TIN SINH HỌC P8

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: TIN SINH HỌC P8 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU TÀI LIỆU VỀ TEST RAVEN
VÀ CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG TRÍ TUỆ
BÀI TẬP MÔN TIN SINH HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VÕ VĂN TOÀN
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH NGA
LỚP SINH HỌC THỰC NGHIỆM - KHÓA 13
Ma trận của Raven hoặc Raven của Progressive Matrices là những câu hỏi trắc nghiệm những hiểu biết trừu tượng được Tiến sĩ John C. Raven đưa ra năm 1938. Hầu hết các mục được trình bày trong hình dạng của ma trận 3x3 hoặc 2x2. Cấu trúc ma trận ngày càng khó khăn hơn. Nó yêu cầu bạn nhận ra 1 đoạn mất tích trong từng mục kiểm tra và hoàn thành một mô hình trình bày ở đó.
Hình thức của ma trận Raven
Ma trận Ravens có ba hình thức chính và một hình thức mở rộng
1. Ma trận Raven tiêu chuẩn (Progressive Matrices tiêu chuẩn): Đây là những hình thức ban đầu của các ma trận, lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1938. Cuốn sách gồm năm bộ (A, B, C, D, E ), mỗi bộ có 12 mục (ví dụ, A1 đến A12), các mục nằm trong tập hợp ngày càng khó hơn, đòi hỏi nhiều hơn nữa năng lực nhận thức để mã hóa và phân tích thông tin. Tất cả các mục được trình bày bằng mực đen trên nền trắng.

2. Ma trận Raven màu (Progressive Matrices màu): Được thiết kế cho trẻ em, người già, và những người có khó khăn trong học tập trung bình hoặc nặng , thử nghiệm này bao gồm bộ A và B từ ma trận tiêu chuẩn, với một bộ 12 bài chèn vào giữa hai, như được AB. Hầu hết các mục được trình bày trên một nền màu để làm cho các kiểm tra trực quan kích thích cho người tham gia. Tuy nhiên, vài bài cuối cùng trong B thiết lập được trình bày như đen - trắng, theo cách này, nếu một chủ đề vượt quá mong đợi của thử nghiệm, chuyển đổi sang bộ C, D, và E của các ma trận tiêu chuẩn được nới lỏng.
3. Ma trận của Raven nâng cao (Progressive Matrices nâng cao) : Các hình thức tiên tiến của các ma trận có 48 mục, tập đầu tiên có 12 bài, tập thứ 2 có 36 bài.  Mục được trình bày bằng mực đen trên nền trắng, và ngày càng trở nên khó khăn khi tiến độ thực hiện thông qua mỗi tập. Các mục này thích hợp cho người lớn và thanh thiếu niên thông minh trên mức trung bình .

4. Hình thức mở rộng của ma trận
Năm 1998 song song với hình thức của các ma trận tiêu chuẩn và màu, ma trận tiến bộ được giới thiệu. Các hình thức mở rộng trong các thử nghiệm song song được xây dựng là giải pháp trung bình cho mỗi câu hỏi giống hệt nhau cho cả các phiên bản. Hình thức mở rộng của các ma trận được công bố để kiểm tra thanh niên và người lớn.
Test Raven được thiết kế theo kiểu phi ngôn ngữ để giảm thiểu những thành kiến ​​về sự khác biệt ngôn ngữ có thể tạo ra để đo trí thông minh. Bạn có 45 phút để giải quyết 60 bài kiểm tra. Số điểm IQ được tính trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê với độ tuổi của bạn.
 
Xử lý kết quả:

