Tính chất đường phân

Chia sẻ bởi Trần Minh Túc | Ngày 02/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tính chất đường phân thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
PHÒNG KHẢO THÍ & KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Ths. PHẠM ĐỨC NGHĨA
KS. TRẦN THỊ MINH HIẾU
Phòng Khảo thí & KĐCL

Hà nội, 05 - 2008
I. CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
I.1. Chất lượng giáo dục đại học
Chất lượng luôn là vấn đề quan tr?ng nhất của tất cả các trường Dại học, và việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào.
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường, và cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia.
Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề.
Dưới đây là 6 quan điểm về chất lượng trong giáo dục đại học :
- Chất lượng được đánh giá bằng "Đầu vào":
Có nghĩa là: Nguồn lực = chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.
- Chất lượng được đánh giá bằng "Đầu ra"
Theo quan điểm này thì "đầu ra" có tầm quan trọng hơn nhiều so với "đầu vào" của quá trình đào tạo. "Đầu ra" chính là sản phẩm được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.

- Chất lượng được đánh giá bằng "Giá trị gia tăng"
Theo quan điểm này thì " Giá trị gia tăng" được xác định bằng giá trị của "đầu ra" trừ đi giá trị của "đầu vào", kết quả thu được: là "giá trị gia tăng" mà trường đại học đã đem lại cho sinh viên và được đánh giá là chất lượng đào tạo.
- ChÊt l­îng ®­îc ®¸nh gi¸ b»ng “Gi¸ trÞ häc thuËt”
§©y lµ quan ®iÓm truyÒn thèng cña nhiÒu tr­êng ®¹i häc ph­¬ng T©y, chñ yÕu dùa vµo sù ®¸nh gi¸ cña c¸c chuyªn gia vÒ n¨ng lùc häc thuËt cña ®éi ngò c¸n bé gi¶ng d¹y trong qu¸ tr×nh thÈm ®Þnh c«ng nhËn chÊt l­îng ®µo t¹o ®¹i häc. §iÒu nµy cã nghÜa lµ tr­êng ®¹i häc nµo cã ®éi ngò gi¸o s­, tiÕn sÜ ®«ng, cã uy tÝn khoa häc cao th× ®­îc xem lµ tr­êng cã chÊt l­îng cao.
- Chất lượng được đánh giá bằng "Văn hoá tổ chức riêng"
Theo quan điểm này thì các trường đại học phải tạo ra được "Văn hoá tổ chức riêng" hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được "Văn hoá tổ chức riêng" với nét đặc trưng quan trọng . Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học.
- Chất lượng được đánh giá bằng "Kiểm toán"
Quan điểm này xem trọng quá trình bên trong trường đại học và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý không, thì kiểm toán CLGDĐH quan tâm xem các trường đại học có thu thập đủ thông tin phù hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không.
Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã đưa ra 2 quan điểm: (i) Tuân theo các chuẩn quy định; (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ:
(1) Chất lượng tốt;
(2) Chất lượng đạt yêu cầu;
(3) Chất lượng không đạt yêu cầu.
Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định.
Theo INQAHE, chúng ta có thể hiểu chất lượng giáo dục và KĐCL như sau:
- Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tiễn mà cơ sở giáo dục xác định mục tiêu cụ thể cho cơ sở giáo dục hoặc cho từng chương trình giáo dục trong mỗi giai đoạn nhất định”
“Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động nhằm đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm: Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục & Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục”.
I.2 Chủ trương KĐCL trường
Đại học
Thực hiện điều 17 Luật giáo dục 2005 “Về KĐCL được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước đối với từng cơ sở giáo dục...” và Kế hoạch của Chính phủ báo cáo tại phiên họp của Quốc hội khoá XI vào tháng 12/2004 về viểc triển khai KĐCL GD; Bộ trưởng Bộ GD-DT đã ký QĐ số 38/2004/QĐ-BGD-ĐT ngày 2/12/2004 về việc ban hành Quy định tạm thời về KĐCL trường đại học và QĐ số 27/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 27/6/2006 về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của QĐ số 38/2004/QĐ-BGD-ĐT.
