Tin học trẻ không chuyên toàn quốc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày 10/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tin học trẻ không chuyên toàn quốc thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

Đề thi tin học trẻ không chuyên Toàn quốc lần thứ VII 2001
Bảng A – Dành cho học sinh Tiểu học
Bài A1: Ô chữ
Em hãy đoán nhận các thuật ngữ trong ô chữ và ghi vào tệp văn bản có tên A1 với phần mở rộng mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản đã sử dụng.
Mỗi thuật ngữ tìm được trên hàng ngang được viết trên một dòng.





?
?
?
?





?
?
?
?
?
?
?



?
?
?
?
?







?
?
?
?


?
?
?
?
?
?







?
?
?








?
?
?




?
?
?
?
?
?
?



Dòng cuối cùng là thuật ngữ tìm được trên hàng dọc (Không cần vẽ lại hình)
Ngang
Chứa dữ liệu và ghi trên đĩa;
Một hệ điều hành thông dụng;
Lệnh dùng để cài đặt phần mềm;
Chức năng soạn thảo;
Tên một phím chèn dữ liệu;
Tên một phím kết thúc;
Tên một phím thoát khỏi một thao tác;
Một đối tượng thường dùng khi làm việc với đồ hoạ.

Dọc
9. Mạng máy tính toàn cầu.
Bài A2: Bảo vệ mội trường
Em hãy sử dụng phần mềm đồ hoạ để vẽ một bức tranh vận động các bạn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Tệp được lưu trữ có tên A2 với phần mở rộng mặc định của phần mềm đã sử dụng.
Bài A3: Dãy số kì lạ
Em hãy quan sát thật kĩ dãy số sau. Chúng được tạo ra không phải ngẫu nhiên mà theo một quy luật nhất định. Dựa trên quy luật mà em đã tìm ra, hãy chỉ ra hai số liên tiếp của dãy này.
1 2 3 6 11 20 37 68 ? ?
Em hãy trình bày lời giải của mình trong tệp văn bản có tên A3 với phần mở rộng mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản đã sử dụng.
Dòng đầu tiên em ghi hai số tìm được.
Tiếp theo em mô tả quy luật của dãy số trên. Chỉ cần mô tả đúng quy luật tạo ra dãy số mà không cần nêu vì sao lại tìm ra quy luật này.
Bài A4: Tàu vũ trụ thời gian
Hình vẽ dưới đây mô tả một không gian vũ trụ. Trên một tàu vũ trụ đặc biệt, em sẽ xuất phát từ vị trí trái dưới, bắt đầu năm 2001 và kết thúc tại vị trí góc phải trên. Đường đi của tàu phải theo mũi tên trên hình vẽ. Khi đi qua các ô tròn có ghi số, thời gian của em sẽ được cộng thêm giá trị của chính số này. Nếu đi qua các ô không ghi số, thời gian của em sẽ bị trừ đi 10 năm.


























Hỏi rằng để đi tới đích (vị trí góc phải trên), thời gian của em (tính bằng năm) sẽ có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
Lời giải được ghi trong một tệp văn bản có tên chính là A4 với phần mở rộng mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản đã sử dụng. Trong tập này chỉ ghi duy nhất một con số là số năm em đạt được theo cách đi của mình.
(Theo tạp chí Tin học & Nhà trường)


Đáp án:
Bài A1. Giải đáp ô chữ
FILE
WINDOWS
SETUP
EDIT
INSERT
END
ESC
TEXTBOX
INTERNET
Bài A3. Dãy số kì lạ
Dãy số tựa Fibonacci: số tiếp theo bằng tổng của 3 số trước (trong đó: F(1) :=1; F(2) :=2; F(3) :=3).
Do đó, hai số tiếp theo của dãy là: 125, 230.
Bài A4. Thời gian để đi tới đích đạt giá trị lớn nhất là 57 năm.
(15-10+17+15+13-10+15-10+12)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)