-  Đối chiếu kết quả của người tham gia với đáp án, mỗi bài tập giải đúng tính 1 điểm.
-   Tính tổng điểm của từng loạt bài tập và của cả trắc nghiệm.
-   Đối chiếu với bảng điểm kì vọng. Kết quả được xem là đủ độ tin cậy nếu sự chênh lệch ở từng loạt bài không vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 6. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu có sự chênh lệch quá lớn so với phân bố chuẩn thì nên có những khảo sát cần thiết để xác định nguyên nhân.
-  Từ điểm tổng, hãy tra bảng để xác định chỉ số IQ.
Bảng dành cho lứa tuổi 16 – 45
+ Về chỉ số trí tuệ IQ ( theo Wechsler, 1981)
Trên 130: rất thông minh.
Từ 120 - 129: thông minh.
Từ 110 - 119: trí tuệ trung bình trên.
Từ 90 - 109: trí tuệ trung bình.
Từ 80 - 89: trí tuệ trung bình dưới
Từ 70 - 79: trạng thái ranh giới.
Dưới 70 : trí tuệ bị khuyết tật.
+ Phân loại chậm phát triển ( theo ICD – 10, 1992)
Từ 50 - 69: chậm phát triển mức độ nhẹ
Từ 35 - 49: chậm phát triển mức độ vừa.
Từ 20 - 34: chậm phát triển mức độ nặng.
Dưới 20: chậm phát triển mức độ trầm trọng.
-  Cũng có thể đánh giá mức độ trí tuệ bằng thang tỷ lệ phần trăm ( theo nhóm tuổi chuẩn) như sau:

Mức độ Đánh giá kết quả Nhận xét

I Rất tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95%

II Tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 75%

III Trung bình Kết quả từ trên 25% đến dưới 75%

+ Trung bình trên Kết quả trên trung bình cộng so với tuổi

- Trung bình dưới Kết quả dưới trung bình cộng so với tuổi

IV Yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25%

V Rất yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5%

Giải thích các loại IQ

Khoảng điểm IQ Mô tả ý nghĩa Tỷ lệ % trong dân số
40 – 55 Rất kém 0.13%
55 – 70 Chậm phát triển tâm thần 2,14%
70 – 85 Kém thông minh 13,59%
85 – 115 Trí tuệ bình thường 68,26%
115 – 130 Thông minh 13,59%
130 – 145 Trí thông minh cao (có tài) 2,14%
145 – 160 Thiên tài 0,13%

Ưu điểm của test Raven
Các thử nghiệm của Raven đã trở thành một tiêu chuẩn để đo trí thông minh bằng cách bỏ qua rào cản ngôn ngữ. Đó là một bài kiểm tra trí thông minh công bằng. Nó có lợi thế sau:
1 - sử dụng rất dễ dàng.
2 - Các chi phí để kiểm tra các cá nhân là tương đối thấp.
3 - Nó là được phổ biến cho đa quốc gia trên thế giới.
4 - đánh giá khả năng lý luận là cơ sở để hiểu được sự nhầm lẫn ngày càng tăng của đời sống ngày nay.
5 - Nó có giá trị tiên đoán cao nhất.
6 - Nó có thể dự đoán hoạt động xã hội của bạn.
Một số nghiên cứu cơ bản về tâm lý học nhận thức đã được thực hiện với sự giúp đỡ của các bài test Raven . Các thử nghiệm được chuẩn hóa với rất nhiều dạng của các nhóm văn hóa từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ tới châu Âu mà không có bất kỳ sự thiên vị văn hóa. Raven thử nghiệm cho thấy các kết quả tương tự khi cung cấp cho châu Âu da trắng, da đen châu Phi, châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ

Các loại thông minh

Hiện nay, đại đa số các nhà tâm lý học quan niệm rằng thông minh là một quần thể nhiều  khả năng khác nhau, có cái giỏi, có cái kém, ở mỗi cá nhân.
Cụ thể, Howard Gardner, 1983, đề nghị 7 loại thông minh khác nhau : khả năng ngôn ngữ, khả năng lý luận - toán, khả năng hiển thị không gian, khả năng cử động, khả năng âm nhạc, khả năng liên hệ xã hội, khả năng tự hiểu. Gần đây, ông thêm vào danh sách này khả năng về môi trường và ông đang suy nghĩ về khả năng triết lý,  tự đặt câu hỏi về số phận.
Như thế, một cá nhân có thể giỏi trên một vài bình diện chứ không phải giỏi chung hết. “Nhân vô thập toàn” như kiểu người xưa nói.
IQ (Intellectual Quotient hay chỉ số thông minh)
Chỉ số thông minh là hệ số giữa tuổi trí tuệ (theo kết quả của các trắc nghiệm) và tuổi đời,  nhân cho 100.
IQ = (MA/CA) x 100
MA (Mental Age): tuổi đời trí tuệ tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm.
CA (Chronological Age): tuổi đời thực tế tính bằng tháng theo thời gian sinh trưởng của mỗi người.
ví dụ: Một trẻ em 10 tuổi, khi làm trắc nghiệm, đạt được điểm trung bình của hạng tuổi 12 thì IQ của em sẽ là  12 : 10 x 100 kết quả là IQ bằng  120.
Những trắc nghiệm nổi tiếng nhất là trắc nghiệm Binet-Simon gọi là “thang đo thông minh”, dành cho trẻ em, ghi dấu khởi đầu thời kỳ đong đo được của môn Tâm lý học, năm  1904.
Sau đó, năm 1939,  Wechsler đặt ra một thang khác để đo thông minh nơi người lớn tới 59 tuổi . Còn  sự mất mát của thông minh là lĩnh vực của bác sĩ thần kinh học.
 
