Tình huống sư phạm
Chia sẻ bởi Phan Đức Quán |
Ngày 06/11/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Tình huống sư phạm thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Học sinh mất tiền trong lớp Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa… ưa… ưa… cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc đó bạn sẽ làm gì? 1. Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “Tiền em mang đi thì phải cất giữ cẩn thận, bây giờ trót mất rồi cô biết làm thế nào”, và khuyên em đó đành cho qua vì cũng không đáng là bao. 2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm. 3. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 - 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự giác trả lại cho bạn.
Nguồn: Ứng xử sư phạm những điều cần biết – NXB ĐHQG HN
**********
Hướng giải quyết tình huống Đây là vấn đề liên quan đến chuyện tiền bạc nên các em không thể tự giải quyết mà chắc chắn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Và dù số tiền đó là ít hay nhiều thì bạn vẫn phải đứng ra phân giải để chấm dứt ngay hiện tượng lấy trộm tiền của nhau trong lớp học. Nhưng ngặt một nỗi đây là chuyện đã xảy ra trong giờ ra chơi, không một ai để ý nên chắc chắn không hy vọng gì có được nhân chứng. Chính vì thế nhiều giáo viên đã chọn cách xử lý 1 vì như thế bạn cũng không mất thời gian đi “mò kim đáy bể” mà lại làm mất tiết học của cả lớp. Và một số tiền “không đáng bao nhiêu” ấy bạn khuyên em nên về nhà xin lại bố mẹ. Nhưng như thế là bạn đã cố tình làm ngơ để cho tật xấu trộm cắp tiền của bạn bè ngang nhiên tồn tại trong lớp học. Và lần sau biết đâu lại là một em học sinh khác cũng kêu mất tiền! Bạn khuyên em nên cho qua vì theo suy nghĩ của bạn nó chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng bạn có nghĩ đến tình huống phụ huynh học sinh sẽ nghĩ gì khi con họ thông báo là bị mất tiền ngay ở trong lớp học mà cô giáo không có biện pháp gì. Còn nữa nếu đó là một em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì khoản tiền đó cũng đáng kể đấy chứ! Cũng có nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở lứa tuổi học trò nên cho dừng ngay tiết học và truy tìm thủ phạm. Trong tình huống mất tiền không rõ ràng như thế liệu bạn có chắc chắn vào khả năng “phá án” của mình? Bạn có nghĩ đến trường hợp sau một thời gian căng thẳng cố gắng đến mấy bạn cũng không thể tìm ra thì tính sao đây? Uy tín của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, và cả lớp mất một tiết học, chịu đựng không khí căng thẳng nghi ngờ lẫn nhau mà vấn đề vẫn không được giải quyết. Đành rằng phương án xử lý này có thể nói lên trách nhiệm và sự quan tâm đến các vấn đề trong lớp học của bạn nhưng nó sẽ đẩy bạn vào nhiều tình huống khó xử khác và bạn rất dễ vận dụng những biện pháp “rắn” không cần thiết. Vì bạn nên biết rằng ở lứa tuổi này các em thường rất sợ bị dư luận tập thể lên án, coi thường, thậm chí hắt hủi vì tội trộm cắp tài sản của bạn là tật xấu không thể bỏ qua. Nên mặc dù có thể đã “trót cầm nhầm” nhưng vì bạn đang truy xét đến cùng và rất gay gắt nên em đó sẽ tìm mọi cách để tẩu tán “tang vật” chứ không bao giờ để bạn phát hiện ra. Việc cần làm trước tiên trong tình huống này là bạn phải trấn an em học sinh đó để em không hoảng hốt. Bạn có thể nói: “Cô rất hiểu sự lo lắng của em nhưng em cứ bình tĩnh, đã có cô ở đây. Nhưng bây giờ đang là tiết học, chắc em cũng không muốn vì việc riêng của mình mà ảnh hưởng đến tất cả các bạn trong lớp. Cô hứa sau tiết học này cô sẽ giải quyết giúp em”. Đó cũng có thể coi là “kế hoãn bình” để bạn có thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài giảng của mình sớm, dành ra một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề. Trước tiên bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kỹ xem có thật sự là mất tiền không và có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kỹ và khẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại trở nên khá nghiêm trọng rồi đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn “kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất thương yêu nhau, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tin không bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau. Hôm nay bạn A có mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì to tát cả, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhà bạn A rất khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cho lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông với bạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì cho bạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ cho bạn A. Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không, thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm như vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”. Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đã trót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ không bao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thễ giữ được tình cảm và sự tôn trọng của các bạn
Khi cô giáo ghi nhầm đầu bài
TÌNH HUốNG SƯ PHạM
Lớp 4A có phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng. Em Long cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài mới vào vở sạch sẽ của mình. Bỗng cô giáo phát hiện ra mình đã ghi nhầm đầu bài bèn thông báo cho học sinh và ghi lại đầu bài lên bảng. Em Long cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu nói: “Viết như vậy mà cũng viết”. Cô giáo cũng nghe thấy. Ở vào tình huống này bạn xử lý sao đây? 1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói của Long. 2. Quay sang hỏi em học sinh nào đã nói câu đó và phê bình em đó trước lớp. 3. Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em hiểu những sai sót của em Long. Cô nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng có lúc nhầm lẫn.
