TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
Chia sẻ bởi Trần Kim Nhuận |
Ngày 09/05/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
VÀ HAI QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Thời gian gần đây, Quốc vụ viện
(Chính phủ) Trung Quốc ra quyết định thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, trực tiếp quản lý ba quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và Đông Sa.
Từ quyết định đó của phía TQ, đã nẩy sinh một số vấn đề mới:
Tại Hà Nội, khoảng 500 người biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc; tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có khoảng 500 người biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc, phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đối với lãnh thổ Việt Nam trên biển.
Trong các cuộc biểu tình nói trên, các thế lực cơ hội, thù địch với Việt Nam đã nhân đó kích động quần chúng, cho rằng Đảng CSVN sợ TQ, nhu nhược nên đã để mất đất ở đất liền, giờ để mất chủ quyền trên biển mà không lên tiếng đấu tranh; cho rằng trong nội bộ Đảng CSVN cũng đã xuất hiện hai phái: một phái cho rằng biểu tình quần chúng phản đối TQ là đúng và cần tiếp tục tổ chức; phái khác cho rằng làm như vậy không được, cần chấm dứt các cuộc biểu tình quần chúng.
Nhiều trang web, blog cá nhân trong nước và trên thế giới liên tiếp trong ba tuần vừa qua đã nói về về chủ đề nầy với hàm ý kích động và cho rằng quan hệ Việt-Trung đã bắt đầu rạn nứt.
Trong nội bộ Đảng và trong nhân dân đã nẩy sinh nhiều tư tưởng, tâm trạng lo âu, không rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trước tình hình trên như thế nào; lại bị sự kích động của các thế lực thù địch, cơ hội, càng làm nẩy sinh tâm lý nghi ngờ.
Trong khi đó, sự chỉ đạo và thông tin từ TƯ, của các cấp, các ngành chức năng chưa kịp thời càng làm nẩy sinh tư tưởng phức tạp hơn. Vì vậy, Ban Bí thư TƯ Đảng chủ trương phải làm cho đảng viên, cán bộ và nhân dân hiểu đúng, nắm chắc thực trạng tình hình Biển Đông và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề nầy.
Khái quát về Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Là biển lớn thứ 2 trên thế giới với diện tích khoảng 3 triệu km2 được bao bọc bởi 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippin; (nếu kể đến các bên liên quan thì còn có cả Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao, thành ra tới 12 bên).
Biển Đông có tới 10% sản lượng cá thế giới; dầu khí có nhưng ở mức trung bình.
Đây còn là con đường giao thông huyết mạch mang tính chiến lược không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước khác trên thế giới (gần 90% dầu lửa nhập khẩu của Nhật, 70% của Trung Quốc từ Trung Đông đều đi qua BĐ; mỗi ngày có tới 200-300 tàu vận tải loại lớn đi qua vùng biển nầy).
Đối với nước ta, BĐ có vai trò đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, với bờ biển dài 3.260km, 28/64 tỉnh thành giáp biển và tỉnh xa biển nhất là Điện Biên cũng chỉ cách biển khoảng 500km, các tỉnh còn lại chỉ cách biển trên dưới vài trăm km; các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn liền với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, công nghiệp tàu biển, vận tải biển…
Theo quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 mà nước ta tham gia từ 1994 thì mỗi nước có biển đều có 5 vùng biển, gồm:
Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở (đường nối các điểm nhô ra);
Lãnh hải rộng 12 hải lý;
Vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý;
Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở;
Thềm lục địa kéo dài có thể tới 350 hải lý.
CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN
CÁC VÙNG BIỂN CỦA
MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN
Theo công ước quốc tế, với những tiêu chí vừa nêu thì diện tích biển của Việt Nam nếu chưa tính Hoàng Sa và Trường Sa, ta có 728. 794 km2; Hoàng Sa có 30.680km2, Trường Sa có 250.800 km2. Tổng cộng ta có tới 1.010.274 km2 (rộng hơn ba lần diện tích đất liền).
DIỆN TÍCH CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM
II. Về chủ quyền
trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa ở
Biển Đông.
- Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô, bãi cạn, có tọa độ 15045’-17005’ vĩ độ Bắc; 1100-1130 kinh độ Đông; cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý (1 hải lý bằng 1.852 m), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 hải lý. Diện tích phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm có diện tích 1,5km2.
- Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô, bãi cạn, có tọa độ 6050’-120 vĩ độ Bắc, 1110 30’-1170 20’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 595 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi khoảng 10km2, đảo lớn nhất là Ba Bình, rộng khoảng 0,5km2.
