Tình hình biển đông và quan điểm của đảng ta

Chia sẻ bởi Phạm Văn Thắng | Ngày 11/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: tình hình biển đông và quan điểm của đảng ta thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Trường trung cấp nghề số 19/bqp
Thông tin thời sự
Trung quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển việt nam trong thời gian gần đây
Người trình bày: Thượng úy Phạm Văn Thắng
Ban công tác chính trị và quản lý học sinh
các vùng biển
Vùng nước
Nội thuỷ
Đường cơ sở là đường vạch ra để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia có biển.
Vùng nước nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lành thổ đất liền.
* Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:
+ Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở ven biển lục địa Việt Nam.
+ Vùng nằm ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo và quần đảo của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
+ Các vùng nước lịch sử: Phần vịnh thuộc phía Việt Nam ở trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước thuộc phần của Việt Nam trong vùng nước lịch sử của 2 nước Việt Nam - Camphuchia.
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền của nước ven biển, đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên biên quốc gia trên biển. Chủ quyền vùng lãnh hải bao gồm cả mặt biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên lãnh hải.
- Công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 đã thống nhất qui định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (Việt Nam qui định lãnh hải rộng 12 hải lý).
- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều được quyền đi qua không gây hại (không đe doạ hoà bình, an ninh, trật tự của quốc gia trên biển) trong lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép trước.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm sát ngoài lãnh hải và có mối quan hệ mật thiết với lãnh hải.
Tại Điều 2 tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 đã nêu: chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta là 12 hải lý, hợp với lãnh hải Việt Nam một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nước ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa và trừng trị những hành vi vi phạm các luật và qui định về hải quan, thuế, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
Biên gi?i qu?c gia trên bi?n du?c ho?ch d?nh và dánh d?u b?ng các to? d? trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải c?a dất li?n, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Vi?t Nam du?c xác d?nh theo Công u?c c?a Liên H?p quốc về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Vùng đặc quyền
kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền với lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành 1 vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải Việt Nam.
Thềm lục địa việt nam
"Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Theo quy định của Công ước năm 1982 và tuyên bố của chính phủ ta thì thềm lục địa Việt Nam có diện tích ước khoảng 1 triệu km2.
Biển đông là một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình dương, bao phủ từ Singapore tới eo biển Đài loan, với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000km2.
Biển đông
Quần đảo Trường sa (thuộc chủ quyền của Việt nam) rộng 810 - 900 km, khoảng 175 đảo, đảo lớn nhất là đảo Ba Bình
Biển đông
Quần đảo Hoàng sa (thuộc chủ quyền của Việt nam, bị Trung quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) có 18 đảo, cồn và 22 bãi đá. Cách đảo Lý sơn (Quảng nam) 200km, cách đảo Hải nam Trung quốc 235 km. Đảo lớn nhất là đảo Phú lâm.
Biển đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược.
Biển đông
chủ quyền của việt nam với 2 quần đảo hoàng sa, trường sa
1816
Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa sau khi triều đại này thành lập năm 1802.
1835
Vua Minh Mạng phái một đoàn thám hiểm tới Hoàng Sa để đánh dấu chủ quyền.
Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa tới các đảo Hoàng Sa để ghi lại lộ trình.
1836
1867
Năm Tự Đức thứ 20, nhà vua tôn vinh các thủy binh đã tử vong trong quá trình ra các đảo.
chủ quyền của việt nam với 2 quần đảo hoàng sa, trường sa
1930
Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa của An Nam, và chủ quyền đối với Trường Sa cho Pháp.
1933
Pháp tuyên bố chính thức về việc chiếm cứ một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó bao gồm đảo Trường Sa, Ba Bình, Thị Tứ và Loại Ta.
Qu©n Ph¸p – ViÖt chµo cê trªn quÇn ®¶o Hoµng Sa
chủ quyền của việt nam với 2 quần đảo hoàng sa, trường sa
1956
Khi Pháp rút khỏi Đông Dương Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm đưa quân ra thay  thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo chính của quần đảo Trường Sa đặt các cột mốc và kéo cờ của Việt Nam Cộng Hòa.
14/9/1958
Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng về tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ấn định chiều rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý.
