Tình hình phát triển nuôi cấy mô TBTV ở VN

Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Hạnh | Ngày 24/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: tình hình phát triển nuôi cấy mô TBTV ở VN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường ĐHSP Hà Nội
Khoa Sinh học
BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Công nghệ tế bào thực vật



Đề tài:
Tình hình phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Hà Nội và Việt Nam
Người hướng dẫn: ThS. Đào Thị Hải Lý
Người thực hiện : Nguyễn Thị Huyền
Lê Thị Mỹ Hạnh
Nội dung
Mở đầu
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
Công nghệ nuôi cấy mô TBTV ở Hà Nội
Kết luận và ý kiến
Tài liệu tham khảo
I. Mở đầu
1.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật (NCMTBTV) là phạm trù khái niệm dùng cho tất cả các lại nuôi cấy nguyên liệu thực vật trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, ở điều kiện dinh dưỡng vô trùng.
Tất cả các dạng nuôi cấy mô đều được tiến hành qua hai bước :
- Các phần của thực vật hoặc một cơ quan nào đó của thực vật được tách ra khỏi phần còn lại. Đó là sự tách rời tế bào, mô hay cơ quan đang tương tác
- Các phần tách ra khác nhau nói trên phải được đặt trong môi trường thích hợp để nó có thể biếu lộ hết bản chất hoặc khả năng đáp ứng của nó.
I. Mở đầu
1.2. Lịch sử phát triển CNTBTV
Chia làm 3 giai đoạn:
Khởi đầu 1902 – 1933
Haberlandt, Đức (1902): “Tính toàn năng của tế bào thực vật’’. Tuy nhiên ông đã không thành công với các tế bào mô mềm, biểu bì do chúng không thể phân chia được.
Giai đoạn 1934 – 1965
+ Phát hiện ra các hoocmon sinh trưởng đầu tiên.
+ Xây dựng được môi trường cơ bản: MS, N6, B5.
Giai đoạn 1965 -1978 - đến nay
Phát hiện ra các kĩ thuật nuôi cấy mô có ý nghĩa : Tạo cây đơn bội, nuôi cấy tế bào trần…
I. Mở đầu
1.3. Cơ sở của kĩ thuật nuôi cấy mô, TBTV
Dựa trên cơ sở của thuyết : “ Tính toàn năng của tế bào” của Haberlandt.
1.4. Vai trò của nuôi cấy mô, TBTV
Khoa học: Nuôi cấy mô đã mở ra khả năng to lớn cho việc tìm hiểu sâu sắc bản chất của sự sống.
Thực tiễn: Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp.
II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.1. Tình hình phát triển công nghệ NCMTBTV ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay
Công nghệ NCMTBTV du nhập vào nước ta từ năm 1960 ở miền Nam và đầu những năm 1970 ở miền Bắc, nhưng thực sự phát triển từ năm 1980.
Lĩnh vực áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật là lĩnh vực nhân giống, bảo quản nguồn gen cây trồng.
Nhiều phòng tỉnh thành trong cả nước đã xây dựng nhiều phòng nghiên cứu công nghệ cao để phát triển lĩnh vực nuôi cấy mô này.
II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.1. Tình hình phát triển công nghệ NCMTBTV ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay
- Ở nước ta cây trồng chuyển gen mới chỉ được nghiên cứu ở các viện, các phòng thí nghiệm, mà chưa được sản xuất ở quy mô lớn, đại trà như viện Di truyền Nông nghiệp, viện Công nghệ sinh học, viên Lúa đông bằng sông Cửu Long…và một số chương trình từ dự án quốc gia và quốc tế và thành công trong việc chuyển một số gene diệt sâu, bệnh, kháng thuốc vào một số cây như lúa, ngô, cải bắp…
- Nhìn sang các nước khác chúng ta thấy công nghệ sinh học của Việt Nam còn đi một khoảng cách khá xa: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ…

II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.2. Những thành tựu trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
- Phương pháp chọn giống nuôi cấy mô đã được áp dụng lâu đời bởi các nhà trồng hoa, các nhà chọn giống muốn nhân nhanh các giống đặc cấp cải thiện hiệu quả của từng thời kì chọn lọc.
- Người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều phương pháp cổ điển. Nhờ kết quả này mà một người có thể sản xuất ra 130.000 cây Hồng/năm từ một gốc hồng.
II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.2. Những thành tựu trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
Với công nghệ mới này năng xuất của người nông nghiệp tăng thêm 2500 lần – không có lĩnh cực công nghệ nào có thể sánh nổi.
Ở miền Bắc, Nhân bản vô tính thực vật được ứng dụng ở hầu hết các nông, lâm sản, bảo tồn thành công nguồn gene của các loại gỗ quý như: Vù hương - Loại gỗ chiết tinh dầu dùng trong dược, mỹ phẩm, cây Đăng lấy gỗ, Chè vang - một loại chè rất khó trồng. Kĩ thuật này giúp lai tạo thành công giống lúa chịu hạn DR1, nhân bản nhiều loại khoai tây, mía…

II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.2. Những thành tựu trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
Chỉ với 3 người, Phòng nuôi cấy mô – Trung tâm Giống và Kĩ thuật cây trồng Phú Yên có thể tạo 500.000 cây lan cấy mô theo yêu cầu cầu của khách hàng.
Từ năm 2001 đến nay, Sở Khoa học – Công nghệ Lạng Sơn, hàng năm cung cấp hàng vạn cây giống Bạch Đàn Europhylla.
Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa ứng dụng thành
công CNNCMTB để nhân giống cây Lô hội - một
loài dược liệu quý của địa phương.

