Tính nhân văn trong di chúc Bác Hồ
Chia sẻ bởi Lê Nam Linh |
Ngày 04/11/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Tính nhân văn trong di chúc Bác Hồ thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Tính nhân văn trong di chúc Bác Hồ
Bác Hồ viết di chúc từ năm 1965, gồm 3 trang. Tự Bác đánh máy lấy. Dưới bản di chúc có chữ ký của Người, và được sự "chứng kiến" của ông Lê Duẩn với chữ ký rất rạch ròi của ông.
Năm 1968, 1969 Bác Hồ viết bổ sung cho bản di chúc. Toàn bộ phần mở đầu được viết lại đầy một trang viết tay. Bản di chúc mới này dài 6 trang viết tay bằng mực màu xanh, và những chữ sửa chữa bằng màu đỏ. Sau đó Bác tự đánh máy, trên cùng ghi hàng chữ "tuyệt đối bí mật", dưới đề ngày 10/5/1969.
Bản di chúc được giữ bí mật là đúng, vì Bác là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt. Bản di chúc mới viết xong tháng 5/1969 chủ yếu dựa vào bản di chúc cũ, Bác chỉ bổ sung vào cho thật hoàn chỉnh ý kiến của Người.
Năm 1969, Bác mất, bản di chúc công bố lúc ấy, đã được Bộ Chính trị cô đọng lại cho hợp với hoàn cảnh lịch sử. Mãi 20 năm sau, năm 1989, bản di chúc chính thức mới được công bố cho toàn dân biết. Và năm 2000 trong toàn tập 12 tập của Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị in, đã cho in chính thức toàn bộ di chúc của Bác Hồ từ trang 491 đến trang 512. Đây là lần đầu tiên Nhà nước cho phép in nguyên văn theo bản thảo di chúc của Bác.
Càng đọc kỹ càng thấy di chúc toát lên rất trung thực con người của Bác: lúc nào cũng tận tâm với nước, với dân.
Đối với Đảng, trong di chúc ghi rất gọn, nhưng thật quả quyết: "Theo ý tôi, việc phải làm ngay trước tiên là chỉnh đốn Đảng". Điều đó thật dễ hiểu, vì từ giai đoạn kháng chiến, chuyển sang xây dựng, kiến thiết trong hòa bình, Đảng phải được củng cố, cho hợp với hoàn cảnh mới.
Đối với đất nước, Bác nhìn rất thấu đáo: "Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ra sức làm là mau hàn gắn vết thương chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm".
Bác nhắc nhân dân, Đảng phải uống nước nhớ nguồn, đây là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc: "Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương phải xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha, mẹ, vợ, con (của thương binh, liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương - phải giúp đỡ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Với thương binh, Bác cũng không quên: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh".
Bác lo cho mọi người, còn cá nhân mình, Bác cũng tính toán cụ thể để mọi người không phải vất vả vì Bác: "Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đình đám lãng phí ngày giờ, tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng". "Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt. Bên mộ nên xây một cái nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta thống nhất thì nên giữ một ít tro xương cho đồng bào miền Nam".
Về tro xương, Bác nói rất rõ: "Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro xuống đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng".
Những lời dặn dò thật ân cần. Bác không muốn vì Bác mà tốn của của nhân dân. Vì Bác biết, sau ngày thống nhất, chúng ta phải dốc sức để xây dựng
Bác Hồ viết di chúc từ năm 1965, gồm 3 trang. Tự Bác đánh máy lấy. Dưới bản di chúc có chữ ký của Người, và được sự "chứng kiến" của ông Lê Duẩn với chữ ký rất rạch ròi của ông.
Năm 1968, 1969 Bác Hồ viết bổ sung cho bản di chúc. Toàn bộ phần mở đầu được viết lại đầy một trang viết tay. Bản di chúc mới này dài 6 trang viết tay bằng mực màu xanh, và những chữ sửa chữa bằng màu đỏ. Sau đó Bác tự đánh máy, trên cùng ghi hàng chữ "tuyệt đối bí mật", dưới đề ngày 10/5/1969.
Bản di chúc được giữ bí mật là đúng, vì Bác là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt. Bản di chúc mới viết xong tháng 5/1969 chủ yếu dựa vào bản di chúc cũ, Bác chỉ bổ sung vào cho thật hoàn chỉnh ý kiến của Người.
Năm 1969, Bác mất, bản di chúc công bố lúc ấy, đã được Bộ Chính trị cô đọng lại cho hợp với hoàn cảnh lịch sử. Mãi 20 năm sau, năm 1989, bản di chúc chính thức mới được công bố cho toàn dân biết. Và năm 2000 trong toàn tập 12 tập của Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị in, đã cho in chính thức toàn bộ di chúc của Bác Hồ từ trang 491 đến trang 512. Đây là lần đầu tiên Nhà nước cho phép in nguyên văn theo bản thảo di chúc của Bác.
Càng đọc kỹ càng thấy di chúc toát lên rất trung thực con người của Bác: lúc nào cũng tận tâm với nước, với dân.
Đối với Đảng, trong di chúc ghi rất gọn, nhưng thật quả quyết: "Theo ý tôi, việc phải làm ngay trước tiên là chỉnh đốn Đảng". Điều đó thật dễ hiểu, vì từ giai đoạn kháng chiến, chuyển sang xây dựng, kiến thiết trong hòa bình, Đảng phải được củng cố, cho hợp với hoàn cảnh mới.
Đối với đất nước, Bác nhìn rất thấu đáo: "Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ra sức làm là mau hàn gắn vết thương chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm".
Bác nhắc nhân dân, Đảng phải uống nước nhớ nguồn, đây là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc: "Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương phải xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha, mẹ, vợ, con (của thương binh, liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương - phải giúp đỡ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Với thương binh, Bác cũng không quên: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh".
Bác lo cho mọi người, còn cá nhân mình, Bác cũng tính toán cụ thể để mọi người không phải vất vả vì Bác: "Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đình đám lãng phí ngày giờ, tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng". "Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt. Bên mộ nên xây một cái nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta thống nhất thì nên giữ một ít tro xương cho đồng bào miền Nam".
Về tro xương, Bác nói rất rõ: "Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro xuống đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng".
Những lời dặn dò thật ân cần. Bác không muốn vì Bác mà tốn của của nhân dân. Vì Bác biết, sau ngày thống nhất, chúng ta phải dốc sức để xây dựng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Nam Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)