1973
Việt Nam Cộng Hòa sát nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
11/11/1975
Bộ Ngoại giao Việt Nam DCCH gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
chủ quyền của việt nam với 2 quần đảo hoàng sa, trường sa
02/7/1976
Nước CHXHCN Việt Nam chính thức ra đời và đã kế thừa yêu sách chủ quyền của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và thực tế đã tiếp tục kiểm soát Trường Sa.
1976
Việt Nam công bố bản đồ của nước Việt Nam thống nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
12/ 5/ 1977
Việt Nam ra Tuyên bố thứ nhất về đường cơ sở để xác lập vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
28/9/1979
Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giới thiệu thêm 19 tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo.
chủ quyền của việt nam với 2 quần đảo hoàng sa, trường sa
14/3/1988
Trung Quốc đã đánh chìm 2 tàu lớn của hải quân Việt Nam, bắn hỏng một tàu khác, làm chết và bị thương 20 người, mất tích 74 người. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 6/4/1988 đã kết thúc với việc Trung quốc chiếm 6 nhóm đảo và đá ngầm gồm Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Xubi.
12/2000
Việt Nam và Trung Quốc ra “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước” và  ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ Việt Nam và Trung Quốc ra “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước” và  ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ
7/5/2009
Việt Nam nộp báo cáo đăng ký thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc nộp lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối, trong đó đính kèm bản đồ “đường lưỡi bò” . Việt nam phản đối công hàm của Trung Quốc.
4/11/2002
ASEAN v� Trung Qu?c ký Tuyờn b? v? ?ng x? c?a cỏc bờn ? Bi?n Dụng (DOC) trong khuụn kh? c?a cu?c h?p c?p cao ASEAN 8 t?i Phnompenh (Cam-pu-chia)
Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên
trên Biển Đông (DOC)
NộI DUNG
QUY TắC
(doc)
Các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật biển 1982, Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam �, 5 nguyên tắc chung sống hoà bình
Các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan
Các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển 1982
Các bên cam kết kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, trong đó kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiên nay không có người ở
Trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, các bên cam kết tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin
Trong khi tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm
Các bên khẳng định việc thông qua Luật ứng xử ở Biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa hoà bình và ổn định trong khu vực và đồng ý sẽ cùng nhau làm việc để đạt mục tiêu này
luoibo
yªu s¸ch " ®­êng l­ìi bß "
Trường sa
Biển đông
Hoàng sa
Yờu sỏch du?ng lu?i bũ (9 khỳc) c?a Trung Qu?c ? Bi?n Dụng
1. Trung Quốc tang cường các chủ trương, chính sách đẩy mạnh tuyên truyền khẳng định chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Dẩy mạnh đầu tư quân sự, luyện tập các phương án tác chiến đánh chiếm đảo khi có thời cơ...
3. Tang cường xây dựng, củng cố nâng cấp hiện đại hóa các đảo đã chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa.
5. Vừa lôi kéo, vừa gia tang sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác phải dừng, phải hủy các hợp đồng N.C, khai thác dầu khí với VN.
6. De doạ tàu nước ngoài, ngan cản ta nghiên cứu vùng đặc quyền kinh tế trên vùng biển nước ta, đe doạ các tàu ta ngan cản hoạt động tham dò nghiên cứu của TQ trên vùng biển VN.
7. Gia tang hoạt động tàu cá vừa đánh bắt, vừa trinh sát, duy trỡ pháp luật khẳng định chủ quyền; tạo vùng đánh cá truyền thống mới.
8. Bắt tàu cá ngư dân ta; bắn vào ngư dân ta; phạt nặng các tàu thuyền, ngư dân ta, làm ngư dân sợ bỏ ngư trường.
9. Ngan cản, không thiện chí thực hiện tỡm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển đối với ngư dân ta.
10. Phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
4. Tích cực nghiên cứu, tham dò, khai thác dầu khí trên các vùng biển nước ta. Không thực hiện thiện chí nghiên cứu khoa học ở Biển Dông.
Một số hoạt động của trung quốc
Thực hiện yêu sách đường lưỡi bò
Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán
trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Sự kiện xảy ra lúc 5h58’ sáng ngày 26/5 gây chấn động dư luận Việt Nam, khiến TG, khu vực chú ý, khi nhóm 3 tàu Hải giám của Trung Quốc số 72, 17 và 84 bất ngờ xuất hiện tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam...
