Tình hình tương quan lực lượng Pháp và Tưởng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 311

Chia sẻ tài liệu: Tình hình tương quan lực lượng Pháp và Tưởng thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

TÌNH HÌNH TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG PHÁP VÀ TƯỞNG
Sơ lược khái quát nước ta sau ngày độc lập 2 – 9 – 1945
Ngay từ ngày 2 – 9 – 1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng ngày tuyên bố độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một số phần tử phản động người Pháp đã núp trong các khu nhà, xả súng bắn ra làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh đánh úp trụ sở nhân dân Nam Bộ, gây cho ta nhiều tổn thất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 cũng là ngày mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Tháng 10 năm 1945, thực dân Pháp tăng viện binh phá vòng vây của Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngay từ khi mới giành được độc lập chính quyền non trẻ ta phải đối đầu với thực dân. Pháp dùng sức mạnh hỏa lực, binh lực để đánh chiếm Đông Dương lần thứ hai.
Phân tích tương quan lực lượng
Quân Pháp kẻ thù vừa bị nhân dân ta đánh đổ, có âm mưu hòa hoãn với Tưởng. Theo Hiệp ước Potsdam, quân Pháp cai trị Nam Đông Dương từ vĩ tuyến 16 độ trở xuống. Trung Hoa Dân quốc (quân Tưởng) sẽ nắm quyền cai quản Bắc Đông Dương. Thực dân Pháp âm mưu hòa hoãn với Tưởng nhằm đưa quân ra miền Bắc Đông Dương để chiếm toàn Đông Dương. Tránh sự xung đột với khoảng 20 vạn quân Tưởng, thực dân Pháp phải có sự thỏa thuận với quân đội này để đem quân ra miền Bắc. Pháp âm mưu thay thế quân Tưởng một cách hòa bình tránh những xung đột có thể xảy ra.
Ngày 19 tháng 9 năm 1945 từ Paris, tướng Degold đàm phán với Tống Tử Văn cam kết không phạm quyền của Pháp ở Đông Dương. Pháp âm mưu với Tưởng chiếm Đông Dương. Cuối cùng, Pháp đã đã được sự thỏa thuận từ chính phủ Trùng Khánh.
* Quân Pháp buộc phải thương lượng với Chính phủ Việt Nam thì quân Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa để tránh những biến cố xảy ra từ ngọn lửa yêu nước, từ những phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
* Quân Tưởng đối phó với quân giải phóng Trung Quốc, quân giải phóng Trung Quốc cùng với Tưởng Giới Thạch có tranh giành quyền lực và ảnh hưởng trên toàn Trung Hoa. Để đối phó với Trung Quốc, quân Tưởng không thể đóng lâu dài được. Vì vậy, quân Tưởng nhờ Pháp để có một số quyền lợi ở Đông Dương.
Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa Pháp được ký kết ở Trùng Khánh, thỏa thuận tay đôi giữa Pháp và Tưởng. Quân Pháp thay thế quân Tưởng ở miền Bắc với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật trên toàn Đông Dương. Pháp đồng ý trả lại cho Tưởng các tô giới ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông, trả lại đất mướn Quảng Châu Loan, bán lại đường sắt ở Vân Nam. Không đếm xỉa gì đến chủ quyền của ta, chúng nhận với bọn Tưởng là Hải Phòng sẽ trở thành một cảng tự do, hàng hóa của Tưởng chuyển vận qua miền Bắc sẽ được miễn thuế. Để đổi lấy những quyền lợi đó, Tưởng Giới Thạch đồng ý cho quân Pháp thay thế quân đội Tưởng tại miền bắc Đông Dương, (việc thay quân sẽ được thực hiện) trong khoảng thời gian từ mồng 1 đến 15 tháng Ba, chậm lắm là 31 tháng Ba năm 1946.
Tướng lĩnh quân đội Tưởng ở Đông Dương có mâu thuẫn với chính phủ Trùng Khánh. Các tướng lĩnh quân đội Tưởng vẫn gây khó khăn cho Pháp trong việc thay quân nhằm buộc Pháp nhượng cho quân Tưởng những quyền lợi vật chất. Quân Pháp muốn vào miền Bắc Việt Nam thì phải có sự thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều này có lý do vì Lư Hán và Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan hệ rất tốt đẹp, tuy quân Tưởng lúc này đồng ý cho quân Pháp thay quân, nhưng Lư Hán thì vẫn chưa chấp thuận. Tình hình này yêu cầu quân Pháp phải nhanh chóng đàm phán với ta, đặt ta trước tình thế bị áp đặt từ bên ngoài và bên trong.
Lực lượng của ta: quân Tưởng chưa rút hết mà quân Pháp còn có mặt thì tình hình nguy hiểm hơn bao giờ hết, ta sẽ phải đối diện với nhiều tổn thất. Lực lượng cách mạng của nước ta sẽ không có thời gian chiến đấu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu chúng ta pháp động chiến tranh với Pháp thì khó mà giành thắng lợi. Cho nên, lợi ích cao nhất của nước ta vào lúc này là phải tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Trước tình hình đó, lực lượng của ta rất cần thời gian để sắp xếp tổ chức lại lực lượng. Chủ trương của nước ta lúc này chính là “hòa để tiến”.
Quân Tưởng chưa rút hết, quân Pháp lại tới. Hòa với Pháp để biến thỏa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)