Tin học: Tin học & giáo án điện tử
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 18/03/2024 |
13
Chia sẻ tài liệu: Tin học: Tin học & giáo án điện tử thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
Hướng dẫn làm giáo án điện tử & KT tin học
Lời nói đầu
Để làm nên một bài giảng điện tử đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức cơ bản về tin học, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng sử dụng các công cụ để tạo nên các bài giảng, giáo án điện tử. Tài liệu này được biên soạn nhằm giúp quý thầy cô có kỹ năng cần thiết để tạo ra các bài giảng điện tử có chất lượng với phần mềm soạn thảo trình chiếu MS PowerPoint cùng với các phần mềm hỗ trợ khác.
Tài liệu này sẽ tiếp tục được cập nhật các kỹ thuật mới, giới thiệu các công cụ hữu ích cho công tác soạn bài giảng điện tử trong các phiên bản tiếp theo. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để ebook này ngày càng hoàn thiện hơn.
Quảng Ngãi, 04/2008 Tác giả
Trần Quang Hải
(Phiên bản 2.6)
Designed by CHM Master
Email: [email protected]
Bài 1
THAO TÁC CƠ BẢN
1. Khởi động PowerPoint:
Cách 1: Start - Programs - Microsoft Office - Microsoft Office PowerPoint 2003.
Cách 2: Start - Run: powerpnt. Enter
2. Tạo mới một trình chiếu (Presentation):
Cách 1: File - New.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
Ngay sau đó vùng tác nghiệp (Task Pane) sẽ hiện ra ở bên phải màn hình Powerpoint cho phép bạn lựa chọn 1 trong các cách tạo mới một trình chiếu (presentation).
* Blank presentation: Tạo mới một trình chiếu trống hoàn toàn, không có định dạng, không có nội dung sẵn có ...
* From design template: Tạo một trình chiếu từ các mẫu có sẵn do Microsoft cung cấp, các mẫu này bạn cũng có thể tải về tự mạng Internet hoặc tự thiết kế theo ý mình.
* From AutoContent wizard..: Tạo một trình chiếu theo mẫu nội dung có sẵn.
* From existing presentation...: Tạo một trình chiếu từ các trình chiếu đã có nội dung sẵn trước đó
* Photo album: Tạo một trình diễn bằng ảnh.
3. Lưu một trình chiếu:
Cách 1: Vào File - Save.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
Mặc định, trong hầu hết các trường hợp file trình chiếu của bạn sẽ được lưu vào My Documents (thư mục dành riêng cho người sử dụng - có trên mọi máy). bạn có thể chọn một thư mục khác, ổ đĩa khác để lưu tùy theo nhu cầu sử dụng.
Gõ tên tài liệu vào mục filename, tên tài liệu nên gõ bằng tiếng Việt không dấu, không khoảng trắng (hoặc dùng dấu gạch dưới _ thay khoảng trắng). Nhấn nút Save để kết thúc thao tác lưu.
bạn nên lưu tài liệu ngay khi mới bắt đầu thực hiện bài trình chiếu của mình để tránh sự cố mất điện làm mất tài liệu của bạn. Sau khi thực hiện thao tác lưu, trong quá trình soạn thảo bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc nhấn vào nút trên thanh công cụ.
Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng các phần mềm soạn thảo nói chung và phần mềm PowerPoint bạn phải cân nhắc khi lưu mà xuất hiện thông báo như hình bên dưới. Thông báo này cảnh báo cho bạn biết bạn đang lưu nội dung đang soạn thảo đè lên một tập tin trình chiếu khác. Chọn Yes thì nội dung mới sẽ thay thế hoàn toàn nội dung cũ, vì vậy bạn phải cân nhắc thật kỹ thi thấy xuất hiện cảnh báo này.
4. Mở một trình chiếu:
Trong quá trình giảng dạy bạn phải thường xuyên chỉnh sửa bài giảng của mình ngày càng hoàn thiện để nên thao tác mở trình chiếu là bắt buộc bạn phải thường xuyên thực hiện.
Trước tiên bạn phải xác định nơi lưu tài liệu của mình (ở thư mục nào, ổ đĩa nào, tên gì) để mở tài liệu được nhanh hơn.
Cách 1: Mở trình duyệt file Windows Explorer, nhấn đúp vào tập tin trình chiếu cần mở, file trình chiếu có phần mở rộng là .ppt, biểu tượng . Trong một số trường hợp nếu tên tập tin trình chiếu có tiếng Việt có dấu khi bạn sử dụng cách này sẽ xuất hiện lỗi. Vì vậy khi lưu một trình chiếu nên lưu bằng tiếng Việt không dấu để khi mở ra dễ dàng hơn.
Cách 2: Khởi động PowerPoint, vào File - Open. Chọn đường dẫn tập tin trình chiếu với sự trợ giúp của hộp thoại Open. Nhấn đúp vào tập tin trình chiếu hoặc kích chọn
Cách 3: Khởi động PowerPoint, nhấn tổ hợp phím Ctrl + O. Dùng hộp thoại để mở tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)