Tàu Bình Minh 02
“Vào lúc 6 giờ ngày 9-6-2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6 độ 47,5’ Bắc và 109 độ 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, đã bị một tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu làm đứt 1 sợi và gây rối 04 đường cáp thu phía bên trái tàu.
Tàu Viking II
Khi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam còn đang xôn xao dư luận, Trung Quốc lại tiếp tục cắt cáp tàu Viking II khiến tình hình Biển Đông càng thêm căng th¼ng:
Dù đã phát pháo hiệu cảnh báo, tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào với tốc độ cao để phá cáp thăm dò tàu VikingII
Tàu Ngư chính 311 Trung Quốc
Tàu Hải giám Trung Quốc
Hải giám Trung Quốc được thành lập năm 1998. Nó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát các khu vực không thuộc lãnh hải Trung Quốc nhưng là những nơi nước này tuyên bố có quyền kiểm soát kinh tế
Ngư chính - Cơ quan đảm bảo Thi hành Luật Ngư nghiệp của Trung Quốc (FLEC) là cơ quan thuộc Cục Quản lý thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, chịu trách nhiệm thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động đánh bắt cá và tài nguyên biển trong vùng lãnh hải của Trung Quốc và các khu đặc quyền kinh tế (EEZ).
Đánh giá nhận định về hành động của Trung Quèc trong 2 sự kiện trên:
1. TQ đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và có hệ thống để thực hiện ý đồ xâm phạm vùng biển VN…
- Vụ Tàu BM02: đã phát tín hiệu cảnh báo…hạ cáp xuống 3 lần, sâu tới 30m vẫn bị tàu HG TQ dùng thiết bị chuyên dụng cắt đứt cáp.
- Vụ tàu VL2: Dùng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, có trang bị dụng cụ cắt cáp chuyên dụng, sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác lao vào giải cứu.
2. Chuẩn bị cả dư luận báo chí phản ánh sai sự thật, bịa đặt vu cáo trắng trợn theo kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” để đánh lừa dư luận. Chuẩn bị sẵn văn bản theo kịch bản để khi ta có công hàm phản đối thì lập tức phản kháng ngay.
2- Tạo ra sự mất ổn định trên Biển Đông, tạo tiền đề xấu trong quan hệ ngoại giao với ASEAN…
Hậu quả:
1-Tính chất 2 vụ việc trên là nghiêm trọng, Trung Quèc đã ngang ngược xâm phạm lãnh thổ VN…
3- Đi ngược lại tuyên bố cách ứng xử của các bên BiÓn §«ng mµ Trung Quèc đã ký với ASEAN...
4- Châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, làm nguy cơ xung đột vũ trang tăng lên...
5- Phá hoại tình đoàn kết hữu nghị 2 đảng, 2 nhà nước, 2 dân tộc và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước và vi phạm tinh thần 16 chữ (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và 4 tốt (láng giềng tốt, đồng chí tốt, bàn bè tốt, đối tác tốt)...
6- Gây thiệt hại về vật chất cho PVN ước tính: B×nh Minh 02 khoảng 100 triệu USD; Viking II khoảng triệu USD.
7- Tạo cơ hội cho các thế lực thù địch gây chia rẽ VN- TQ, nhằm cô lập Việt Nam trong vấn đề Biển Đông...
Công tác đấu tranh:
Ta kiềm chế, bình tĩnh, sáng suốt để không rơi vào ý đồ của Trung Quèc, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia...
1-Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Đại sứ quán, BNG TQ để phản đối.
Thủ tướng Nguy?n T?n Dung kh?ng d?nh: "To�n D?ng, to�n dõn v� to�n quõn c?n th?c hi?n cỏc nhi?m v? quan tr?ng, ti?p t?c kh?ng d?nh m?nh m? v� th? hi?n ý chớ quy?t tõm cao nh?t c?a to�n D?ng, to�n dân, to�n quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền v� quyền t�i phán của Việt Nam trên các vùng biển v� hải đảo của Tổ Quốc"
2-Tăng cường bảo vệ, tàu BM02 có 8 tàu bảo vệ, tàu VK2 có 10 tàu bảo vệ..