Công tác KĐCL các trường Đại học lần thứ nhất được tiến hành trong giai đoạn 2005 – 2010 dưới sự quản lý, giám sát và điều phối của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&DT.
Trong đó:
- Đợt I đã tiến hành năm 2005 – 2006, có 10 trường tham gia;
- Đợt II đang tiến hành năm 2007 – 2008, có 22 trường tham gia.
Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (ĐBCLĐT & NCPTGD) ĐH Quốc gia Hà Nội đã được Bộ GD&DT giao trọng trách tư vấn, đào tạo và triển khai TĐG và là đơn vị tư vấn chính thức triển khai các hoạt động tư vấn và đào tạo. Phối hợp với Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD ĐH Quốc gia Hà Nội còn có các chuyên gia gia tư vấn của Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Các trường Đại học các bộ phận chuyên trách về Đảm bảo chất lượng được thành lập để đáp ứng nhiệm vụ năng nề này
Tại Đại học Thủy lợi, Phòng Khảo thí và KĐCL. Phòng Khảo thí và KĐCL là phòng chức năng của trường nhằm thực hiện nhiệm vụ Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục được thành lập theo Quyết định số 1338 QĐ/BNN-TCCB ngày 10/05/06 của Bộ nông nghiệp & PTNT.
Sau khi thành lập, chúng tôi đã tiến hành tiếp cận với nhận thức về KĐCL và chủ động đăng ký được KĐCL. Ngày 09/02/2007, Bộ GD-ĐT đã duyệt danh sách 22 trường tham gia KĐCL năm 2007, trong đó có trường Đại học thủy lợi.
Theo lộ trình TĐG trong KĐCL các trường đại học năm 2007 của Bộ GD&DT:
- Thời gian để chúng ta tiến hành TĐG bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9 năm 2007.
- Dự kiến quá trình đánh giá ngoài Báo cáo TĐG của ĐHTL sẽ vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.

II. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
II. 1. Mục đích của KĐCL
KĐCL (Quality Accreditation) - Thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ.
KĐCL là cơ chế tự quản lý chất lượng được áp dụng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, từ bậc phổ thông cơ sở tới bậc đại học và sau đại học
KĐCL trường đại học nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra của trường đại học trong từng giai đoạn nhất định.
KĐCL có các mục đích sau:
- Đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng một trường nào đó đã đạt hay vượt những chuẩn mực nhất định về
chất lượng;
- Hỗ trợ trường liên tục cải tiến chất lượng và nâng cao chất lượng.
- Về phía trường: Tự hoàn thiện mình thông qua việc xác định các tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục và thực hiện các biện pháp đó để nâng cao chất lượng
II.2. Cấu trúc của Quy định về KĐCL
Quy định về KĐCL có 28 điều, chia làm 6 chương:
Chương I: Những quy định chung;
Chương II: Các tiêu chuẩn kiểm định;
Chương III: Hội đồng KĐCL trường đại học;
Chương IV: TĐG và Đánh giá ngoài;
Chương V: Công nhận đạt tiêu chuẩn KĐCL;
Chương VI: Tổ chức thực hiện
II.3. Bộ tiêu chuẩn KĐCL Việt Nam
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là các mức độ yêu cầu và đòi hỏi cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đây gọi là Bộ tiêu chuẩn KĐCL
Bộ tiêu chuẩn KĐCL của Việt nam có 10 tiêu chuẩn chứa đựng tất cả 53 tiêu chí bao gồm hầu hết các hoạt động của trường đại học.
Trong đó:
- Sự sắp xếp, việc bố trí các tiêu chí trong các tiêu chuẩn chỉ mang tính chất tương đối;
- Mỗi tiêu chí được chia thành 2 mức; mức 2 bao hàm cả mức 1.
Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học (02 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lí (05 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (04 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (5 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên (10 tiêu chí);
Tiêu chuẩn 6: Người học (9 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (5 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế (3 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất (7 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lí tài chính (3 tiêu chí)
II.4. Quy trình KĐCL gồm:
Tự đánh giá của trường đại học;
Đánh giá ngoài và thẩm định của cơ quan KĐCL giáo dục;
Quyết định công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn KĐCL.
III TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
TĐG là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCL trường đại học; là một quá trình mà chính các trường đại học căn cứ vào Bộ tiêu chuẩn KĐCL trường đại học do Bộ GD&ĐT ban hành để tiến hành tự xem xét, tự phân tích, TĐG về tình trạng chất lượng và hiệu quả của toàn bộ các hoạt động của trường bao gồm: công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, quan hệ quốc tế, công tác sinh viên và các công tác liên quan khác; nêu lên được các điểm mạnh, điểm còn tồn tại; từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Do vậy, TĐG sẽ giúp nhà trường liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là một khâu quan trọng trong quá trình KĐCL trường đại học.
TĐG không chỉ là cơ sở cho việc đánh giá ngoài mà còn thể hiện tính tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong toàn bộ các hoạt động, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của cơ sở đào tạo.
Trong quá trình TĐG, nhà trường dựa theo các yêu cầu của các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn KĐCL để tập trung vào:
Mô tả, phân tích, giải thích và đưa ra những nhận định để làm rõ thực trạng của nhà trường;
Chỉ ra những điểm mạnh của trường;
Phân tích và lý giải những điểm còn tồn tại của trường;
Đưa ra được kế hoạch đầu tư nguồn lực để phát huy mặt mạnh và những giải pháp khắc phục các tồn tại nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
TĐG đạt 1 trong 2 mức của từng tiêu chí.
Mục đích chính của hoạt động TĐG là nhà trường tự đánh giá tổng thể các hoạt động của mình theo những yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn KĐCL để từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của trường; đồng thời tự đánh giá là một khâu trong quá trình kiểm định chất lượng. TĐG là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, phải có sự tham gia của tất cả các phòng/ban, các khoa/trung tâm/viện thuộc trường và tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên
Hoạt động TĐG đòi hỏi tính công khai, trung thực và khách quan. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình TĐG phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát hết các tiêu chí trong Bộ Tiêu chuẩn KĐCL.
TĐG là một khâu quan trọng tạo cơ sở dữ liệu cơ bản, đảm bảo tính khoa học chuẩn mực cho việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng của nhà trường. TĐG giúp nhà trường rà soát, tự xem xét thực trạng của trường mình, từ đó xác định lại mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch và hành động theo kế hoạch. Sau đó lại tiếp tục xem xét, đánh giá lại thực trạng và điều chỉnh sứ mạng và mục tiêu phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đòi hỏi của xã hội.
Hình 1: Vị trí của tự đánh giá trong kế hoạch nâng cao chất lượng
III.2. Quy trình tổ chức TĐG
Quy trình chung để tổ chức TĐG cho các trường đại học gồm các bước sau:
- Thành lập Hội đồng tự đánh giá
- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
- Đăng ký được kiểm định
- Lập kế hoạch tự đánh giá
- Thu thập thông tin và minh chứng
- Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được
- Viết báo cáo tự đánh giá
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.
III.2.1 Hội đồng tự đánh giá
Hội đồng TĐG do Giám đốc/Hiệu trưởng (gọi chung là Hiệu trưởng) trường đại học ra quyết định thành lập. Hội đồng TĐG có ít nhất 11 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền; các thành viên khác là đại diện Hội đồng Trường hay Hội đồng Quản trị, Hội đồng Khoa học và đào tạo, các trưởng (hoặc phó trưởng) phòng, ban, khoa hoặc bộ môn, trưởng (bộ phận) chuyên trách về đảm bảo chất lượng, giảng viên có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc trường
Nhà trường có thể mời một số đại diện bên ngoài tham gia Hội đồng TĐG như cựu sinh viên, các chuyên gia đánh giá giáo dục đại học, nhà tuyển dụng ........
Hội đồng TĐG có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng để triển khai tự đánh giá tại trường.
Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ triển khai các hoạt động được quy định tại Điều 19, Chương IV, bản "Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học” do Bộ GD&ĐT ban hành.