Hiện ta thường dùng hai loại  trắc nghiệm WISC -  Wechler Intelligence Scale for Children và WAIS -  Wechler Adult Intelligence Scale.
Chỉ số IQ đo khả năng trí tuệ của một cá nhân, so sánh với người cùng tuổi. Theo những trắc nghiệm này, cỡ khoảng 90 - 110 điểm là bình thường, dưới 70 là “ngu đần”, trên 130 điểm là năng khiếu cao hay tiềm năng cao. Nhưng khác với cách đo chiều cao hay cân nặng, chỉ số thông minh được dùng với nhiều dè dặt – đó chỉ là một số đo có giá trị thống kê, có giá trị tương đối vì nhiều lý do, thông minh của một cá nhân còn thay đổi với thời gian, ...
Gần đây nhất, Gardner đa dạng hóa thang đo và lập ra nhiều thang sinh động để đo các loại thông minh khác nhau. Một chỉ số duy nhất không đủ để thể hiện tất cả khả năng của một người. Nhưng những thang đo này rắc rối,  ngay đến các tâm lý gia cũng chê là khó áp dụng.
Chỉ số thông minh và dân tộc

Vào các trường Đại học ở Mỹ, ta thấy tỉ lệ sinh viên da vàng đứng đầu bảng nhiều hơn là người bản xứ. Xin đừng vội kết luận là sinh viên Á đông thông minh hơn. Có thể là những sinh viên này được gia đình ưu tiên cho học hành, khoa bảng trong khi gia đình các sinh viên khác có những ưu tiên khác chẳng hạn.
Trước đây, nhất là thuở còn các nước đi đô hộ và các thuộc địa, ta còn có thể nói là có những dân tộc thông minh – nhất là dân Á đông, nhì là Âu Mỹ và sau cùng là dân Phi châu – nhưng từ hơn 15 năm nay, hai tác giả Herrstein và Murray đã bác hoàn toàn lập luận ấy vì nó thiếu cơ sở khoa học (không có dân tộc nào đã nghiên cứu chỉ số IQ trên một quần thể đủ lớn để khẳng định tính “đại diện” của kết quả chẳng hạn.)
Chỉ số thông minh và giai cấp xã hội

Liên hệ giữa IQ và giai cấp xã hội không cần phải minh chứng nữa : trung bình, ở Tây Âu, con của thợ thuyền có IQ kém hơn con của bác sĩ, kỹ sư khoảng 9 hay 10 điểm.
Chính vì hiện trạng này mà các nhà khoa học “bối rối” về sự trung thực của các trắc nghiệm đo thông minh.
Thật vậy, các trắc nghiệm IQ không phải chỉ đo khả năng trí tuệ của cá nhân mà còn đo khả năng giúp phát triển của môi trường nơi cá nhân này sinh sống. Mặt khác, dù là có cố gắng để bảo đảm tính phi văn hóa (culture free) các trắc nghiệm này được làm nên bởi những nhà khoa học của tầng lớp giai cấp có học của xã hội nên vẫn một phần nào đó, là “con đẻ” của “giai cấp thống trị”, xa vời hơn cho người thuộc giai cấp khác.
Rốt cuộc, cá nhân thuộc giai cấp cao “thành công” dễ dàng hơn khi làm trắc nghiệm chứ không hẳn là họ thông minh hơn.
Thông minh và di truyền