3-Tổ chức công khai toàn bộ sự việc trên cả trong nước và quốc tế
4-Kiên quyết lên án hành động của Trung Quốc...
5-Sử dụng mọi biện pháp tuyên truyền, thông báo ngay cho quốc tế biết.
6-Thông qua các hội nghị quốc tế và khu vực để đấu tranh: hội nghị shangrila; ARF; hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và hội nghị Diễn đàn hợp tác ASEM.
Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
1. Ý đồ của TQ:
Nhấn mạnh 3 vấn đề:
- Trước mắt đánh vào kinh tế, quan hệ kinh tế và sự hợp tác làm ăn giữa các công ty VN và các công ty nước ngoài...
-Thực hiện khát vọng chính phục và độc chiếm biển đông với chủ trương: biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp để thực hiện phương châm “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” .
- Trả đũa VN tổ chức bầu cử ở Trường sa và chứng tỏ với TG rằng: TQ là một cường quốc, sãn sàng làm được mọi việc kể cả bất chấp các cam kết…
- Hành động của TQ là phép thử, là sự khiêu khích, chờ đợi sự mất bình tĩnh của ta, thậm chí, có thể TQ đã tính đến việc ta không kiềm chế được và nổ súng trước vào các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của TQ, tạo cớ để can thiệp QS...
-Ép ta trong vòng đàm phán thứ 6 tại BK về BĐ(5 ngtắc đã thống nhất 3 còn 2 vấn đề: 1là coi Hoàng Sa là vấn đề không tranh chấp (mặc nhiên, tất yếu không phải bàn), 2 là cùng hợp tác để khai thác trong vùng có tranh chấp.
-Đẩy mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài…
Dự báo trong thời gian tới
TQ không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động manh động hơn như tiến hành khoan thăm dò sau khi đã phân lô trên Biển Đông, đặt giàn khoan trên Biển Đông, tiếp tục thử thách phản ứng của VN, các nước trong khu vực và cộng đồng T.Giới nhằm hợp thức hóa yêu sách phi lý về đường “lưỡi bò” ở Biển Đông.
Giàn khoan dầu khí Hải dương 981 -Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi -Trung Quốc, một trong những giàn khoan khổng lổ trên biển
2. Quan điểm, thái độ của ta:
- Khẳng định: Những việc làm của TQ là hành động vi phạm chủ quyền VN…
- Kiên quyết phản đối hành động của TQ; quyết tâm của toàn đảng, toàn quân và toàn dân là kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá.
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, các lực lượng, sự ủng hộ của khu vực, thế giới.
- Khẳng định quan điểm đa phương kết hợp với song phương trong giải quyết vấn đề biển đông, tăng cường sức mạnh để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ. Công khai hóa nhưng không để lộ bí mật quốc gia.
- Tôn trọng và thực hiện cam kết của cấp cao 2 đảng, 2 nhà nước, luật pháp quốc tế.
3. Yêu cầu công tác tư tưởng:
- Bằng nhiều hình thức thông tin, phổ biến đến CBCS và nhân dân, làm cho mọi người ủng hộ Đảng, Nhà nước, các lực lượng theo phương châm: mền dẻo, linh hoạt, tỉnh táo, sáng tạo, tránh mắc mưu, tránh bị kích động vừa giữ vững hòa bình vừa bảo vệ được độc lập chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc…
- Tổ chức nghiên cứu kỹ, nắm chắc quan điểm của ta trong giải quyết các vấn đề xảy ra trên Biển Đông.
- Đẩy mạnh tuyên truyền tính chính nghĩa của VN, cung cấp những cơ sở pháp lý cần thiết làm sự phi lý của yêu sách đường lưỡi bò của TQ…
- Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng SSCĐ của lực lượng vũ trang, nắm vững tình hình không để bị động, bất ngờ; giáo dục truyền thống đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
- Tuyên truyền vận động nhân dân nhất là thế hệ trẻ không tham gia biểu tình, không để bị kích động, quá khích, măc mưu, không để các lực lượng bên ngoài lôi kéo; phản bác các luận điệu sai trái…
Xin chân thành cảm ơn Thủ trưởng cùng toàn thể các đồng chí đã quan tâm theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)