¾ diện tích là đồi núi và quyết định nhiều đặc điểm của tự nhiên Việt Nam.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phần tự nhiên, địa hình Việt Nam tiêu biểu cho quang cảnh địa hình của vùng nhiệt đới ẩm.

Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vai trò thành tạo địa hình của dòng chảy rất to lớn, phổ biến là dạng địa hình xâm thực – bào mòn theo dòng và theo bề mặt.

Quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh.
* Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở miền đồi núi
+ Nền nhiệt ẩm cao với 1 mùa mưa và 1 mùa khô xen kẻ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ.
+ Duới tác động của dòng chảy trên các sườn dốc địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu...
+ Tại các miền núi mưa nhiều, tác động của dòng chảy đã khắc lên bề mặt địa hình những hẻm vực, những khe sâu…
+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng trượt đất, đá lỡ, lũ quét, lũ bùn…
+ Tại những vùng núi đá vôi thành tạo dạng địa hình karst với các hang động ngầm, thung khô, suối, các đồi đá vôi sót….
* Quá trình bồi tụ ở đồng bằng hạ lưu sông
- Hệ quả của quá trình xâm thực – bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở vùng đồi núi là sự bồi tụ các đồng bằng ở hạ lưu sông.
3.3 Mạng lưới thủy văn của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
* Sông ngòi Việt Nam về mặt hình thái phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc địa chất - địa hình nhưng về mặt đặc tính của dòng chảy thì do khí hậu quyết định. Kết quả là Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế thay đổi theo mùa và theo khu vực.
3.3.1 Mạng lưới sông ngòi phản ảnh tổng hợp giữa khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cấu trúc địa hình đồi núi.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm, có lượng mưa trung bình lớn khoảng từ 1500 – 2000mm.
- Tất cả có 2360 con sông dài từ 10km trở lên, trong đó có 106 dòng sông chính và 2254 phụ lưu.
- Cứ hơn 1km2 có 1km sông suối, đi dọc bờ biển thì khoảng 20km thì có 1cửa sông
+ Do địa hình hẹp ngang, chủ yếu là đồi núi mà đa số sông Việt Nam ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ
+ Hướng chính của sông ngòi là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung, đồng thời đổ ra biển Đông theo hướng của cấu trúc địa chất – địa hình.
+ Đặc trưng về thủy chế như lưu lượng nước, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm, nhịp điệu dòng chảy trong năm, lượng phù sa thì do lượng mưa năm và chế độ mưa quyết định.
_ Sông ngòi có lưu lượng bình quân tới 26.000 m3/ s, tương đương với một tổng lượng nước là 839tỷ m3/ năm, tổng lượng nước này phần được phát sinh trên lãnh thổ nước ta chiếm khoảng 40,3%. Tuy nhiên, lượng nước phân bố không đồng đều giữa các hệ thống sông.
_ Dòng chảy lớn, sức xâm thực – bào mòn mạnh đã khiến cho sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa nhất là vào mùa lũ, góp phần cho các đồng bằng lấn biển.
3.3.2 Thủy chế theo mùa
- Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp độ mưa, mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa mưa và mùa khô dài ngắn khác nhau và có sự lệch pha với nhau giữa nơi này hoặc nơi khác cho nên sông ngòi mọi nơi có mùa lũ và mùa cạn rất tuơng phản nhau.
- Mùa lũ thường kéo dài từ 3 – 5 tháng, lượng nước lớn, Tb 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Cũng như mùa mưa, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc và Nam, liên quan đến sự lùi dần của dãi hội tụ nội chí tuyến từ tháng 8 đến tháng 10 từ ĐB Bắc bộ vào ĐB Nam bộ.
- Mùa cạn dài hơn mùa lũ, kéo dài TB 7 – 8 tháng với lượng nước nhỏ, khoảng 20 -30% tổng lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất 1 – 2% . Mùa cạn và tháng kiệt cũng không diễn ra đồng nhất trên toàn lãnh thổ mà chậm dần từ Bắc vào Nam.
3.4 Thổ nhưỡng miền nhiệt đới ẩm
3.4 Thổ nhưỡng miền nhiệt đới ẩm
3.4.1 Quá trình hình thành đất chủ yếu
- Quá trình phong hóa hóa học ở Việt Nam là quá trình thống trị, có nhiều kiểu phong hóa như phong hóa alit ( Al2O3 > Fe2O3 ), kiểu phong hóa feralit ( Al2O3 = Fe2O3 ), kiểu phong hóa sialit….
- Quá trình phong hóa và hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là quá trình feralit.
Do tính chất của khí hậu ( mưa nhiều và cường độ lớn ), quá trình phong hóa diễn ra mạnh, nham thạch bị phong hóa triệt để hình thành SiO2, Al2O3, Fe2O3, các bazo (Ca2+, Mg2+ K2+) rửa trôi mạnh, trong đất tích tụ các xetskioxit
(R2O3), nên đất có phản ứng chua và có màu vàng đỏ.
- Đất feralit có thể chia thành 2 nhóm: nhóm đất feralit ở đồi và đồi trước núi (ở độ cao 500 – 600m ) chiếm diện tích lớn, nhóm đất feralit ở những vùng núi thấp ( 1500 – 1600m ).
+ Nhóm đất điển hình ở vùng đồi và đồi trước núi là đất feralit đỏ vàng. Được sử dụng rộng rải cho nhiều loại cây trồng. Tập trung ở CaoBằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, vùng trung du Tuyên Quang, Phú Thọ…
+ Đất feralit đỏ thẫm, nâu hay nâu đỏ phát triển trên đá vôi, đá măcma bazơ và trung tính. Đất nâu đỏ là loại đất tốt, thích hợp với các loại cây CN lâu năm, có rễ sâu như cao su, café, chè… Tây Nguyên có diện tích lớn nhất, ngoài ra ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Trị…
- Trên các bậc thềm phù sa cổ ven các châu thổ hoặc đồng bằng, có thể gặp đất feralit nâu hoặc xám.
* Nhóm đất feralit ở núi thấp gồm: đất feralit mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit nâu đỏ trên núi.
3.4.2 Đất dễ bị suy thoái
- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, có mùa khô và mùa mưa xen kẻ đã xúc tiến quá trình rửa trôi và tích tụ mạnh.
- Đặc biệt, ở những nơi thực vật bị phá hủy, mùa khô sẽ càng khác nghiệt, sự tích tụ ôxit sắt và nhôm càng nhiều, rắn chắc lại thành tầng đá ong, tầng đá ong càng gần mặt thì đất càng xấu. Đồng thời mùa mưa quá trình rửa trôi, bào mòn cũng rất lớn, các chất dinh dưỡng bị cuốn trôi làm đất bạc màu.
Khô hạn
3.5 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được đặc trung bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Do tính chất nhiệt ẩm là đặc tính cơ bản của khí hậu Việt Nam, các kiểu thực bì thống trị đều thuộc rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm hoặc mưa mùa, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.
- Trong trạng thái tự nhiên của chúng, có các hệ địa sinh thái đặc trưng sau:
+ Hệ địa sinh thái rừng rậm nhiệt đới gió mùa ẩm thường xanh quanh năm ở các vùng đồi và đồi trước núi