A. Mốc sự kiện chính của phía
Việt Nam
Nửa đầu thế kỷ 17: Tổ chức đội Hoàng Sa (lấy người phủ Quảng Ngãi)
Nửa đầu thế kỷ 18: thêm đội Bắc Hải (lấy người phủ Bình Thuận) ra khai thác hoá vật ở hai quần đảo
1925: Thượng thư Bộ Binh của Triều đình Huế khẳng định về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
1925 và 7/1927: Pháp khảo sát Hoàng Sa và khẳng định, về địa chất, Hoàng Sa thuộc Việt Nam
1929: Pháp xây 4 trạm hải đăng ở Hoàng Sa
Tháng 9/1930: Pháp thông báo ngoại giao về việc chiếm đóng Trường sa
1933: Pháp tuyên bố chiếm 7 đảo ở Trường Sa
1938: Chính quyền Bảo Đại quyết định đặt Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên
Tháng 9/1951: Thủ tướng Chính quyền Bảo Đại tuyên bố hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
Tháng 1/1974: Chính quyền Sài Gòn thông báo HĐBA về việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Tháng 2/1974: Chính phủ CMLT CHMN Việt Nam ra tuyên bố 3 điểm về quần đảo Hoàng Sa
Tháng 4/1975: Ta giải phóng 6 đảo ở Trường Sa
Tháng 12/1982: Quyết định Hoàng Sa thuộc QN-ĐN (nay là Đà Nẵng) và Trường Sa thuộc Phú Khánh (nay là Khánh Hoà)
Năm 1979, 1981 và 1988: Công bố Sách trắng về hai quần đảo
Nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức ‘Đội Hoàng Sa” ra Hoàng Sa.
Nửa đầu thế kỷ 18, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường sa.
Năm 1925 và 1927, Pháp tổ chức điều tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo.
1930-1933, Pháp đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa.
1933 Pháp sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa; 1938 thành lập đơn vị Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
BẢN ĐỒ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
(Đại Nam nhất thống toàn đồ 1820 – 1841)
Pháp cho dựng cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên cả hai quần đảo.
Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc TQ nêu yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng sa.
14.10.1950, Pháp chính thức chuyển giao việc quản lý HS cho Bảo Đại. Tại Hội nghị San Francisco, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo mà không có ai phản đối, kể cả TQ.
An Nam Đại quốc hoạ đồ
(của Linh mục Jean Louis Taberd – 1838)
1956, VNCH quyết định Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy; 1961 chuyển Hoàng Sa về tỉnh Quảng Nam.
Sau 1975, Nhà nước CHXHCNVN đã:
1982, tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
1992, xác định trong Hiến Pháp về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
1994, phê chuẩn công ước LHQ về Luật biển 1982.
1997, Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2003, Luật biên giới quốc gia.
Về mặt hành chính, Chính phủ VN đã ra “Sách Trắng” về chủ quyền VN trên biển.
1982, quyết định huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai; Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Sau một số điều chỉnh địa giới, hiện nay Trường Sa thuộc Khánh Hòa; Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng; 4/2007 thành lập thị trấn Trường Sa, các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa.
Khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối:
20.1.1974, Chính phủ CMLTCHMNVN ra tuyên bố 3 điểm phản đối việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Hoàng Sa.
14.2.1974, Bộ Ngoại giao Chính quyền Sài Gòn công bố “Sách trắng” khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
14.3.1988,Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ra tuyên bố lên án TQ gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại Trường Sa.
1979, 1981, 1988, Bộ Ngoại giao đã 3 lần công bố “Sách trắng” về Trường Sa, Hoàng Sa.
Kết luận: Việt Nam đủ bằng chứng về lịch sử-pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu,quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
B. Mốc sự kiện chính của phía TQ
Nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không gồm hai quần đảo như Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ (1894), Đại Thanh đế quốc (1905), Trung Quốc chính khu đồ (1913)
Tháng 6/1909: Đô đốc Lý Chuẩn ra một số đảo ở Hoàng Sa, bắn súng, kéo cờ
Tháng 4/1935: Trung Hoa Dân quốc ban hành bản đồ, vẽ 2 quần đảo
Tháng 7/1937: cho điều tra Hoàng Sa
Năm 1947: Trung Hoa Dân quốc xuất bản bản đồ Nam Hải chư đảo (bản đồ đường yêu sách lưỡi bò)
Năm 1950: Xuất bản “Trung Hoa Nhân dân Cộng hoà quốc phân tỉnh tinh đồ” (đường lưỡi bò)
- Tháng 4/1956, Trung Quốc đánh chiếm các đảo thuộc nhóm phía Đông (Amphitrite) của quần đảo Hoàng Sa.
Từ 15 - 20/1/1974, Trung Quốc đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tháng 1/1984: Trung Quốc tuyên bố sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam
Ngày 31/1/1988, Trung Quốc cho tàu khu trục mang tên lửa, vây ép, khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải của Việt Nam tại khu vực gần Đá Chữ Thập, Trung Quốc đưa lực lượng lên Đá Chữ Thập.
SƠ ĐỒ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
ĐƯỜNG YÊU SÁCH LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC
c. So sánh tính pháp lý về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa giữa VN và Trung Quốc.