Chủ tịch Hội đồng TĐG có nhiệm vụ:
- Thay mặt Hiệu trưởng để điều hành Hội đồng; thành lập Ban thư ký giúp việc cho Hội đồng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng;
- Triệu tập và điều hành các phiên họp của Hội đồng;
- Phê duyệt kế hoạch TĐG;
- Chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, bằng chứng và xử lý, phân tích;
- Phê duyệt đề cương báo cáo TĐG; viết báo cáo TĐG
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai TĐG và các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
- Các uỷ viên Hội đồng TĐG có nhiệm vụ thực hiện và chịu trách nhiệm về những công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công.
III.2.2 Ban thư ký và các nhóm chuyên trách
Giúp việc cho Hội đồng TĐG là Ban thư ký do Trưởng đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng làm Trưởng ban. Thành viên Ban thư ký bao gồm các cán bộ của đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng và các cán bộ khác do Hội đồng đề cử. Các thành viên của Ban thư ký được tổ chức thành các nhóm công tác chuyên trách (gọi là nhóm công tác). Mỗi nhóm có 4-5 người, phụ trách 1-2 tiêu chuẩn và do một thành viên của Hội đồng phụ trách. Mỗi thành viên của Ban thư ký có thể tham gia không quá 2 nhóm. Các đơn vị liên quan khác trong trường có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các nhóm công tác triển khai TĐG.
III.2.3 Lập kế hoạch TĐG
Kế hoạch TĐG do Hội đồng TĐG xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả thời gian và các nguồn lực của trường để đảm bảo đạt được mục đích đề ra. Kế hoạch TĐG sau khi thông qua Hội đồng TĐG phải được lãnh đạo trường phê chuẩn.
Kế hoạchTĐG phải thể hiện được nội dung sau:
- Mục đích, phạm vi, nội dung TĐG của trường
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng TĐG, xác định những công việc phải thực hiện ứng với từng tiêu chuẩn, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp (cần có danh sách phân công cụ thể kèm theo);
- Xác định các thông tin và minh chứng cần thu thập (phối hợp với các bộ phận liên quan để được cung cấp các số liệu cần thiết);
- Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động các nguồn lực cho các hoạt động nêu trên.
- Thời gian biểu: Chỉ rõ khoảng thời gian cần thiết để triển khai TĐG và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể.
III.2.4 Thu thập thông tin và minh chứng
Thông tin và minh chứng là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các nhận định trong báo cáo TĐG.
Căn cứ vào 53 tiêu chí của 10 tiêu chuẩn KĐCL và các tài liệu Hướng dẫn sử dụng, Hội đồng TĐG điều hành Ban thư ký và các nhóm chuyên trách tiến hành thu thập thông tin và minh chứng. Để làm tăng tính thuyết phục của bản báo cáo TĐG, các thông tin và minh chứng thu được phục vụ 2 mục đích: mô tả thực trạng các hoạt động của trường để người đọc hiểu hơn về bối cảnh nhà trường; đánh giá được những điểm mạnh và nêu lên được những tồn tại của nhà trường, đồng thời đề ra được các kế hoạch và các giải pháp khắc phục những tồn tại.
Khi thu thập thông tin và minh chứng, phải kiểm tra độ tin cậy, xác định tính chính xác, mức độ phù hợp, liên quan đến các tiêu chí, tiêu chuẩn.
Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải ghi rõ nguồn gốc của chúng. Lưu giữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được, có biện pháp bảo vệ các thông tin và minh chứng đó.
III.2.5 Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được
Các thông tin thu được phải qua xử lý mới sử dụng được. Các thông tin điều tra phải được sử dụng ở dạng số liệu tổng hợp, tránh sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các cá nhân cung cấp thông tin.
Thông tin, minh chứng thu được và kết quả xử lý của từng tiêu chí và tiêu chuẩn phải cho phép:
Mô tả một cách ngắn gọn về các hoạt động của trường;
So sánh sự chuyển biến hoặc thay đổi các hoạt động hiện tại của chính nhà trường với những năm trước đây để chỉ ra quá trình phát triển của trường;
Đưa ra những nhận xét về những điểm mạnh, điểm còn tồn tại, phân tích các nguyên nhân, xác định những vấn đề cần cải tiến và đề ra những biện pháp để cải tiến những vấn đề đó.