Nhiều người nổi tiếng đã không ngần ngại phát biểu rằng “các con tôi thừa hưởng gen về năng khiếu này nọ như về âm nhạc, về toán, về khả năng đỗ Tiến sĩ, ...  của cha mẹ chúng”.
Ở Mỹ, trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, một số bà mẹ đã “mua” tinh trùng của những người có giải Nobel, làm thụ tinh nhân tạo, để mong con của mình sẽ thông minh. Tội nghiệp cho các ông chồng của những bà này : vô hình trung, họ “bị” vợ xem như là “đần”, bằng cớ là vợ họ tìm tinh trùng của người khác để mang thai. Hơn nữa, được giải Nobel, không có nghĩa là nhà khoa học ấy thông minh mà có thể cái chính là vì họ đã có phương tiện để đi đến nơi đến chốn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Và họ đầy đam mê để vượt khó khăn : cái đam mê nhiều khi cần hơn cả cái thông minh.
Cũng ở Mỹ, hiện nay, các thiếu nữ có chiều cao, đẹp, tóc vàng, có bằng Đại học về Tâm lý, ... thường được đắt khách mua trứng để giúp các bà mẹ vô sinh. Giá cả có khi lên đến mấy vạn đô la cho mỗi trứng.  
Lật tự điển âm nhạc, ta có thể thấy Jean-Sébastien Bach, đại thụ của âm nhạc cổ điển Tây phương của thế kỷ thứ 17, có ba người con cũng là nhạc sĩ đại tài. Mozart cũng là con của một nhạc sư triều đình thời ấy. Như thế là năng khiếu âm nhạc có phải là do di truyền?
Jean-Sébastien có tất cả là 19 đứa con, một phần sáu các con của ông thành nhạc sĩ thì không có gì là vĩ đại.
Hơn nữa, thấm nhuần trong môi trường đầy âm nhạc, trở thành nhạc sĩ trong hoàn cảnh đó, là hấp thụ hay là bẩm sinh? Là nhờ gen hay nhờ học tập và ảnh hưởng hàng ngày? Đó là chưa nói tới yếu tố tâm lý: con cái hay có khuynh hướng bắt chước cha mẹ và xem cha mẹ như những mẫu mực, “lớn lên con sẽ như Ba hay như Mẹ” . Trường phái phân tâm học gọi đó là đi theo mẫu hay mô hình của cha, mẹ.
Bên ta thì nói “cha nào con nấy”. Nhưng cha nào con nấy là nhờ hấp thụ, dạy dỗ hay nhờ di truyền ?
Một số người nghiêng về sinh vật học và chủ trương “thông minh : đúng là di truyền” Jacques Monod, Nobel Y học năm 1965, cũng đã nêu lên tầm quan trọng của cái gen và như vậy khả năng của trẻ đã được sắp đặt và “an bài” từ lúc lọt lòng mẹ.  Thế thì giáo dục sẽ không sửa đổi được gì hết. Như vậy trường học thành gần như vô dụng ?
Cực đoan đối ngược lại, những người thiên về  xã hội và văn hóa – kể cả Jean Jacques Rousseau - đã nói “không đâu, trẻ con sinh ra như một cái bàn phẳng, ta muốn vẽ gì thì vẽ lên”. Thế làm sao giải nghĩa được có trẻ thích học toán, có em lại thích văn chương ?
Có nhóm khác lại nói rằng thông minh là do tác hợp giữa di truyền và môi trường. Phân nửa này, phân nửa kia. Nhưng làm sao dám nói thế khi ta không đo và đếm được ?
Để ngắn gọn, trước nhất, tôi xin kể nghiên cứu của ông Michel Schiff . Ông Schiff theo dõi hơn ba mươi trẻ, xuất thân từ mẹ là giai cấp thợ thuyền, được giới trí thức nhận nuôi trước bốn tháng tuổi : hai mươi năm sau, các cháu có một quá trình đi học y như thể các cháu là con ruột của cha mẹ nuôi (tựu trung, kết quả tốt hơn con của các tầng lớp khác, vào Đại học nhiều hơn chớ không bỏ ra học nghề, ...).
