Tính giá các đối tượng kế toán

Chia sẻ bởi Dương Trung Kiên | Ngày 23/10/2018 | 100

Chia sẻ tài liệu: tính giá các đối tượng kế toán thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường : Đại học Lạc Hồng
Khoa : Tài Chính - Kế Toán
Đề tài :

TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
GVDH: Nguyễn Hoàng Thanh Phi
Thực hiện : Nhóm 03
Lớp : 07KT118
Năm Học : 2008-2009



?? ? ??
1. Phạm Thị Thanh Thảo.
2. Trần Thị Bắc Tuyến.
3. Nguyễn Thị Như Nguyệt.
4. Thái Viễn Hoài Hương.
5. Nguyễn Thị Huệ.
6. Trần Thị Sương.
7. Phạm Thạch Thảo
8. Vũ Thị Diệp.
9. Phan Thị Hồng Thắm.
10.Nguyễn Hiền.
11.Nguyễn Thị Hằng.
12.Mai Thị Thanh Hương.
13.Đặng Thị Thùy Trang.
14.Trương Thị Như Ngọc.
15. Phạm Thị Mỹ Liên.
16. Phạm Thị Phương Thanh.


Nội dung thuyết trình:
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Khái niệm về Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
2.Ý nghĩa của việc Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việcTính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
3.1 Nguyên tắc giá gốc
3.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục
3.3 Nguyên tắc thận trọng
3.4 Nguyên tắc khách quan
3.5 Nguyên tắc nhất quán
3.6 A�nh hưởng của mức giá chung thay đổi
3.7 Yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp



II. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN:

?Quy trình thực hiện nguyên tắc tính giá
1. Phương pháp tính giá Tài sản cố định:
1.1 Phương pháp tính giá Tài sản cố định hữu hình.
1.2 Phương pháp tính giá Tài sản cố định vô hình.

2. Phương pháp tính giá Hàng tồn kho:
2.1 Phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho.
2.2Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho.














TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN.

I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Khái niệm về Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
- Đối tượng kế toán là tài sản, kế toán có thể đo lường các loại tài sản đó bằng thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị, trong đó thước đo giá trị là thước đo chủ yếu và quan trọng nhất mà kế toán sử dụng trong doanh nghiệp. Hơn nữa, số lượng tài sản trong 1 doanh nghiệp rất nhiều và rất đa dạng, các tài sản thường tồn tại ban đầu ở nhiều hình thái hiện vật khác nhau, trong đó chỉ có tài sản vốn bằng tiền tồn tại dưới dạng ban đầu ở hình thái giá trị còn phần lớn các tài sản như : chứng khoán, nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ, dụng cụ, bất động sản đầu tư, thành phẩm, tài sản cố định, . thì chưa được biểu hiện ở dạng tiền tệ. Chính vì vậy mà kế toán cần phải tính giá các đối tượng kế toán nhằm đảm bảo vai trò thước đo giá trị khi phản ánh các đối tượng kế toán
Như vậy, tính giá là một phương pháp ké toán sử dụng đơn vị tiền tệ nhằm quy đổi các đối tượng kế toán về thước đo chung, thước đo giá trị.













2. Ý nghĩa của việc Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
Tính giá đảm bảo việc thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh doanh tại doanh nghiệp. Bởi vì, trong thực tế doanh nghiệp, tài sản dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều chủng loại và tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau ( kg, m , l, .). Vì vậy, chỉ có thông qua việc tính giá mới chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là thước đo giá trị.
Tính giá tạo điều kiện cho việc xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Bởi vì, thực tế tại một doanh nghiệp, kết quả của quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm hay các dịch vụ, lao vụ mà bao gồm nhiều yếu tố chi phí cấu thành. Chỉ có thông qua tính giá kế toán mới có điều kiện phản ánh chi phí đầu dưới dạng tiền tệ từ đó phục vụ cho việc xác định chỉ tiêu giá thành sản phẩm, so sánh giữa doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến việc Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán.
?Mức giá chung thay đổi
- Theo nguyên tắc giá gốc đòi hỏi kế toán của doanh nghiệp phải hạch toán tài sản theo giá trị thực tế khi phát sinh.
- Khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi sẽ làm thay đổi giá cá biệtcác loại tài sản hiện có trong doanh nghiệp.
?Yêu cầu quản lý nội bộ đơn giản hóa công tác kế toán:
- Thông thường sử dụng giá tạm tính để phản ánh những doanh nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến Đối tượng kế toán mà giá thực tế luôn luôn biến động như : ngoại tệ .
- Giá tạm tính được xác định ngay từ đầu niên độ hoặc đầu kì hạch toán và ổ định suốt kì hạch toán đó. Cuối kì kế toán khi tính được giá thực tế sẽ điều chỉnh lại giá tạm tính cho đúng với giá trị thực tế.