Chứng minh mức trường đạt đối với mỗi tiêu chí.
Với mỗi tiêu chí, bắt đầu xem xét từ mức 1, nếu có đầy đủ minh chứng xác nhận đạt mức này mới chuyển sang xem xét mức 2. Nếu không có đầy đủ minh chứng cho mức 2, thì tự nhận chỉ đạt mức 1
III.2.6. Viết báo cáo TĐG
Kết quả TĐG phải được trình bày dưới dạng một bản báo cáo về các hoạt động và các kết quả nghiên cứu đạt được của nhà trường so với các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn KĐCL và những kế hoạch phát triển của nhà trường sau TĐG. Báo cáo TĐG là một bản cam kết quan trọng để thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng hoạt động của nhà trường.
Báo cáo TĐG phải mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động của nhà trường, trong đó phải chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại, khó khăn và kiến nghị các giải pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch đầu tư nguồn lực để thực hiện, thời hạn hoàn thành, thời gian tiến hành đợt TĐG tiếp theo, tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp đã đề ra.
Kết quả TĐG được trình bày lần lượt theo 10 tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn KĐCL. Đối với mỗi tiêu chuẩn phải viết đầy đủ các phần như trong Mẫu báo cáo TĐG. Tuỳ theo kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên của mình, nhà trường xác định trọng tâm cải tiến chất lượng trong từng giai đoạn.
Dự thảo báo cáo TĐG cần chuyển cho những người tham gia cung cấp thông tin và minh chứng để xác minh lại các thông tin, minh chứng đã được sử dụng và mức độ chính xác của các nhận định rút ra từ đó.
Báo cáo TĐG cần được chỉnh sửa trình Hiệu trưởng để xin ý kiến chỉ đạo công bố công khai kết quả TĐG cho tất cả các thành viên trong nhà trường có thể đọc và có ý kiến trước khi gửi Bộ GD&ĐT.
III.2.7 Các hoạt động sau khi hoàn thành TĐG
Hội đồng TĐG xử lý các ý kiến thu được sau khi công bố kết quả TĐG trong toàn trường, hoàn thiện báo cáo lần cuối và trình Hiệu trưởng để xem xét, quyết định và gửi công văn cùng 6 cuốn báo cáo TĐG về Bộ Giáo dục và Đào tạo và đăng ký thời gian nhà trường có thể đón đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến khảo sát và thẩm định báo cáo TĐG.
Nhà trường triển khai thực hiện các hoạt động đã đề ra trong “Phần Kế hoạch” trong báo cáo TĐG.
Hội đồng TĐG tổ chức lưu giữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được, có biện pháp để bảo vệ các thông tin và minh chứng đó.
IV. ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát của các chuyên gia không thuộc cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục.
Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký Quyết định thành lập.
Các thành viên của nhóm chuyên gia đánh giá ngoài được lựa chọn từ các chuyên gia có trình độ và uy tín trong lĩnh vực giáo d?c, đào tạo, nghiên cứu và quản lý giáo dục đại học, trong các ngành sản xuất dịch vụ và các hội ngành nghề nghiệp.
Đoàn chuyên gia ngoài sẽ đánh giá và thẩm định có bình luận về các mục trong báo cáo TĐG của trường Đại học trên nhiều kênh thông tin khác nhau; bao gồm cả những khảo sát, tiếp xúc với cán bộ và sinh viên trường được kiểm định...
V. CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KĐCL
V.1 Cấp độ công nhận đạt tiêu chuẩn KĐCL:
Căn cứ vào kết quả TĐG của trường đại học, kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài, ý kiến thẩm định của Hội đồng kiểm định chất lượng trường đại học; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra Quyết định công nhận trường Đại học đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng vµ công bố trên các kênh thông tin đại chúng. Kết quả công nhận KĐCL có giá tri 05 năm.
Cấp độ 1: Có ít nhất 80% tiêu chí đạt mức 1 và mức 2, chưa đủ tiêu chuẩn công nhận cấp độ 2.