Như vậy vai trò của môi trường có phải là chủ yếu hay không?
Một nhà di truyền học, Albert Jacquard, ví bộ não ta như một cấu trúc có hơn cả triệu tỉ tế bào – một con số với 14 hay 15 số 0 - . Mà vốn liếng di truyền của ta chỉ độ hơn một trăm ngàn – một con số với 5 số 0 - tín hiệu cho cả cơ thể, từ nhóm máu, màu da, chiều cao, ... Như thế làm sao mà di truyền có thể “điều khiển” hay “ra lệnh” một cách hữu hiệu cấu trúc thông minh để truyền lại cho con cái. Chính vì thế, Jacquard quan niệm rằng, khả năng của não, trong đó có thông minh,  thì rất to. Cái khả năng ấy có thành “hiện thực” là nhờ môi trường kích thích cho phát triển, tạo cơ hội, “gây thời thế để ta thành anh hùng” - tiềm năng “ngủ” phải được xã hội “đánh thức” mới phát triển.
Chúng ta được  “cấu tạo sở hữu kiến trúc sẵn để có thể học”,  nói theo François Jacob (cùng giải Nobel năm 1965 với Monod).
Dĩ nhiên, nếu không có tiềm năng sẵn thì môi trường có thuận lợi mấy cũng không làm gì được. Đồng thời, nếu tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thì đại đa số các em đều có  thể thành công trên lĩnh vực trí tuệ. 
Khi thi thể của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein được mổ ra để phân tích vào năm 1955, bộ não của ông khiến người ta thất vọng, bởi hóa ra nó nhỏ hơn đa số não người bình thường chứ không quá to như công chúng vẫn tưởng
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy kích cỡ của não hầu như không liên quan tới trí thông minh của con người. Có vẻ như chất lượng của não quan trọng hơn kích thước.
Newscientist cho biết, khả năng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh là một yếu tố quan trọng. Martijn van den Heuvel, một nhà thần kinh học của Đại học Utrecht tại Hà Lan, phát hiện ra rằng não của những người cực kỳ thông minh có những mạng lưới tế bào thần kinh hiệu quả hơn so với số đông. Nói cách khác, quá trình truyền thông tin từ một tế bào sang tế bào khác trong não người thông minh trải qua ít “thủ tục” hơn so với trong não người bình thường. 
Một nhân tố quan trọng nữa là màng chất béo bao bọc các dây thần kinh. Màng chất béo này quyết định tốc độ lan truyền của tín hiệu trong não. Paul Thompson – một chuyên gia của Đại học California tại Mỹ, đã chứng minh rằng chất lượng của màng chất béo bao bọc dây thần kinh càng cao thì chỉ số thông minh của con người càng lớn và ngược lại.
Chúng ta vẫn chưa biết chính xác vai trò của gene đối với trí thông minh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số thông minh phụ thuộc vào gene theo tỷ lệ từ 40 tới 80%. Tỷ lệ đó có thể tăng theo thời gian vì - theo một nghiên cứu được công bố gần đây - khi con người càng già thì vai trò của gene đối với trí thông minh càng lớn. Nhà khoa học Robert Plomin của Đại học King tại Anh – người đã thực hiện nghiên cứu – theo dõi 11.000 cặp song sinh trong nhiều năm. Ông nhận thấy ở tuổi thứ 9, gene đóng góp 40% vào chỉ số thông minh của người. Nhưng khi chúng ta bước vào tuổi 17, tỷ lệ đó tăng lên tới 2/3. 