?Các đối tượng căn bản liên quan đến việc tính giá:
3.1 Nguyên tắc giá gốc :

- Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của kế toán. Kế toán phải áp dụng nguyên tắc giá gốc khi phản ánh trên sổ sách kế toán, giá này được ghi nhận ngay từ thời điểm phát sinh chứ không phải theo giá thị trường. Do đó, nguyên tắc giá gốc đảm bảo tính khách quan trong việc đo lường của kế toán nhưng lại không phản ánh được giá trị trao đổi trên thị trường, nghĩa là không phản ánh giá hiện hành. Nguyên tắcthậntrọng.
- Kế toán doanh nghiệp luôn luôn thực hiện nguyên tắc thận trọng để đảm bảo báo cáo được trình bày một cách hợp lý, với nguyên tắc này thu nhập chỉ được ghi nhận chắc chắn còn chi phí ghi nhận khi có thể. Mục đích giúp doanh nghiệp không được đánh giá cao hơn thực tế đối với tài sản, đánh giá thấp hơn thực tế đối với chi phí và công nợ.
3.2Nguyên tắc thận trọng:
- Đòi hỏi hạch toán phải mang tính chất bảo thủ, người kế toán phải luôn đứng về phía bảo thủ. Theo nguyên tắc này, nếu lựa chọn giữa 2 phương pháp hoặc quan điểm báo cáo thì phương pháp nào tạo ra thu nhập ít hơn hay có giá trị tài sản nhỏ hơn thì sẽ được lựa chọn. Vì như vậy, người ta tin tưởng có một sự bảo đảm cho thu nhập và tài sản. Chẳng hạn, hàng tồn kho đòi hỏi phải phản ánh theo giá thị trường khi giá thị trường thấp hơn giá vốn. Có thể giải thích vấn đề này là do số lợi thu được từ sự tăng lên của giá thị trường chưa thành hiện thực cho đến khi một quá trình tiêu thụ diễn ra cung cấp chứng cứ thật sự cho số tiền được thu này.

3.3 Nguyên tắc hoạt động nhất quán:
- Một người sử dụng báo cáo tài chính luôn có nhu cầu so sánh các thông tin trong báo cáo tài chính của kì này với các kì khác để xác định xu hướng biến động về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp với nhau để đánh giá mối tương quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định, tính toán, trình bày các ảnh hưởng tài chính của các giao dịch và các sự kiện phải được tiến hành một cách nhất quán giữa kì này với các kì trước, giữa kì thực hiện với kì kế hoạch và giữa các doanh nghiệp trong một kì với nhau.
3.4 Nguyên tắc khách quan:
- Có thể xem nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc vì tài sản được ghi chép theo chi phí chứ không phải theo một lượng giá trị thị trường dự kiến. Giá thị trường rất khó ước tính vì thường xuyên biến động nên mang tính chất chủ quan. Nguyên tắc này đòi hỏi các số liệu ghi chép kế toán phải dựa trên những sự kiện có tính kiểm tra được. Như một nguyên tắc, chi phí là khách quan, vì chúng thường được người mua và người bán có hiểu biết xác lập trên cơ sở thương lượng sao cho họ cảm thấy có lợi hơn đối phương.
3.5 Nguyên tắc hoạt động liên tục:
- Hầu hết các doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không ngừng, không có thời gian gián đoạn. Bởi vậy, trong các báo cáo tài chính của đơn vị, có giả thiết cho rằng chúng hoạt động không ngừng. Giả thiết đó gọi là " Hoạt động liên tục"
- Cũng cần phải nhận thức rằng, nguyên tắc giá gốc như đã nói ở trên là xuất phát từ giả thiết " Hoạt động liên tục". Khi một doanh nghiệp mua và duy trì tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị của những tài sản này có thể thay đổi theo thời gian. Theo nguyên tắc giá gốc và giả thiết hoạt động liên tục thì những tài sản này không được điều chỉnh để phản ánh giá trị thị trường thay đổi, trừ khi có chứng cớ mạnh mẽ ngược lại. Là một doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản sử dụng là để phục vụ cho hoạt động SXKD, do đó giá thị trường của chúng thật sự là không thích hợp và không cần thiết. Hơn nữa, không có sự mua bán xảy ra thì giá thị trường thường không xác lập một cách khách quan như yêu cầu của nguyên tắc kháchquan.