Cấp độ 2: Có ít nhất 60% tiêu chí đạt mức 2, các tiêu chí còn lại đạt mức 1, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn công nhận cấp độ 2.
Cấp độ 3: Có 100% tiêu chí đạt mức 2.
V.2 Ý nghĩa của KĐCL
KĐCL là sự thể chế hóa được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm của trường đại học; là hình thức, là giải pháp quản lý chất lượng của Nhà nước và xã hội đặc biệt quan trọng, khi mà:
+ Nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo;
+ Người học và các cơ sở đào tạo tăng lên;
+ Có yếu tố nước ngoài tham gia vào dịch vụ đào tạo.
KĐCL không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tào đại học mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đại học đã qua kiểm định
KĐCL còn mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là giới sinh viên sự đảm bảo chắc chắn một trường đại học đã được chứng minh thỏa mãn các yêu cầu và tiêu chí đáng tin cậy
Vì vậy, KĐCL giáo dục với nước ta hiện nay là vấn đề cấp bách.
V.3 Kết quả KĐCL góp phần vào việc định hướng về:
Đầu tư và sự quan tâm của người học;
Đầu tư của Nhà nước;
Đầu tư của các doanh nghiệp;
Đầu tư của nước ngoài;
Về sự phát triển của các trường đại học;
Về sự hợp tác giữa các trường trong nước, xa hơn nữa là trong khu vực và trên thế giới.
TÓM TẮT QUY TRÌNH TĐG TRONG KĐCL TRƯỜNG ĐHTL
- Quá trình TĐG của ĐHTL đã bắt đầu từ tháng 03 đến hết tháng 09 năm 2007. Hội đồng TĐG trường ĐHTL do GS Đào Xuân Học HT làm chủ tịch. Hội đồng TĐG có 26 thành viên )
- Hội đồng có Ban Thư ký và các nhóm chuyên trách giúp việc cho HĐ triển khai quá trình TĐG (có danh sách kèm theo).
- Lập kế hoạch TĐG
- Thu thập thông tin và minh chứng
- Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được
- Viết báo cáo tự đánh giá
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.
- Dự kiến quá trình đánh giá ngoài báo cáo TĐG của ĐHTL ta sẽ vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.
Phấn đấu vào năm 2008 trường ĐHTL sẽ nhận Quyết định công nhận trường đạt tiêu chuẩn KĐCL
I. KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG ĐHTL
Mục đích tự đánh giá
Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Nhà trường. Đồng thời trên cơ sở những kết quả đã đánh giá để Nhà trường tiếp tục đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế theo mục tiêu Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủy lợi giai đoạn 2006 – 2020.
Phạm vi tự đánh giá
Tự đánh giá trong phạm vi toàn trường theo 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.Hội đồng tự đánh giá
3.1. Thành phần Hội đồng tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 154/QĐ-ĐHTL-TCCB, ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi.
3.2. Thành phần Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách
Ban thư ký được thành lập theo Quyết định số 155/QĐ-ĐHTL-TCCB, ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi.
4. Nguồn lực tài chính cần huy động/ cung cấp cho từng hoạt động
tự đánh giá
- Kinh phí do dự án giáo dục cấp ( nếu có )
- Kinh phí từ các nguồn của nhà trường
Kinh phí từ các nguồn do Nhà trường cấp trên cơ sở có dự toán cụ thể, hợp lý cho từng công việc.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI TĐG
Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá.
Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký, các nhóm chuyên trách. Hội đồng phân công dự thảo kế hoạch Tự đánh giá và gửi sản phẩm lên Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 09/3/2007.
Ban thư ký chuẩn bị các tài liệu phục vụ phiên họp Hội đồng tự đánh giá. Công bố Quyết định thành lập HĐ, Ban thư ký, các nhóm chuyên trách thảo luận kế hoạch tự đánh giá, hoàn thiện kế hoạch tự đánh giá và gửi sản phẩm lên Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 16/3/2007

-.
Liên hệ với Cơ sở II và ĐH2, trao đổi các công việc chuẩn bị cho Hội nghị công tác tự đánh giá. Ban thư ký dự thảo đề cương báo cáo tự đánh giá ,thảo luận xây dựng và thống nhất mã hóa minh chứng. Hội đồng tự đánh giá phân công nhiệm vụ chính cho các thành viên HĐ; Thảo luận đề cương báo cáo tự đánh giá triển khai công tác tại Cơ sở II và ĐH2.