Điều đó có ý nghĩa gì? Theo Newscientist, có lẽ gene quyết định cách thức phát triển của não khi con người lớn lên. Nói cách khác, gene có thể giúp chúng ta dự đoán liệu một cá nhân nào đó sẽ chủ động tìm kiếm môi trường thuận lợi cho sự phát triển của não hay không. 

“Nếu chúng ta được sinh ra để trở thành thiên tài, bản năng sẽ thôi thúc chúng ta tìm kiếm môi trường phù hợp để năng khiếu bẩm sinh của chúng ta có thể phát triển”, Thompson giải thích
Vào năm 2001, một công trình của Zicher (nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Gen) đặc biệt là về "Gen thông minh" ( Gene of intelligence). Qua nhiều số liệu thống kê và việc sử dụng bản đồ gen người công bố năm 2000. Nhóm của ông đã xác nhận có sự tồn tại của gen thông minh và thật kì lạ là nó lại tồn tại chủ yếu trên nhiễm sắc thể giới tính X ( xác định giới tính nữ). Từ nghiên cứu này ông đã giải thích được hàng loạt các vần đề khó khăn :

1. Chỉ số IQ của nam và nữ hầu như ngang bằng nhưng phổ thông minh của nam giới lại rộng hơn rất nhiều. Điều này giải thích tại sao có nhiều thiên tài là nam hơn nữ. Và một điều nữa là : nam giới có những người rất thông minh nhưng ngược lại cũng có hàng tá người ngu ngốc nhất. Vì sao ? Nữ ( XX) có một nhiễm sắc thể X mang gen thông minh còn 1 thì thường là không sẽ tác động đến cái còn lại và làm cho nó không có nhiều cơ hội để mà thể hiện tính trạng của mình làm giảm sự thông minh đi. Còn đối với nam (XY) nhiễm sắc thể X và Y không tương tác nên làm cho gen thông minh có cơ hội để mà thể hiện tính trạng của mình  Nam thông minh hơn.
2. Nữ giới là "nhân vật quan trọng nhất" trong việc di truyền gen thông minh cho nhân loại . Các bạn hãy thử sử dụng lý thuyết này để giải thích tại sao nhé ?
Gen thông minh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

Đến nay các nhà khoa học đều thống nhất rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có di truyền và những tác động từ môi trường. Về mặt di truyền, bác sĩ Horst Hameiste, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện các gen thông minh nằm rải rác trên chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X. Như vậy, trong khi người cha chỉ có thể truyền cho con tính cách thì người mẹ lại truyền cho con toàn bộ trí tuệ. Phát hiện này giải thích vì sao các vĩ nhân đều có những bà mẹ rất thông minh.