- Nguyên tắc hoạt động liên tục được vận dụng trong đa số các tình huống. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp được bán hoặc ngừng kinh doanh thì giả thiết này sẽ không được vận dụng để lập báo cáo tài chính. Trong trường hợp này giá thị trường dự kiến trở nên có ích.

3.6 Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi.
- Nguyên tắc giá phí yêu cầu việc tính giá của đối tượng phải dựa trên chi phí thực tế tạo nên bản thân đối tượng. Tuy nhiên, ki nề kinh tế có sự biến động ( lạm phát) làm cho mức giá chung của đối tượng kế toán có sự biến động và thay đổi lớn thì cần thiết phải điều chỉnh giá chi phí đã được xác định trước đây theo sụ thay đổi của mức giá chung. Tuy nhiên việc điều chỉnh này không phải do doanh nghiệp tự thực hiện mà cần tuân thủ quy định của nhà nước trên các mặt: thời điểm điều chỉnh, đối tượng phải điều chỉnh, mức hoặc tỉ lệ điều chỉnh, xử lý chênh lệch sau khi điều chỉnh,.
3.7 Yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp:
- Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp có một số đối tượng kế toán mà giá chi phí của nó biến động thường xuyên và không ít phức tạp gây nên khó khăn cho việc đối ứng yêu cầu kịp thời khi cần có những thông tin về mặt giá trị của đối tượng kế toán. Để khắc phục khó khăn này thì doanh nghiệp có thể sử dụng giá cố định, còn gọi là hạch toán để phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán - có thể lấy giá trị thực tế của cuối kì trước hoặc giá kế hoạch để làm giá hạch toán. Giá hạch toán được sử dụng ổn định trong kì kế toán. Cuối kì phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để xác định các chi tiêu tổng hợp và làm báo cáo tài chính.
- Việc sử dụng giá hạch toán chỉ có tính chất tạm thời trong kì nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ cũng như để đơn giản hóa các công tác kế toán. Giá hạch toán không phải là giá gốc, không thể thay thế cho giá gốc đã nêu ở trên.
II.GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN:
?Bước 1: Xác định đối tượng tính giá:
?Quy trình thực hiện nguyên tắc tính giá:
Để tính giá các đối tượng kế toán, kế toán cần phải xác định rõ ràng đối tượng thuộc loại nào( tài sản cố định, tài sản lưu động,.), căn cứ vào chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán để tính giá các đối tượng kế toán cho chính xác.
?Bước 2: Xác định chi phí cấu thành của đối tượng kế toán:
Khi đã xác định được đối tượng kế toán, dựa vào đặc điểm và tính chất của đối tượng kế toán, kế toán tiến hành xác định chi phí cấu thành của đối tượng kế toán bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí khác có liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được tài sản ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
?Bước 3: Tập hợp chi phí theo đối tượng tính giá:
Sau khi xác định được các chi phí cấu thành nên đối tượng kế toán, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí đó lại dựa vào đặc điểm vận động của từng đối tượng, chẳng hạn tài sản cố định trong quá trình xây dựng thì tập hợp vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang, sản phẩm sản xuất thì tập hợp theo 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
?Bước 4: Xác định giá trị thực tế của các đối tướng tính giá:
Tất cả các đối tượng kế toán đều phải tính theo giá thực tế(nguyên tắc giá gốc). Khi kế toán tập hợp chi phí theo từng đối tượng kế toán, lúc hoàn thành hoặc cuối kì phải xác định các khoản làm tăng chi phí, đánh giá chi phí dở dang,. để xác định chính xác giá trị thực tế của đối tượng kế toán.
1.PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
Tài sản cố định là tư liệu lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Giá trị hao mòn tài sản cố định được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.

