TIN SINH HỌC P9

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: TIN SINH HỌC P9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI: GIỐNG KHOAI TÂY CHUYỂN GEN GNA CHỐNG RẦY MỀM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VÕ VĂN TOÀN
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ BÍCH TUYỀN
LỚP: SINH HỌC THỰC NGHIỆM – K13
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở vùng cao thuộc dãy núi Andes, Nam Mỹ. Cây khoai tây đã từ Nam Mỹ du nhập vào Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570 và Anh Quốc vào năm 1590. Sau đó, nó được lan truyền khắp châu Âu và tiếp theo là châu Á (Hawkes 1994). Thế kỷ 17, người Châu Âu đã bắt đầu ăn khoai tây và nó đã trở thành một cây lương thực quan trọng của thế giới.
Trên thế giới, cây khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô (Steveson, Loria, Frane và Weingartner, 2001). Cây khoai tây vốn là một cây ưa lạnh có nguồn gốc ở vùng cao nhiệt đới (từ 1000 m trở lên). Trải qua quá trình chọn lọc và thuần hoá, nó có thể được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau bao gồm các vùng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao (Struik and Wiersema, 1999).
Việt Nam có khả năng phát triển mạnh khoai tây, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. ước tính, ít nhất có vào khoảng 200.000 ha đất có thể trồng được khoai tây. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây chỉ dao động trong khoảng 30.000 - 35.000 ha với năng suất bình quân khoảng từ 10 - 11 tấn/ha. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp và diện tích trồng giảm dần là do thiếu nguồn củ giống tốt, củ giống trồng phổ biến là loại củ giống chất lượng thấp (tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao, già sinh lý và độ thuần chủng thấp).
Giống khoai tây chuyển gen GNA kháng rầy mềm
    
GNA (Galanthus nivalis agglutinin) là một protein kết gắn với đường có trong tự nhiên ở cây hoa giọt tuyết (snowdrop plants tên khoa học là Galanthus nivalis). Giống khoai tây biến đổi gen thể hiện GNA ( còn được gọi là GNA potatoes) đã được tạo ra nhằm cải thiện tính kháng đối với côn trùng chích hút nhựa cây. Ảnh hưởng của giống khoai tây GNA đối với rầy mềm có tên tiếng Anh là “peach-potato aphid” và tên khoa học là Myzus persicae, một loài côn trùng quan trọng, đã được người ta ghi nhận. Solveig Sørbu Aasena và Eline Benestad Hågvar thuộc ĐH Na Uy Life Sciences đã nghiên cứu những tập tính của con rầy mềm này trên khoai tây (potatoes) biểu hiện GNA thấp bằng cách đo đếm thời gian phát triển của rầy, sự đẻ trứng, kích thước và thời gian sống sót.
Họ còn nghiên cứu tập tính bầy đàn của chúng bằng cách cho rầy có cánh lựa chọn giữa cây khoai tây chuyển gen GNA và khoai tây không có GNA. Kết quả cho thấy rằng không khác biệt có ý nghĩa đối với rầy không cánh khi cho chúng sống trên giống khoai tây chuyển gen và giống khoai tây bình thường. Thí nghiệm tập tính lựa chọn này cho thấy trên cây khoai tây GNA không giống như tập tính của rầy có cánh. Do đó, khoai tây có hàm lượng GNA thấp không tác động gì trên tập tính của rầy mềm nhưng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của rầy có cánh
TRÌNH TỰ NUCLEOTIT CỦA GEN GNA
TRÌNH TỰ NU CỦA GEN GNA
CẤU TRÚC GNA
TRÌNH TỰ TƯƠNG ĐỒNG
NUCLEOTIT VỚI GNA
Khung đọc mở của trình tự gen GNA
KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)