Tin10-tuan1-t2

Chia sẻ bởi Đào Trọng Tính | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Tin10-tuan1-t2 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Tuần: 1
Tiết : 2


Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
Biết các hệ đếm 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
2. Kĩ năng:
Bước đầu mã hõa được thông tin đơn giản thành dãy các bit.
II/ Đồ dùng dạy học.
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.
2. Chuẩn bị của HS: SGK.
III/Hoạt động dạy – học.
1. Ổn định lớp – Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Tin học là gì?
Câu 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
3. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
- Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.
* Ví dụ: Thông tin về sản phẩm, Thông tin về tin tức thời sự, thông tin về mỗi cá nhân bạn bè…
- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.


GV: Trong xã hội sự hiểu biết về một thực thể càng nhiều thì sự suy đoán về thực thể đó càng chính xác.
Ví dụ: Trong một vụ điều tra càng biết nhiều chi tiết về vụ án thì việc suy đoán tìm ra thủ phạm sẽ dẽ dàng hơn. Nhũng diều được biết đến dsdó là những thông tin. Vậy thông tin là gì và các em hãy cho thêm một vài ví dụ khác về những thông tin mà các em biết?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Con người có được những thông tin là do quan sát và tìm hiểu còn máy tính có được những thông tin đó từ đâu. Đó là những thông tin được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin.
- Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo lượng thông tin là Bit(Binary Digital)
- Ngoài ra người ta còn dùng những đơn vị khác để đo lương thông tin.
1B (Byte) = 8 Bit
1KB (Kilô Byte) = 1024B
1MB (Mêga Byte) = 1024KB
1GB (Giga Byte) = 1024MB
1TB (Têra Byte) = 1024GB
1PB (Pêta Byte) = 1024TB

GV: Muốn máy tính nhận biết về một sự vật nào đó ta cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về sự vật đó. Có những sự vật chỉ có 2 trạng thái đúng hoặc sai. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị Bit dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Để hiểu rõ hơn các em hãy tham khảo ví dụ SGK.
HS: Xem SGK và nêu ý kiến thắc mắc
GV: Giới thiệu những đơn vị bội của Bit.

3. Các dạng thông tin.
Thông tin được chia làm 2 loại: Loại số (số nguyên, số thực…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Sau đây là những thông tin loại phi số:
- Dạng văn bản: Báo chí, thư từ, sách vở…
- Dạng hình ảnh: bức tranh, bản đồ, băng hình…
- Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng xe, tiếng hát…

GV: Trong đời sống có rất nhiều thông tin và người ta phân loại nó như sau: Loại số (số nguyên, số thực…) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Sau đây là những thông tin loại phi số Các em hãy cho ví dụ về các dạng thông tin tương ứng?
HS: Trả lời câu hỏi.

4. Mã hóa thông tin.
- Muốn máy tính hiểu và xử lý được ta phải biến đổi thông tin thành một dãy các bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.
- Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta mã hóa từng kí tự và sử dụng bộ mã để mã hóa.
+ Bộ mã ACSII sử dụng 8 bit để mã hóa. Nhưng mã ACSII chỉ mã hóa được 256 (28) kí tự chưa đủ để mã hóa tất cả các bảng chữ cái của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
+ Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit có thể mã hóa được 65536 (216) kí tự cho phép biểu diễn tất cả các văn bản của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Hiện nay, bộ mã Unicode được dùng như bộ mã chung của các văn bản hành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Trọng Tính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)