Đây là một tình huống rất dễ xảy ra nhất là ở những lớp thuộc bậc tiểu học. Với các em, phong trào “vở sạch chữ đẹp” có một ý nghĩa kích thích rất lớn trong việc rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. Nhưng đôi khi do trẻ quá đề cao, và hiểu một cách máy móc nên cũng gây ra không ít tình huống khiến cho các cô giáo khó xử. Và đây là một ví dụ. Trước hết bạn phải thừa nhận rằng lỗi đầu tiên thuộc về mình do đã không cẩn thận. Nhưng đối với học sinh lớp lớn hơn (trung học cơ sở trở lên) thì chuyện đó chẳng có gì to tát cả vì cô giáo thì cũng có lúc phải nhầm chứ. Mà nhầm thì bỏ đi viết lại có sao đâu. Sự hiểu biết và dễ thông cảm của các em sẽ không làm bạn phải áy náy. Nhưng ở đây bạn phải đối mặt với một học sinh còn quá nhỏ. Các em chưa ý thức được mọi việc một cách chính xác nên rất dễ “quan trọng hóa vấn đề”. Hơn nữa ở tuổi này các em còn vô tư, bồng bột nên nghĩ gì nói nấy một cách không do dự. Và đây dù sao cũng là phản ứng của học sinh khi chỉ vì lỗi nhỏ của cô giáo mà có thể ảnh hưởng đến thành tích thi đua của mình. Hiểu được đặc điểm tâm lý này, bạn có thể sẵn sàng bỏ qua câu nói bột phát đó của em. Và đó cũng có thể là cách bạn “né tránh” phải thú nhận sự nhầm lẫn của mình. Nhưng thái độ im lặng của bạn không làm cho học sinh cảm thấy thỏa mãn. Có thể trong lúc “hậm hực” vì phải viết lại mà không do lỗi của mình em học sinh đó sẽ nghĩ: “Tại sao mình nhầm, mình sai thì phải xin lỗi cô giáo, mà cô giáo nhầm thì chẳng thấy nói năng gì”. Nếu để suy nghĩ đó tồn tại thì quả thật là tai hại. Dù các em còn rất nhỏ nhưng không vì thế mà chúng ta nghĩ chúng không để ý, dễ bỏ qua mọi chuyện. Ngược lại trẻ em đặc biệt tinh tế trong việc thiết lập sự công bằng trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, chính vì thế hay xuất hiện tâm lý so sánh, xét đoán. Nếu chúng không nhận được sự đối xử công bằng ở người lớn thì lần sau rất khó có thể khiến chúng nghe lời. Vì vậy trong tình huống này thái độ im lặng của bạn là hoàn toàn không có lợi. Là một giáo viên chắc chắn bạn sẽ không vừa lòng khi nghe học sinh nói ra câu đó dù là bột phát. Nhưng bạn có thể trách mắng học sinh khi lỗi thực ra thuộc về mình? Nếu bạn cẩn thận một chút chắc là đã không thể có chuyện đó xảy ra. Chính vì vậy, sự nghiêm khắc của bạn trong lúc này có thể làm các em nể sợ nhưng trong lòng chúng không thực sự bằng lòng vì cảm giác mình bị mắng oan. Không có cách nào khác dù không muốn bạn cũng phải thành thật nhận lỗi trước học sinh là đã có sự nhầm lẫn. Bạn có thể đưa ra một lý do nào đó để giải thích và mong các em thông cảm. Nhưng như thế chưa đủ. Bạn cũng phải phân tích cho em Long và các bạn khác trong lớp thấy được chỗ không phải trong cách phản ứng đó. Bạn nên nói cho các em hiểu ở đời không ai là không một lần có sơ xuất. Cô đã nhầm nhưng đáng lẽ ra em Long không nên có phản ứng mạnh như vậy. Thành tích thi đua là quan trọng, nhưng điều ý nghĩa nhất là rèn luyện cho các em tính kiên trì, cẩn thận và ý thức nghiêm túc trong học tập. Không một thầy cô nào có thể trừ điểm thi đua của em khi trong cả một quá trình rèn luyện em chỉ có một nhầm lẫn nhỏ. Khi các em đã hiểu ra thì thực sự bạn đã thành công trong việc giúp các em biết cách kiềm chế bản thân trong những tình huống giao tiếp xã hội để tránh có những biểu hiện và lời nói không phù hợp.
Thanh niên ngoài trường đón đánh học sinh
TÌNH HUốNG SƯ PHạM
Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, bạn sẽ ứng xử thế nào? 1. Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường không phải là trách nhiệm của mình, không có trách nhiệm giải quyết 2. Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Đức Quán
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)