Ta có cả điều kiện lịch sử-pháp lý mạnh hơn TQ đối với cả 2 quần đảo;
So sánh giữa hai quần đảo thì Hoàng Sa tính pháp lý mạnh hơn Trường Sa.
Cả trong sự viện dẫn một số sự kiện lịch sử do phía TQ đưa ra ta cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn.
C. CÁC THOẢ THUẬN VỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ CỦA TA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Với Trung Quốc
Ngày 07/11/1991: Hiệp định tạm thời v/v giải quyết công việc trên vùng biên giới.
Ngày 19/10/1993: Thoả thuận về Những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ.
Ngày 30/12/1999: Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền.
Ngày 25/12/2000: Hiệp định phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ.
C. CÁC THOẢ THUẬN VỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ CỦA TA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Với Trung Quốc
Ngày 07/11/1991: Hiệp định tạm thời v/v giải quyết công việc trên vùng biên giới.
Ngày 19/10/1993: Thoả thuận về Những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ.
Ngày 30/12/1999: Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền.
Ngày 25/12/2000: Hiệp định phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ.
2. Với Campuchia
Ngày 18/2/1979: Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
Ngày 07/7/1982: Hiệp định Vùng nước lịch sử.
Ngày 20/7/1983: Hiệp định về quy chế biên giới.
Ngày 20/7/1983: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới.
Ngày 27/12/1985: Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia.
Hiệp định về Quy chế biên giới.
3. Với Lào
Ngày 18/7/1977: Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia.
Ngày 24/1/1986: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia.
Ngày 24/1/1986: Nghị định thư v/v phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới.
Ngày 01/3/1990: Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia.
Ngày 31/8/1997: Nghị định thư sửa đổi, bổ sung
4. Với các nước khu vực Biển Đông khác
Với Thái Lan: Hiệp định phân định biên giới biển (ký ngày 09/8/1997).
Với Indonesia: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa (ký ngày 26/6/2003, có hiệu lực từ 29/5/2007).
Với Malaysia: Thoả thuận hợp tác khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn thềm lục địa Việt – Malaysia (ký ngày 05/6/1992).
III. Một số sự kiện do phía TQ tiến hành trong năm 2007.
1. Công khai ngăn cản VN thực hiện các dự án dầu khí;
2. TQ đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào trong vùng đặc quyền kinh tế của VN (trong Hoàng Sa); tàu hai bên quần nhau nhiều đợt;
3. Cản trở VN khảo sát, đo đạt thềm lục địa theo yêu cầu của LHQ;
4. Tập trận trên quần đảo Hoàng Sa;
5. Thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa
ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN VIỆT NAM
IV. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về vấn đề Biển Đông.
1. Ta và TQ có mối quan hệ lâu đời, đặc biệt từ ngày thành lập nước VNDCCH rồi kháng chiến chống thực dân, xâm lược, TQ đã giúp đỡ ta rất nhiều.
2. Cuối những năm 70 cho đến cuối những năm 80, quan hệ hai nước xấu đi;
3. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước được cải thiện rõ rệt, có lợi cho cả hai bên.
4. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa đã giúp cho đất nước hòa bình và phát triển sau hơn hai mươi năm đổi mới.
Do vậy chủ trương hiện nay vẫn là:
+ Xác định chủ quyền đất nước là bất khả xâm phạm nhưng phương pháp đấu tranh cần tỉnh tảo, không bị “mắc bẫy”; phải dựa vào cơ sở lịch sử-pháp lý, dựa vào luật pháp quốc tế để đấu tranh thông qua con đường đàm phán, thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa ta và TQ hiện nay.
+ Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái cho rằng Đảng và Nhà nước ta nhu nhược, sợ TQ, nhân nhượng quá mức về chủ quyền đất nước; kích động biểu tình, mong muốn ta và TQ “choảng nhau” (thật ra, chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm về biểu tình).
5. Tập trung xây dựng đất nước một cách toàn diện chính là tăng cường sức mạnh của cả dân tộc vì chủ quyền quốc gia cả trên bình diện pháp lý quốc tế, luật pháp quốc nội và chủ quyền trên thực tế; bảo vệ chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, bao gồm nhiều biện pháp cả đối nội, đối ngoại; cả chính trị, pháp lý và trên thực địa..
BẢN ĐỒ HÀNG HẢI CHÂU ÂU THẾ KỶ 15- 16 (Sưu tầm tại Hà Lan)
BẢN ĐỒ HÀNG HẢI CHÂU ÂU
THẾ KỶ 15- 16 (Sưu tầm tại Hà Lan)
BẢN ĐỒ PHÂN LÔ DẦU KHÍ NĂM 1988
HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM
SƠ ĐỒ FIR HỒ CHÍ MINH 2006
SƠ ĐỒ VÙNG AOR HỒNG KÔNG ĐƯỢC CHUYỂN CHO VIỆT NAM VÀ FIR SANYA
SƠ ĐỒ VÙNG AOR SAU 1975
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Kim Nhuận
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)