? Có ba loại tài sản cố định:

Tài sản cố định hữu hình:
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
Tài sản cố định vô hình:
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Tài sản cố định thuê tài chính:
Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH:
Tài sản cố định hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Việc tính giá được xác định trong từng trường hợp sau:
1.Tài sản cố định hữu hình được mua sắm:
Nguyên giá = Giá mua thực tế + Chi phí trước khi sử dụng

- Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí mang tính chất cố vấn về mặt kỹ thuật, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp được tính vào giá trị TSCĐ,.
2.Tài sản cố định hữu hình xây dựng mới:

Nguyên giá = Giá thành thực tế + Chi phí trước khi sử dụng.


*Trong đó: - Giá thành thực tế = Giá trị quyết toán công trình
- Chi phí trước khi sử dụng : nếu có.
3.Tài sản cố định hữu hình được cấp:

Nguyên giá = Giá ghi trong sổ của đơn vị cấp + Chi phí trước khi sử dụng
4.Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần:
Nguyên giá = Giá do hội đồng giá xác định + Chi phí trước khi sử dụng.
B.TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH:
? Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
- Một cách chung nhất, nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để mua bằng phát minh sáng chế , bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa.
- Ngoài việc tính giá trị ban đầu của tài sản cố định vô hình, còn phải phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trên cơ sở đó tính ra giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn.
Ví dụ áp dụng:
Mua một tài sản cố định hữu hình, trị giá mua trên hóa đơn là 110.000.000đồng. Trong đó, bao gồm thuế GTGT là 10%, thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% bằng tiền gửi ngân hàng. Các chi phí liên quan đến quá trình lắp đặt, chạy thử là 10.000.000 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt. Xác định nguyên giá tài sản cố định và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài giải:
Xác định Nguyên giá TSCĐ:

Nguyên giá TSCĐ =
(1000.000.000+10.000.000)+10.000.000
= 120.000.000 đồng
? Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1.Mua một TSCĐ:
1 Nợ 2411 100.000.000
Nợ 133 10.000.000
Có 331 110.000.000
2. Thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% bằng tiền gửi ngân hàng:
2 Nợ 331 110.000.000
Có 111 55.000.000
Có 112 55.000.000
3. Các chi phí liên quan đến quá trình lắp đặt, chạy thử:
3. Nợ 2413 10.000.000
Có 111 10.000.000
4.Ghi nhận nguyên giá TSCĐ:
4. Nợ 211 110.000.000
Có 241 110.000.000
2.PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO:
Hàng tồn kho là những tài sản:
Được giữ để bán trong kì sản xuất, kinh doanh bình thường.
Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
? Hàng tồn kho bao gồm:
Hàng hóa mua về để bán: Hàng tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi gia công chế biến
Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Chi phí dịch vụ dở dang.
A. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ NHẬP HÀNG TỒN KHO:
Được xác định tùy theo từng nguồn nhập như sau:

1.Mua ngoài:
Giaù thöïc teá nhaäp = Giaù mua treân hoùa ñôn vaø caùc khoaûn thueá ñöôïc quy ñònh tính vaøo giaù vaät lieäu + Chi phí thu mua – Khoaûn chieát khaáu thöông maïi vaø khoaûn giaûm giaù haøng mua.
Chi phí thu mua bao goàm chi phí vaän chuyeån, boác xeáp, baûo quaûn, phaân loaïi, chi phí baûo hieåm, chi phí thueâ kho, chi phí cuûa boä phaän thu mua ñoäc laäp …
Giaûm giaù haøng mua xaûy ra khi haøng ñaõ mua khoâng ñuû chaát löôïng hoaëc sai quy caùch neân ngöôøi cung caáp phaûi giaûm tröø moät khoaûn tieàn cho ñôn vò, coøn khoaûn chieát khaáu thöông maïi laø khoaûn tieàn giaûm tröø cuûa ngöôøi cung caáp cho ñôn vò, do ñôn vò mua haøng vôùi soá löôïng lôùn hoaëc laø khaùch haøng thöôøng xuyeân cuûa nhaø cung caáp.
2.Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế nhập = Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí chế biến hoặc Chi phí thuê ngoài gia công chế biến ( kể cả chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nơi chế biến và sau khi chế biến xong chuyển về đơn vị)
3.Nhận vốn góp liên doanh hoặc vốn góp cổ phần:
Giá thực tế nhập là do giá hội đồng giá xác định.
B.PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT HÀNG TỒN KHO:
1.Phương pháp hạch toán và quản lý hàng tồn kho:
Để quản lý hàng tồn kho, tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc Phương pháp kiểm tra định kì
a.Phương pháp kê khai thường xuyên:
Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên và liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất và tồn được thể hiện qua công thức:
Trị giá tồn cuối kì = Trị giá tồn đầu kì + Trị giá nhập trong kì - Trị giá xuất trong kì.

b.Phương pháp kiểm kê định kì:
Trong kì kế toán chỉ theo dõi nghiệp vụ nhập vào, cuối kì tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, quan hệ giữa xuất, nhập và tồn được thể hiện qua công thức:
Trị giá xuất trong kì = trị giá tồn đầu kì + Trị giá nhập trong kì - Trị giá xuất cuối kì.
2.Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Việc tính giá xuất hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
?. Phương pháp tính theo giá đích danh.
?.Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO-First In First Out)
?. Phương pháp Nhập sau - Xuất trước(LIFO-Last In First Out)
?. Phương pháp đơn giá bình quân gia truyền.

?Tính giá xuất kho cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
?. Phương pháp tính theo giá đích danh.
Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra thuộc lần nhập kho thì lấy giá của lần nhập kho của lần nhập đó làm giá gốc.
?. Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO-First In First Out)
Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra được tính theo giá xác định theo thứ tự nhập vào, nhập vào trước xuất ra trước và lần lượt tiếp theo.

?. Phương pháp đơn giá bình quân gia truyền.
- Đặc điểm của phương pháp này là vào cuối mỗi kì kế toán phải xác định đơn giá bình quân(ĐGBQ) của vật liệu tồn và nhập trong kì để làm giá xuất kho.
ĐGBQ =Trị giá VL tồn đầu kì + Trị giá VL nhập trong kì
Trị giá VL xuất trong kì = Số lượng vật liệu xuất trong kì � ĐGBQ.

?Tính giá xuất kho cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kì:
?. Phương pháp tính theo giá đích danh.
Đặc điểm của phương pháp này là phải chỉ ra được vật liệu tồn kho cuối tháng thuộc lần nhập nào để xác định trị giá vật liệu tồn kho cuối tháng và từ đó xác định trị giá vật liệu xuất trong tháng.
?. Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO-First In First Out)
Đặc điểm của phương pháp này là Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá theo thứ tự từ số vật liệu có mặt tại kho trước nhất trở đi .
?. Phương pháp Nhập sau - Xuất trước(LIFO-Last In First Out)
Đặc điểm của phương pháp này là Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá của lần nhập cuối cùng của tháng và tính ngược lên.
?. Phương pháp đơn giá bình quân gia truyền.
Đặc điểm của phương pháp này là Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo đơn giá bình quân được xác định 1 lần vào cuối tháng.