Gen, đầu to và độ thông minh

Theo các nhà khoa học Úc và Anh, những gen được cho là giúp con người phát triển bộ não to không đóng vai trò quyết định người đó thông minh như thế nào.
Nghiên cứu thứ nhất do Viện nghiên cứu y học Queensland, Australia, thực hiện lần đầu tiên, tìm hiểu mối liên hệ giữa gen, kích cỡ sọ và trí thông minh trong dân số nói chung, cho thấy một bộ não to không hẳn đóng vai trò quyết định người sở hữu nó thông minh như thế nào.
Họ tìm thấy những ai đạt điểm cao trong cuộc kiểm tra trí tuệ không nhất thiết sở hữu những gen tạo nên chiếc đầu to và vốn được cho là tạo trí thông minh. Và những người sở hữu gen tạo thông minh không hẳn là người thông minh nhất hay là người có não to nhất.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 4.395 thiếu niên về kích cỡ hộp sọ và trí thông minh. Họ tìm hiểu các gen ASPM, MCPH1 và CDK5RAP2 - kiểm soát kích cỡ bộ não. Khi bị đột biến, những gen này tạo ra bộ não nhỏ bất thường.
Mọi người đều mang 3 gen trên, nhưng một số người mang những phiên bản ít tiến hoá hơn, còn những người khác lại mang gen tiến hoá hơn. Một số người mang mỗi gen một phiên bản.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán rằng những người có phiên bản gen tiến hoá hơn thì sẽ thông minh hơn và đầu óc to hơn, nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Giáo sư Colin Groves, chuyên gia tiến hoá loài người tại Đại học quốc gia Australia, cho biết não người bắt đầu to ra kể từ tổ tiên cổ đại là Homo habilis. Nhưng đến giờ bộ não của chúng ta đã dừng tăng trưởng và thực tế thu gọn lại.
Trong khi kích thước bộ não có liên quan tới trí thông minh giữa các loài, nhưng nó không phải là trường hợp trong cùng một loài, Groves nói. Và bất chấp sự phát triển của công nghệ tiên tiến, không có bằng chứng gì cho thấy loài người đã thông minh hơn trong 50.000 năm qua.
Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học người Anh dựa trên nguồn gốc tiến hóa của não cũng đưa ra ý kiến rằng một bộ óc lớn không làm cho bạn thông minh hơn.
Tờ Daily Telegraph đưa tin: những nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Wellcome Trust Sanger Institute đã phát hiện ra rằng trong suốt thời gian tiến hóa, sự xử lý phân tử của những xung động thần kinh ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt việc cung cấp nhiều kết nối hơn trong não, cho phép phát triển với những hành vi phức tạp hơn (chứ không phải vì chúng lớn hơn mà thông minh hơn).
Bản nghiên cứu được thực hiện bởi Seth Grant, người đứng đầu chương trình nhận thức về gen tại viện, cùng với những cộng sự của ông tại hai trường đại học Ednburgh và Keele. Ông đã nghi ngờ những kết luận trước đây cho rằng các thành phần cấu thành của hợp chất protein trong những kết nối của dây thần kinh (liên hợp thần kinh) là tương tự như nhau ở hầu hết các loài động vật, và sự tăng số lượng những kết nối này ở các loài động vật lớn cho phép chúng có những suy nghĩ phức tạp hơn.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 600 hợp chất protein có trong những liên hợp thần kinh của loài động vật có vú. Và họ đã tìm ra những sự khác nhau ấn tượng trong các hợp chất protein của những liên hợp thần kinh giữa các loài khác nhau, với chỉ 50% trong số này, được tìm ra ở những liên hợp thần kinh của loài động vật không xương sống, và khoảng 25% là trong những động vật đơn tế bào, những loài không có não bộ.
“Số lượng và sự phức tạp của các hợp chất Protein trong liên hợp thần kinh lúc đầu đã bị đập tan khi những động vật đa tế bào xuất hiện khoảng một vài tỷ năm trước đây. Một đợt đột biến thứ hai đã nảy sinh với sự xuất hiện của những động vật có xương sống, có lẽ là khoảng 500 triệu năm trước," Grant nói.
Kể từ sự tiến hóa của các hợp chất, những khớp thần kinh “lớn” đã xuất hiện trước sự xuất hiện của những bộ não lớn, những sự kiện tiến hóa phân tử này là cần thiết cho việc tiến hóa của não con người, ông khẳng định.
Ông nói, sự tiến hóa phân tử của các khớp thần kinh giống như sự tiến hóa của những con chip máy tính, sự phức tạp càng tăng lên càng cho chúng nhiều năng lượng.
Những liên hợp thần kinh là những chỗ nối giữa những dây thần kinh, nơi mà những tín hiệu điện tử từ một tế bào được truyền qua một loạt những sự chuyển đổi hóa sinh đến các nơi kế tiếp. Tuy nhiên, những liên hợp thần kinh không phải là những mối nối đơn giản. Còn có những bộ xử lý mini sẽ chuyển cho hệ thống dây thần kinh khả năng tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực trí tuệ của con người.

Tồn tại gen làm hạn chế sự thông minh
Trái với giả thuyết trước đây của một số nhà khoa học rằng: tố chất thông minh hay kém thông minh của mỗi cá thể không phụ thuộc vào gen. 
Một nghiên cứu mới đây của các nhà di truyền học thuộc Trường đại học dược Emory - Mỹ vừa chỉ ra rằng: có tồn tại những loại gen có tác động kìm hãm sự thông minh của con người và các loài động vật. Kết luận này được rút ra sau khi các nhà khoa học nghiên cứu gen RGS14 (gen được cho là qui định tính chậm chạp và kém thông minh ở những con chuột thí nghiệm). Sau khi loại bỏ RGS14 ra khỏi hệ gen của những con chuột bị coi là khù khờ này, chúng tỏ ra nhanh nhẹn và thông minh hơn bình thường. Như vậy, rõ ràng là có sự tồn tại loại gen khiến cho não của các loài vật bị hạn chế hoạt động tại một vài vùng nào đó và khiến cho chúng kém thông minh, năng động hơn.
Những con chuột bị loại bỏ gen RGS14 có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết: sau khi loại RGS14, vùng não thuộc não trung tâm hippocampus có tên gọi CA2 được giải phóng và hoạt động tích cực, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp nhận thông tin. RGS14 cũng được tìm thấy ở người và được xác định là loại gen làm hạn chế sự nhanh nhẹn và khả năng ghi nhớ của con người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)