TIN SINH HỌC P14

Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo | Ngày 23/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: TIN SINH HỌC P14 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GEN KHÁNG BỌ HÀ KHOAI LANG CỦA VI KHUẨN Bt
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VÕ VĂN TOÀN
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN T LÂM PHƯƠNG
LỚP: SINH HỌC THỰC NGHIỆM – K13
GIỚI THIỆU VỀ KHOAI LANG LỆ CẦN
Khoai lang Lệ Cần là đặc sản của vùng Lệ Cần, xã Tân Bình, Đắk Đoa, Gia Lai. Khoai lang Lệ Cần có thân dây to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy màu nâu tím, củ màu đỏ, dài, thuôn. Ruột có màu vàng nghệ nên khi luộc bở vàng ươm, ăn ngọt lịm và bùi. Đặc biệt, giống khoai này chỉ trồng ở vùng Lệ Cần mới có đủ đặc điểm trên. Nếu đem giống đó trồng nơi khác thì bề ngoài tuy giống khoai Lệ Cần, nhưng ruột không có màu vàng và không ngọt, phẩm chất củ giảm rõ rệt. Qua phân tích mẫu đất tại khu vực xã Tân Bình cho thấy, một số mẫu ở vùng Lệ Cần có hàm lượng vi lượng cao hơn khu vực khác, đặc biệt là các nguyên tố Mn, Bo, nhờ đó khoai lang mới có chất lượng thơm, ngon
BỌ HÀ GÂY HẠI CHO KHOAI LANG
Bọ hà, sùng khoai lang (Cylas formicarius sp) là loài côn trùng gây thiệt hại lớn trong sản xuất khoai lang đặc biệt là ở những vùng khô hạn hoặc chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô ở các tỉnh phía Nam..
            Cách gây hại: Bọ hà gây hại cho cây khoai lang bằng cách ăn biểu bì của thân, lá và đục phá ruột củ. Khi cây khoai chưa có củ thì bọ sống trong thân cây (dây khoai), với mật số không cao. Khi củ bắt đầu hình thành chúng sinh sản rất nhanh và chuyển sang phá hại củ, nhất là những củ có một phần lộ lên khỏi mặt đất hoặc nằm sát mặt đất. Con ấu trùng đục vào trong củ thành những đường hầm, rồi nằm ăn chất dinh dưỡng và thải phân ngay trong đó. Bọ tiếp tục đục phá củ trong thời gian tồn trữ, làm ruột củ có mầu xanh vàng, xanh đen, mùi cay nồng, vị đắng không thể ăn hoặc làm thức ăn cho vật nuôi.

GEN CRY TRONG CHỦNG Bt
sự tồn tại gen Cry trong các chủng Bt phân lập, sử dụng kỹ thuật PCR với các cặp mồi được thiết kế từ gen Cry1 (mã hoá protein diệt côn trùng bộ cánh vẩy), gen Cry 3 (mã hoá protein diệt côn trùng cánh cứng) và Cry4 (mã hoá protein diệt côn trùng hai cánh). Các chủng Bt mang gen Cry nào thì ADN của chúng bắt cặp với cặp mồi đặc hiệu với gen đó.
Cho tới nay có hàng trăm gen Cry đã được công bố, tuy nhiên hầu hết mối quan tâm đều tập trung vào nhóm gen Cry1 , Cry 3 , Cry4. Các chủng mang gen Cry 1 sẽ nhận được sản phẩm PCR: 490bp và 980bp; các chủng mang gen Cry 4 sẽ nhận được sản phẩm PCR: 690bp và 1290bp còn các chủng mang gen Cry 3 sẽ nhận được sản phẩm PCR: 649bp và 1060bp.
CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
Tại Viện Công nghệ sinh học, hướng nghiên cứu các giống cây trồng GM đã được đẩy mạnh ngay từ cuối những năm 1990. Các cán bộ của viện đã tiến hành thu nhập và phân lập được nhiều nguồn gen quý có giá trị nông nghiệp như gen chịu hạn, lạnh ở lúa: gen cry, gen mã hóa protein bất hoạt hoá ribosome (RIP) ở cây mướp đắng và gen mã hoá a-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt côn trùng; gen kháng bọ hà khoai lang của vi khuẩn Bt; gen mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ…
TRÌNH TỰ NUCLEOTIT CỦA GENE CRY CỦA VK Bt
CẤU TRÚC GENE CRY CỦA VI KHUẨN Bt
TRÌNH TỰ AXIT AMIN TRONG PROTEIN
TRÌNH TỰ TƯƠNG ĐỒNG DNA
TRÌNH TỰ TƯƠNG ĐỒNG PROTÊIN
KHUNG ĐỌC MỞ ORF VỚI TRÌNH TỰ NUCLEOTIT
SO SÁNH TRÌNH TỰ TƯƠNG ĐỒNG TRÊN CLUSTALX
KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)