Ví dụ áp dụng:
Công ty Dệt Thành Công có số liệu về tình hình xuất_nhập NVL trong tháng 10/2004 như sau:
Vật liệu tồn đầu tháng 10/2004: 1.200kg giá: 4.000đ/kg
Ngày 02/10 nhập kho : 1.500kg giá : 4.280đ/kg
Ngày 05/10 xuất kho : 1.400kg
Ngày 10/10 nhập kho : 1.400kg giá : 4.100đ/kg
Ngày 20/10 xuất kho : 1.400kg
?Yêu cầu: Xác định tổng giá trị vật liệu xuất trong tháng.
Bài giải
Đối với doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
?. Phương pháp tính theo giá đích danh.
Giả sử 1.400kg xuất kho ngày 5 có 1.300kg thuộc lần nhập ngày 02 và 100kg thuộc tồn đầu tháng.
Còn 1.400kg xuất ngày 20 có 1.300kg thuộc lần nhập ngày 10 và 100kg thuộc tồn đầu tháng.
Trị giá vật liệu xu?t kho trong th�ng l�:
Ng�y 05 : (100 � 4.000) + (1.300 � 4.280) = 5.964.000
Ng�y 20 : (100 � 4.000) + (1.300 � 4.100) = 5.730.000
T?ng c?ng tr? gi� v?t li?u xu?t kho trong th�ng l�:
5.964.000 + 5.730.000 = 11.694.000

?. Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO-First In First Out)
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng là:
Ngày 05: (1.200 � 4.000) + (200 � 4.280) = 5.656.000
Ngày 20: (1.300 � 4.000) + (100 � 4.100) = 5.974.000
Cộng = 11.630.000
?. Phương pháp Nhập sau - Xuất trước(LIFO-Last In First Out)
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng là:
Ngày 05: 1.400 � 4.280 = 5.992.000
Ngày 20: (1.300 � 4.100) + (100 � 4.280) = 5.758.000
Cộng =11.750.000
?. Phương pháp đơn giá bình quân gia truyền.
+ Tính một lần vào cuối tháng:
ĐGBQ =
= 4.137,5đ/kg
?Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng là:
Ngày 05: 1.400 � 4.137,5 = 5.792.000
Ngày 20: 1.400 � 4.137,5 = 5.792.000
Cộng = 11.585.000đ.
+ Tính cho từng lần xuất (liên hoàn):
ĐGBQ ngày 02 =

= 4.155,56đ/kg
Trị giá xuất ngày 05: 1.400 � 4.155,56 = 5.817.784 đ
ĐGBQ ngày 10 =

= 4.127.78đ/kg
Trị giá xuất ngày 20: 1.400 � 4.127.78 = 5.778.892 đ
Tổng cộng trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng:
5.817.784 đ + 5.778.892 đ = 11.596.676 đ
? Đối với doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
?. Phương pháp tính theo giá đích danh.
Giả sử 1.200kg hiện còn cuối tháng xác định thuộc lần nhập ngày 02
Trị giá nguyên vâ�t liệu xuất trong tháng là:
(1.200 � 4.000) + [(1.500 � 4.280) +(1.300�4.100)] - (1.200 � 4.280) = 11.414.000
?. Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO-First In First Out)
Trị giá nguyên vâ�t liệu xuất trong tháng là:
(1.200 � 4.000) + [(1.500 � 4.280) +(1.300�4.100)] - (1.200 � 4.100) = 11.630.000
?. Phương pháp Nhập sau - Xuất trước(LIFO-Last In First Out)
Trị giá nguyên vâ�t liệu xuất trong tháng là:
(1.200 � 4.000) + [(1.500 � 4.280) +(1.300�4.100)] - (1.200 � 4.000) = 11.750.000
?. Phương pháp đơn giá bình quân gia truyền.
+ Tính một lần vào cuối tháng:
ĐGBQ =
= 4.137,5 đ/kg
Trị giá nguyên vâ�t liệu xuất trong tháng là:
(1.200 � 4.000) + [(1.500 � 4.280) +(1.300�4.100)] - (1.200 � 4.137,5) = 11.585.000
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN




CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)