+ Hệ địa sinh thái rừng rậm nhiệt đới hơi ẩm, nửa rụng lá: Tây Nguyên, ĐNB, Khánh Hòa, Bình Thuận, thung lũng sông Mã và Yên Châu ( Sơn La)
+ Hệ địa - sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa khô: ở Ninh Thuận và một số nơi khác như: Tây bắc, Tây Nguyên
+ Hệ địa – sinh thái rừng rậm á nhiệt đới gió mùa thường xanh núi thấp: Ở khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên…
+ Hệ địa – sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới gió mùa
+ Hệ địa - sinh thái rừng tràm nhiệt đới gió mùa: rộng nhất ở U Minh ( Cà Mau – Kiên Giang ), Đồng Tháp Mười
+ Giới động vật Việt Nam mang tính nhiệt đới của nó, biểu hiện ở chỗ số lượng loài rất nhiều, các loài đặc trưng cho hệ động vật cổ nhiệt đới đều thấy có ở Việt Nam như: chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, heo vòi, voi...
Rừng Nhiệt đới
Thiên nhiên Việt Nam
KẾT LUẬN
Qua sự phân tích các yếu tố trên chúng ta khẳng định rằng thiên nhiên Việt Nam mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở đây, tính chất cơ bản của nhiệt đới đã bị nhiễu loạn sâu sắc bởi sự xuất hiện một mùa đông lạnh. Đây là sự độc đáo của vùng nhiệt đới”Châu Á gió mùa” đã là sự chung đúc của một nền nhiệt ẩm cao của khí hậu nhiệt đới nói chung và một chế độ phân hóa mạnh mẻ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)