Các bộ phận tiến hành các hoạt động thu thập thông tin và minh chứng; mã hóa các thông tin và minh chứng thu được.


-
Các bộ phận tiến hành viết báo cáo các tiêu chí: Mô tả thông tin và minh chứng thu được, phân tích, lý giải các kết quả đạt được;Phân tích, lý giải nội hàm của các minh chứng để chứng minh trường đạt được các yêu cầu trong Bộ tiêu chuẩn KĐCL. Hoàn thiện đề cương chi tiết báo cáo TĐG. Họp Hội đồng tự đánh giá thông qua đề cương chi tiết báo cáo tự đánh giá và gửi sản phẩm lên Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 27/4/2007.
Họp rút kinh nghiệm công tác viết báo cáo tiêu chí cho các nhóm trên cơ sở thực tế tài liệu của các nhóm; Các nhóm chuyên trách tổng hợp các báo cáo tiêu chí thành báo cáo tiêu chuẩn.
Ban thư ký tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn thành Dự thảo báo cáo Tự đánh giá của trường. Rà soát các thông tin và minh chứng được sử dụng trong các báo cáo.
Họp Hội đồng tự đánh giá để thảo luận báo cáo tự đánh giá; Kiểm tra lại các thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá. Ban thư ký tập hợp các ý kiến hoàn thiện dự thảo báo cáo tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá tiếp tục bổ sung và hoàn thiện báo cáo dự thảo lần 1và gửi sản phẩm lên Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 15/6/07.
Ban thư ký đang tích cực hoàn thiện Báo cáo TĐG để xin ý kiến toàn thể cán bộ và giáo viên trong toàn trường.
Tập hợp các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá.
Báo cáo TĐG được gửi lên Bộ Giáo dục & Đào tạo vào ngày 10/9/2007 để Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức đánh giá ngoài.
Trong suốt thời gian qua, trường ta đã từng bước hoàn thiện các mặt hoạt động, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; nên Báo cáo TĐG của trường đã được bổ sung, cập nhật kịp thời.
TỔNG KẾT KẾT QUẢ TĐG TRƯỜNG ĐHTL
Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học có 02 tiêu chí: cả 02 tiêu chí đều đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lí có 05 tiêu chí: 01 tiêu chí đạt mức 1, 04 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo có 04 tiêu chí: 01 tiêu chí đạt mức 1, 03 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo có 5 tiêu chí: 02 tiêu chí đạt mức 1, 03 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên có 10 tiêu chí: 02 tiêu chí đạt mức 1, 08 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 6: Người học có 9 tiêu chí: 01 tiêu chí đạt mức 1, 08 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có 5 tiêu chí: 03 tiêu chí đạt mức 1, 02 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế có 3 tiêu chí: cả 03 tiêu chí đều đạt mức 3.
Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất có 7 tiêu chí: 01 tiêu chí đạt mức 1, 06 tiêu chí đạt mức 2.
Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lí tài chính có 3 tiêu chí: 01 tiêu chí đạt mức 1, 02 tiêu chí đạt mức 2.
TỔNG HỢP
Số tiêu chí đạt mức 1: 12 chiếm tỷ lệ 22,6%
Số tiêu chí đạt mức 2: 41 chiếm tỷ lệ 77,4%
Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục đã nhận được báo cáo TĐG của trường Đại học Thủy lợi.
Theo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục, bản báo cáo TĐG đã mô tả đầy đủ và rõ ràng về thực trạng, điểm mạnh của Nhà trường theo 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường Đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 38/2004/QĐ - BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục chấp thuận báo cáo TĐG của Trường Đại học Thủy lợi để tổ chức đánh giá ngoài. Chất lượng của báo cáo TĐG sẽ do đoàn đánh giá ngoài khẳng định.



CH�C C�C EM H?C T?P T?T

XIN TR�N TR?NG C�M ON!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Túc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)