II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.2. Những thành tựu trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
- Việt Nam có thể trở thành quốc gia sản xuất phong lan lớn trong khu vực.
Hiện nay, 100% nông dân Đà Lạt sử dụng cây giống từ nuôi cấy mô.
Bước sang năm 2008 công nghệ nuôi cấy mô đã có những bước đột phá mới: Nhân giống thành công giống sâm Ngọc Linh quý hiếm, khôi phục nhiều loài Lan rừng quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng đặc biệt là loài lan Hài hồng - loài lan hài duy nhất có hương thơm trên thế giới…

Lan Hài hồng
II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.3. Những thận lợi và khó khăn trong lĩnh vực CNTBTV ở Việt Nam
2.3.1. Thuận lợi
Đảng và nhà nước tạo nhiều điều kiện giúp đỡ.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng
Có điều kiện làm việc học hỏi với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo nước ngoài: Úc, Thái Lan, Singapore, Đức…
II. Tình hình phát triển CNTBTV ở Việt Nam
2.3. Những thận lợi và khó khăn trong lĩnh vực CNTBTV ở Việt Nam
2.3.2. Khó khăn còn tồn tại
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Các đề tài/dự án được xây dựng và đưa vào triển khai trên cơ sở đề xuất của các cá nhân và đơn vị nghiên cứu khoa học tương tự như các đề tài/dự án khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Chưa có các đơn đặt hàng và yêu cầu của cơ quan quản lý của các Bộ/ Ngành địa phương và doanh nghiệp.
Đào tạo sau đại học.
Xây dựng,ban hành và áp dụng các văn bản quản lý.

III. Tình hình phát triển CNTBTV ở Hà Nội
Tại Hà Nội, Ngoài việc tạo giống mới, nhân giống nhanh phục vụ lợi ích nông nghiệp ra thì các nhà khoa học còn chú ý tạo ra ngày càng nhiều các giống hoa “cao cấp” để phục vụ cho nhu cầu của người Hà Nội và sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của các địa phương khác như Đà Lạt, các tỉnh lân cận Hà Nội: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên….
Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội là một trong 50 cơ sở chuyên môn nuôi cấy mô tế bào, bước đầu cơ sở này đã đạt những kết quả tốt: nuôi cấy các loài Phong lan, dứa Cayen, khoai tây giống siêu sạch bệnh… Hầu hết các phòng nuôi cấy mô đều có ưu thế là có sản phẩm đầu ra liên tục và ổn định…
III. Tình hình phát triển CNTBTV ở Hà Nội
Hiện nay nghành chuyên nghành công nghệ sinh học tế bào ở Hà Nội đang có bước phát triển nhảy vọt để phục vụ cho nền nông nghiệp, Khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên đang được xây dựng tại Hà Nội:
Dự án “Xây dựng cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và sản phẩm cây trồng chất lượng cao” được khởi công năm 2003 và dự kiến thành công vào tháng 9 năm nay với hệ thống nhà kính với trang thiết bị hiên đại rộng hàng ngàn mét vuông.
Dự án được Trung tâm kĩ thuật rau quả thuộc sở Nông Ngiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đăng kí ở cấp thành phố.

IV. Kết luận và ý kiến

4.1. Kết luận
Đã có nhiều đề tài khoa học được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.
Tiềm lực khoa học được công nghệ sinh học được tăng cường
Nhiều văn bản pháp lí về thực vật biến đổi gene được thông qua.
4.2. Kiến nghị
-Các tổ chức, tập thể:
-
IV. Kết luận và ý kiến
4.2. Kiến nghị
- Các tổ chức tập thể có liên quan:
Có ý kiến chỉ đạo trong việc đầu tư tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị nghiên cứu, triển khai và đào tạo về công nghệ sinh học nông nghiệp theo hướng đầu tư nâng cấp đồng bộ cả trang thiết bị phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ sản xuất thử nghiệm.
- Các trường Đại học:
Đối với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng đang theo học các chuyên nghành về công nghệ tế bào cần được tạo điều kiện hơn nữa về tài liệu nghiên cứu, thiết bị phục vụ nghiên cứu và thường xuyên được tiếp xúc, giao lưu học hỏi với các chuyên gia đi trước trong lĩnh vực để tăng thêm vốn hiểu biết giúp cho các nghiên cứu sau này…

V. Tài liệu tham khảo
1. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, 1997,NXB Khoa học & Kĩ thuật, [140]
2. Trần Đức Lượng (chủ biên ), Lê Thị Thuỷ Tiên – Công nghệ tế bào, 2006, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3. Website:
www.dost.hanoi.gov.vn
www.nhandan.com.vn
www.vast.ac.vn
www.thvm.vn
www.vietbao.com
www.dostbinhdinh.org.vn
www.opera.com

Lê Thị Mỹ Hạnh & Nguyễn Thị Huyền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)